Một sự thật lẽ ra tôi nên biết sớm, nhưng tới tận tuổi 30 mới biết thì đã muộn: Đừng đưa tiền cho bố mẹ kẻo có ngày trắng tay!

Nên gửi biếu bố mẹ bao nhiêu tiền, biếu như thế nào, đưa tiền vào lúc nào, để khi đưa thì bạn thấy vui, bố mẹ bạn cảm động trước số tiền bạn nhận được, cả gia đình đều vui vẻ?Trên mạng, có người đặt ra câu hỏi rằng: Người lớn có nên đưa tiền cho bố mẹ sau khi đi làm?Con cái hiếu thảo với cha mẹ là điều đương nhiên. Nhưng nên đưa bao nhiêu tiền, đưa như thế nào, đưa vào lúc nào, để khi đưa thì bạn thấy vui, bố mẹ bạn cảm động trước số tiền bạn nhận được, cả gia đình đều vui vẻ?

Sự thật mà ở tuổi 30 tôi mới hiểu: Đừng đưa tiền cho bố mẹ - Ảnh 1.


01

Đối với những gia đình có thu nhập trung bình, bình thường, không nên đưa tiền cho bố mẹ

Kinh tế của bạn ở mức trung bình. Cha mẹ không có lương hưu, không có việc làm ổn định, kiếm sống bằng những công việc lặt vặt. Nhưng bố mẹ vẫn còn trẻ và sức khỏe tốt. Đối với một gia đình như vậy, không nên đưa tiền cho bố mẹ hàng tháng, tốt nhất nên đưa tiền sáu tháng một lần hoặc mỗi năm một lầnBạn đưa 1-2 triệu mỗi tháng, nó sẽ không thực sự làm cho gia đình trở nên giàu có. Nó cũng sẽ khiến cha mẹ cảm thấy mình có thu nhập cố định hàng tháng, điều này sẽ dẫn đến sự lười biếng, trì hoãn, không chủ động trong công việc, thậm chí không đi làm, không cầu tiến, chỉ an phận hưởng thụ.

Điểm mấu chốt là ba mẹ vẫn còn trẻ, còn xa mới đến tuổi nghỉ hưu. Nếu không tiết kiệm tiền lương hưu cho mình, họ sẽ có tâm lý trông chờ con cái chu cấp. Điều này không chỉ khiến kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn mà còn làm ảnh hưởng tới con cái.

Nếu chỉ đưa 1-2 triệu đồng một tháng, rất có thể cha mẹ sẽ cảm thấy số tiền đó quá ít ỏi! Nhưng nếu bạn tiết kiệm 1-2 triệu mỗi tháng và đưa luôn 12-24 triệu vào cuối năm, bố mẹ bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đưa họ nhiều, kiếm tiền không dễ nhưng bạn vẫn luôn để ra một số tiền cho họ.Nó không chỉ cho thấy lòng hiếu thảo của bạn còn khiến ba mẹ cảm thấy con mình là đứa có triển vọng. Cha mẹ cũng có động lực để làm việc những lúc bình thường. Vì vậy, bình thường, hạn chế đưa tiền cho bố mẹ. Số tiền ít ỏi đó chỉ là giọt nước trong ao và không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề thực sự nào.Sự thật mà ở tuổi 30 tôi mới hiểu: Đừng đưa tiền cho bố mẹ - Ảnh 2.
02

Không nên đưa thẻ lương cho bố mẹ

Nếu bạn là con cả trong gia đình và là người duy nhất đi làm, các em còn lại vẫn đang đi học, vậy thì đừng đưa quá nhiều tiền cho bố mẹ.

Tiền của bạn trở thành tiền của gia đình bạn. Mọi người trong gia đình đều có thể sử dụng tiền ngoại trừ chính bạn.

Vốn dĩ đưa tiền cho bố mẹ với sự tin tưởng và vui vẻ, việc dùng tiền để mua thứ gì đó cho gia đình cũng không thành vấn đề. Nhưng nếu bố mẹ không thừa nhận đó là tiền của bạn, họ sẽ lấy toàn bộ số tiền bạn kiếm được sau bao gian khổ, vất vả gần 10 năm làm của riêng mình và đưa cho các em bạn, trường hợp như vậy không phải chưa từng xảy ra.

Đừng để tiền bạc trở thành nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rạn nứt. Tự giữ lấy cả thẻ lương và tiền. Trong các dịp lễ tết, chỉ cần mua đồ đạc trong nhà, đưa tiền cho bố mẹ, mua quà cho bố mẹ, các em, vậy là đủ.

Vậy nếu trong gia đình có nhiều anh chị em đi làm, một số đã lập gia đình thì nên đưa ra sao?Vậy thì ngồi lại cùng bàn bạc. Thông thường anh chị cả sẽ là người lên tiếng, nếu những thành viên khác trong gia đình làm theo, vậy thì cứ vậy mà làm.

Sự thật mà ở tuổi 30 tôi mới hiểu: Đừng đưa tiền cho bố mẹ - Ảnh 3.

03

 

Khiêm tốn, không khoe khoang, hiếu thảo trong khả năng của mình

Ngay cả với cha mẹ, tài sản cũng không nên giải thích quá rõ ràng. Nếu bạn có nhiều tiền mà để bố mẹ biết thì dù bạn có cho họ bao nhiêu đi chăng nữa, họ cũng sẽ cho rằng số tiền đó là ít ỏi. Nếu bạn đo lường mọi thứ bằng tiền thì sớm muộn gì mối quan hệ gia đình của bạn cũng sẽ cạn kiệt.

Đừng thường xuyên đưa tiền cho bố mẹ, nếu cho quá nhiều và quá thường xuyên, nó sẽ trở thành chuyện đương nhiên. Khi một ngày nào đó họ bỗng nhiên không nhận được tiền, bạn sẽ bị phàn nàn.

Đối với cha mẹ, khi gặp việc cấp bách khó khăn thì cần đưa tiền, hiếu thảo trong những ngày nghỉ lễ cũng là điều nên làm. Nếu còn khả năng thì cuối năm biếu cha mẹ thêm một khoản.

Đừng đưa tiền một cách miễn cưỡng chỉ để thỏa mãn sự phù phiếm của gia đình bạn. Nếu có khả năng thì hãy cho nhiều hơn, nếu không thì có thể dừng lại.

Hãy hành động trong khả năng của mình, đảm bảo cuộc sống của chính mình trước rồi hiếu thảo với cha mẹ, như vậy thì cả người cho và người nhận đều được hạnh phúc.

Đừng coi việc “thường xuyên đưa tiền cho cha mẹ” là một mục tiêu quá cứng nhắc. Bởi mọi sự bất mãn, căng thẳng theo thời gian sẽ bị khuếch đại, biến điều tốt thành điều xấu, trái với ý nghĩa ban đầu của lòng hiếu thảo.