Home Blog Page 2

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

0

1. Căn cứ pháp lý về thừa kế khi không có di chúc

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

Theo Bộ luật Dân sự 2015, nếu người mất không để lại di chúc, di sản của họ sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể là theo hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ/chồng, cha mẹ ruột, con ruột của người mất.
  • Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người mất; cháu ruột gọi người mất là ông/bà.
  • Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người mất; chắt ruột gọi người mất là cụ.

Người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.

2. Điều kiện để sang tên sổ đỏ khi không có di chúc

Để sang tên sổ đỏ trong trường hợp không có di chúc, những người thừa kế cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định hàng thừa kế và lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản

  • Tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có) phải thống nhất về việc phân chia tài sản.
  • Nếu có tranh chấp, cần giải quyết tại tòa án để có quyết định phân chia di sản.
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cần được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ sang tên sổ đỏ

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký biến động đất đai (theo mẫu).
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…).
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc bản án/quyết định của tòa án (nếu có tranh chấp).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bản gốc.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có thửa đất. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan này sẽ xem xét và giải quyết thủ tục theo quy định.

Bước 4: Đóng thuế, lệ phí và nhận sổ đỏ mới

Người thừa kế có thể phải đóng các khoản thuế, phí sau:

  • Thuế thu nhập cá nhân (nếu không thuộc diện miễn giảm theo quy định).
  • Lệ phí trước bạ.
  • Phí thẩm định hồ sơ, phí cấp đổi sổ đỏ.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ quan đăng ký đất đai sẽ cấp sổ đỏ mang tên người thừa kế.

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?

3. Một số lưu ý quan trọng

  • Nếu một trong những người thừa kế không đồng ý ký vào văn bản thỏa thuận, việc phân chia di sản phải do tòa án giải quyết.
  • Nếu đất có nguồn gốc chung với nhiều người khác (đồng sở hữu), cần có sự thống nhất của các đồng sở hữu trước khi sang tên.
  • Nếu di sản chưa được chia nhưng đã có người sử dụng hoặc bán phần đất đó, những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án can thiệp.

Người mất không để lại di chúc vẫn có thể sang tên sổ đỏ nếu những người thừa kế thực hiện đúng quy trình pháp lý. Quan trọng nhất là cần có sự thống nhất giữa các đồng thừa kế để tránh tranh chấp, giúp việc sang tên diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?

0

Đất được chuyển nhượng trước ngày 1/8

Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?
Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?

Đối với các trường hợp giao dịch trước ngày 1/8 sẽ có 2 trường hợp là thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận và thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ nhất là trường hợp mua bán đất chưa được cấp sổ đỏ.

Khoản 5 Điều 137 Luật Đất đai 2024 quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất, nhưng đến trước ngày 1/8 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu đã chuyển nhượng trên thực tế (một bên trả tiền, bên còn lại giao đất nhưng chưa sang tên) thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất mà phải thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lần đầu không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng, văn bản chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Trường hợp đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng bằng giấy viết tay mà muốn được cấp giấy chứng nhận thì người nhận chuyển nhượng phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục được quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 101/2024.

Thứ hai là mua bán đất đã được cấp sổ đỏ.

Khoản 2 Điều 42 Nghị định 101/2024 quy định trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 1/8 mà bên nhận chuyển nhượng chỉ có giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển nhượng theo quy định thì người nhận chuyển nhượng nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có để có giấy chứng nhận mới.

Nhiều người lo lắng những mảnh đất giao dịch bằng giấy viết tay sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thực tế, có 2 trường hợp giao dịch và cách xử lý khác nhau.

Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?
Từ 1/7/2025: Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ không?

Đất được chuyển nhượng từ ngày 1/8 đến nay

Khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Theo đó, chỉ trừ trường hợp một hoặc các bên chuyển nhượng là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản mới không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Mặc dù vậy, Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đối với các hợp đồng không công chứng hoặc chứng thực nhưng một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng.

Tuy nhiên, việc yêu cầu tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng không công chứng hoặc chứng thực có hiệu lực mất nhiều thời gian và phức tạp hơn việc các bên thực hiện công chứng hoặc chứng thực. Mặt khác, việc không công chứng hợp đồng có rủi ro lớn về tranh chấp pháp lý.

Vì vậy, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay chỉ có hiệu lực nếu thời điểm chuyển nhượng diễn ra trước ngày 1/8.

Tại sao khi xây nhà mới gia chủ hay gặp hạn?

0

Xây nhà mới gia chủ hay gặp hạn? Khôпg phải пgẫu пhiên mà lại có thôпg tin lan truyền troпg пhan gian пhư vậy
Từ thời xa xưa ông bà có câu “ Xây nhà hay gặp nạn”, ta vẫn thường nghe được ở đâu đó. Không phải hiển nhiên có câu nói đó, nó được đúc kết từ kinh nghiệm cha ông. Chính đó cũng là nỗi lo của nhiều gia chủ khi động thổ làm nhà.

Tuy nhiên vẫn có nhiều người cho rằng không tin vào điều này, suy nghĩ lại cũng không phải không có căn cứ để ông cha nói như vậy. Sự thật hiện tượng Xây nhà hay gặp nạn như thế nào, cùng nhau tìm hiểu nhé.

Hạn xây nhà mới là thế nào?
Hạn khi làm nhà có thể hiểu một cách đơn giản, trong khi hoặc sau khi xây nhà gia chủ, những người thân trong nhà gặp phải những xui xẻo, rủi ro. Công việc làm ăn không thuận lợi, tình cảm vợ chồng trục trặc, bệnh tật liên miên, thậm chí cũng có trường hợp mất mạng…

Hạn xây nhà mới
Những nạn thường gặp khi xây nhà mới
Xây nhà trên đất “chủ cũ” mà chưa xin phép
“Chủ cũ” ở đây có thể là người chủ đất đầu tiên, đó là người đi khai hoang vùng đất của bạn. Ngoài ra, có thể là ông bà tổ tiên, những người mà trước đó đã sinh sống trên mảnh đất này. Sau khi chủ cũ mất đi, được chôn cất sau vườn. Linh hồn của họ vẫn ở lại mảnh đất này để cai quản khu đất như đang còn sống.

Trường hợp khác, là mảnh đất chuẩn bị xây nhà nằm trên khu vực nghĩa địa đã bị lấp đi để lấy đất xây nhà. Mà bản thân người mua đất lại đôi khi không hề biết điều đó. Ở các trường hợp trên có thể nói: gia chủ đã xâm phạm đến người đã khuất. Giống như nhà mình đang ở mà có người lạ vào mà chưa có sự xin phép. Đặc biệt với trường hợp đất trên khu nghĩa địa, Khi thực hiện “giải phóng mặt bằng” không được ổn thỏa dung hòa thì người sống khó mà yên lòng.Chính vì thế mà những người “chủ cũ” có thể gây khó dễ cho mọi người trong gia đình đặc biệt là chủ nhà, nhẹ thì ốm đau bệnh tật, nặng thì mất mạng. Đây là trường hợp phổ biến khi nói đến gặp nạn khi xây nhà

Không hợp tuổi để xây
Lý do thường gặp nếu bạn xem phong thủy, hơn hết dẫn đến gặp hạn không mong muốn. Xét theo phương diện phong thủy, bước đầu làm nhà sẽ xem tuổi và cung mệnh của gia chủ. Nếu không may năm đó, tuổi của gia chủ bị vướng vào một trong 3 đại hạn lớn: Kim Lâu – Tam Tai – Hoang Ốc, thì sẽ hoãn lại ý định làm nhà lại.

Do trường năng lượng xung khắc
Xây nhà trên mảnh đất mà trước đó là nghĩa địa, âm khí xung quanh nhà luôn nặng nề. Điều này làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe gia đình, khi xây nhà ở, âm dương không được cân bằng.

Chưa kể đến trường hợp, năng lượng của mảnh đất không hợp với chủ nhân mới. Khi đó, sức khỏe vốn đã yếu lại càng dễ ốm đau hơn, đặc biệt người già, trẻ nhỏ, người đang bị bệnh.

Chủ đầu tư không có kinh nghiệm
Trường hợp thực tế nhất, do kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật không có kinh nghiệm. Dẫn đến nhà ở sẽ không đảm bảo các yếu tố cấu trúc kỹ thuật, kết cấu. Nguyên vật liệu bị cắt xén, không phù hợp, kém an toàn, khả năng chịu tải thấp. Điều này có thể khiến cả gia đình gặp phải nguy hiểm lớn khi sống trong đó.

Thêm trường hợp, khi xây nhà chủ quan, không chú ý quan tâm an toàn lao động cho bản thân. Vì thế khó tránh khỏi bị ngã, trượt , rơi từ trên xuống… Và rủi ro lúc đang xây nhà gặp này thì đều xếp vào hạn do làm nhà.

Nạn xây nhà mới kéo dài bao lâu?
Thông thường nạn làm nhà sẽ chỉ kéo dài khoảng 3 năm thì hết, tính từ thời điểm bắt đầu làm nhà. Theo quan niệm của ông bà và phong thủy nếu cố ý xây vào thời gian này, gia chủ sẽ dẫn đến những điều xui xẻo, không may.

Hạn khi xây nhà
Lý do khi xây nhà cần đảm bảo 2 yếu tố quan trọng: tuổi và hướng nhà để việc xây dựng thuận phong thủy. Xét tuổi của gia chủ cần chú ý phân tích các yếu tố như: Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc.

Cách hóa giải xây nhà mới hay gặp nạn
Thông thường hạn Tam Tai kéo dài 3 năm. Trong thời gian bị hạn này gia chủ không nên làm nhà. Tuy nhiên, nếu trường hợp gấp rút muốn hoàn thành, chúng ta vẫn có cách để tránh gặp nạn khi xây nhà.

Đối với nạn do không hợp tuổi, gia chủ có thể mượn người thân tuổi hợp làm nhà. Người được mượn tuổi sẽ thay thế chủ nhà động thổ, cúng bái tổ tiên, làm lễ nhập trạch,.Và bán lại nhà cho bạn. Cách này khá hay, có thể tránh được điều không may. Lại không trì hoãn tiến độ thi công, hoàn thiện.
Còn đối với các trường hợp gặp nạn làm nhà khác, như chưa xin phép chủ cũ. Gia chủ nên nhờ thầy phong thủy xem hướng giải quyết phù hợp. Trường hợp này sau khi đồng ý, gia chủ có thể tránh được những rủi ro không đáng có.
Nếu nguyên nhân từ việc không tuân thủ an toàn lao động, kỹ thuật xây dựng mà chẳng may nhà sập, chủ quan, rơi, ngã. Thì đó không phải là gặp nạn mà lỗi một phần do gia chủ.
Vì thế, đồng ý với quan điểm nhiều chuyên gia phong thủy, quan trọng nhất khi làm nhà vẫn cần đội ngũ tư vấn thiết kế, thi công. Đảm bảo an toàn hạng mục, thông số về kỹ thuật, vật liệu xây dựng sử dụng phải chắc chắn, an toàn.

Tuy trường hợp gặp vận hạn khi xây nhà mới khiến gia chủ vô cùng lo âu, nhưng chỉ cần làm đúng theo hóa giải về mặt phong thủy, tâm linh, khoa học đúng cách thì chuyện rủi ro sẽ rất khó xảy ra. Gia chủ hãy tìm hiểu thêm và phong thuỷ để hạn chế những rủi ro và giúp việc xây nhà mới được diễn ra thuận lợi hơn.

Dùng sổ đỏ tên người khác có thế chấp vay ngân hàng được không? Nắm lấy để dùng khi cần thiết

0

Luất thế chấp nhà, đất là gì?

Theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Cũng theo Điều 105 và Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản, quyền tài sản; khi đủ điều kiện sẽ được thế chấp. Như vậy, thế chấp nhà, đất là một dạng thế chấp tài sản.

Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định điều kiện của bên thế chấp phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.

Trường hợp dùng sổ đỏ tên người khác có vay vốn được ngân hàng
Trường hợp dùng sổ đỏ tên người khác có vay vốn được ngân hàng

Căn cứ các quy định trên, 2 trường hợp có thể mượn sổ đỏ của người khác vay thế chấp.

Thứ nhất, hợp đồng thế chấp nhà, đất do người đứng tên giấy chứng nhận ký kết trực tiếp với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác – Thực chất đây là việc người có nhà, đất thế chấp nhà, đất của mình và khi nhận được tiền thì lấy tiền cho người nhờ đi thế chấp vay.

Thứ hai, hợp đồng thế chấp được người mượn sổ đỏ ký tên nhưng phải được người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở ủy quyền bằng văn bản – Thực chất đây là thực hiện công việc được ủy quyền, hay nói cách khác là thực hiện thay người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở.

Trường hợp không đủ điều kiện thế chấp vay vốn

Không đáp ứng điều kiện chung để vay thế chấpTheo khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024), người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp:

Sổ đỏ tên người khác có thể vay vốn ngân hàng được không?
Sổ đỏ tên người khác có thể vay vốn ngân hàng được không?

Thừa kế quyền sử dụng đất.

Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thực hiện chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

– Đất không có tranh chấp hoặc có nhưng đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa hoặc phán quyết của Trọng tài… đã có hiệu lực pháp luật.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên… để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

– Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Như vậy, nếu thiếu một trong 05 điều kiện trên thì người sử dụng đất không đủ điều kiện thế chấp.

Sang năm 2025, có 3 mốc thời gian cần sang tên Sổ đỏ người dân cần nắm rõ

0

Năm 2025, khi chuyển nhượng nhà đất, các bên cần phải lưu ý 03 mốc thời gian thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ.

03 mốc thời gian cần nhớ sau khi sang tên Sổ đỏ năm 2025

Căn cứ điểm a khoản 1 thuộc Điều 133 Luật Đất đai năm 2024, đối với thửa đất đã có Giấy chứng nhận mà phát sinh chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là chuyển nhượng nhà đất) thì phải đăng ký biến động (đăng ký sang tên).

Khoản 3 Điều 133 thuộc Luật Đất đai năm 2024 quy định, khi chuyển nhượng nhà đất, những người sử dụng đất phải đăng ký sang tên trong thời hạn không quá 30 ngày tính từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực. Trường hợp thi hành án thì thời hạn đăng ký biến động này được tính từ ngày bàn giao tài sản thi hành án, tài sản bán đấu giá.

Đối với trường hợp thừa kế về quyền sử dụng đất, thời hạn đăng ký biến động sẽ được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế tuân theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc tính từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Dưới đây là 03 mốc thời gian người dân cần nhớ khi sang tên sổ đỏ:

+ Thời hạn khai, nộp thuế TNCN

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Căn cứ khoản 5 Điều 21 thuộc Thông tư 92/2015/TT-BTC, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất như sau:

Nếu như hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì người nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

Nếu hợp đồng chuyển nhượng đã có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế sẽ chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký sang tên.

– Thời hạn nộp thuế: Là thời hạn được ghi trên Thông báo nộp thuế của cơ quan thuế

+ Thời hạn khai, nộp lệ phí trước bạ

– Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ sẽ cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký sang tên.

– Thời hạn nộp lệ phí trước bạ sẽ tối đa là 30 ngày kể từ ngày ký thông báo về nộp lệ phí trước bạ của cơ quan thuế.

+ Thời gian thực hiện hoàn tất thủ tục sang tên Sổ đỏ

sang-ten-so-do-4

Căn cứ khoản 2 Điều 22 thuộc Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thời gian mà cơ quan đăng ký đất đai thực hiện thủ tục đăng ký sang tên khi tiến hành chuyển nhượng, tặng cho nhà đất là không quá 10 ngày, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ; hoặc sẽ không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn, hay ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên sẽ không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; và cũng không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã và thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Ngoài ra, cũng không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất mà có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Hồ sơ, thủ tục làm Sổ đỏ online từ 01/8/2024

0
Việc làm Sổ đỏ online giúp người dân tiết kiệm nhiều hơn thời gian và chi phí hơn so với trước đây. Hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu thêm về hồ sơ và thủ tục làm Sổ đỏ online từ 01/8/2024 như thế nào ngay trong bài viết dưới đây.

làm Sổ đỏ online

1. Hồ sơ, thủ tục làm Sổ đỏ lần đầu online từ 01/8/2024

1.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu online là các văn bản điện tử, dữ liệu điện tử đã được xác thực thể hiện đầy đủ các giấy tờ sau:

* Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình/cá nhân/cộng đồng dân cư:

– Đơn đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất (Mẫu số 04/ĐK)

– Một trong các loại giấy tờ quy định tại các Điều 137; khoản 1, khoản 5 Điều 148; khoản 1, khoản 5 Điều 149; Điều 137 Luật Đất đai 2024; sơ đồ nhà ở; công trình xây dựng (nếu có).

– Trường hợp được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp Sổ: Giấy tờ chứng minh việc được nhận thừa kế.

– Giấy tờ về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất và giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật Đất đai 2024.

– Giấy tờ chứng minh việc giao đất không đúng thẩm quyền hoặc giấy tờ mua, hóa giá… nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất (nếu có)

– Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Giấy tờ liên quan tới xử phạt.

– Hợp đồng/văn bản thỏa thuận/quyết định của Tòa về việc xác lập quyền với thửa đất liền kề (kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất liền kề với trường hợp đăng ký quyền với thửa đất liền kề).

– Văn bản xác định các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất.

– Trích đo bản đồ (nếu có)

– Chứng từ chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có)

* Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận thừa kế quyền sử dụng đất:

– Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 05/ĐK, trường hợp là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sử dụng mẫu số 04/ĐK

– Sơ đồ/trích lục bản đồ địa chính…

– Giấy tờ nhận thừa kế quyền sử dụng đất

– Trường hợp là quân đội, công an được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao quản lý, sử dụng đất: quyết định đóng quân, văn bản giao nhà đất, địa điểm công trình quốc phòng, an ninh…

– Chứng từ chứng minh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính hoặc giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có)

Xem chi tiết hồ sơ xin cấp Sổ lần đầu tại đây.

1.2 Thủ tục

Theo khoản 2 Điều 48 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục làm Sổ lần đầu online diễn ra như sau:

Bước 1. Người xin cấp Sổ lần đầu nhập thông tin vào Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất bản điện tử lên hệ thống Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.

Bước 2. Tiếp tục tải lên toàn bộ hồ sơ, giấy tờ xin đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu bản điện tử.

Bước 3. Hệ thống tiếp nhận hồ sơ và gửi kết quả tiếp nhận hồ sơ xin cấp thông qua Cổng dịch vụ công hoặc email hoặc các phương tiện điện tử khác.

Bước 4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu kiểm tra hồ sơ và giải quyết yêu cầu xin cấp Sổ của người có nhu cầu.

Bước 5. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục gửi kết quả giải quyết thủ tục cho người xin cấp Sổ.

2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký biến động, xin cấp Sổ đỏ online từ 01/8/2024

làm Sổ đỏ online
Đăng ký biến động đất đai, xin cấp Sổ đỏ online từ 01/8 như thế nào? (Ảnh minh họa)

Khác với thủ tục đăng ký đất đai (hay còn gọi là cấp Sổ lần đầu), đăng ký biến động đất đai bao gồm nhiều trường hợp như cấp đổi, cấp mới, cấp lại, đính chính… Giấy chứng nhận.

2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ khoản 1 Điều 49 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp GCN online là các văn bản điện tử, dữ liệu điện tử đã được xác thực thể hiện đầy đủ thành phần, nội dung của các giấy tờ gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (mẫu số 11/ĐK)

– Giấy chứng nhận đã cấp

– Một trong những giấy tờ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

– Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền đăng ký biến động đất đai)

2.2 Thủ tục

Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thủ tục đăng ký biến động đất đai, cấp Giấy chứng nhận bằng phương tiện điện tử như sau:

Bước 1. Người có nhu cầu đăng ký biến động nhập thông tin Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bản điện tử lên hệ thống Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.

Bước 2. Tiếp tục tải lên toàn bộ hồ sơ, giấy tờ xin đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất điện tử.

Bước 3. Hệ thống tiếp nhận hồ sơ và gửi kết quả tiếp nhận hồ sơ xin cấp thông qua Cổng dịch vụ công hoặc email hoặc các phương tiện điện tử khác.

Bước 4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu kiểm tra hồ sơ và giải quyết yêu cầu xin cấp Sổ của người có nhu cầu theo quy định từ Điều 37 – 45 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Bước 5. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục gửi kết quả giải quyết thủ tục cho người xin cấp Sổ.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về hồ sơ, thủ tục làm Sổ đỏ online từ 01/8/2024.

4 cách xử lý khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm Sổ đỏ

0

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Nếu thuộc trường hợp này thì người dân cần nắm rõ cách xử lý khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh dưới đây.

1. Vẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

Khoản 2 Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định những trường hợp cơ quan nhà nước từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ:

a) Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hoặc hồ sơ không đầy đủ thành phần hoặc không đảm bảo tính thống nhất nội dung thông tin giữa các giấy tờ hoặc kê khai nội dung không đầy đủ thông tin theo quy định;

b) Nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật;

c) Nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án;

d) Nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đã thụ lý đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hoặc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;

đ) Nhận được văn bản của Tòa án nhân dân có thẩm quyền về việc đã thụ lý đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;

e) Nhận được văn bản của Trọng tài Thương mại Việt Nam về việc thụ lý đơn giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất;

g) Nhận được văn bản yêu cầu dừng thực hiện thủ tục hành chính về đất đai để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan có thẩm quyền;

h) Trường hợp đăng ký biến động đất đai do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đang được thế chấp và đã đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng hồ sơ đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho không có văn bản của bên nhận thế chấp về việc đồng ý cho bên thế chấp được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

i) Trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp và đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án khác có sử dụng đất hoặc công trình xây dựng thuộc các dự án này tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai mà chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản gắn liền với đất nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản thế chấp là tài sản đã chuyển nhượng, đã bán, trừ trường hợp bên nhận thế chấp và bên mua tài sản có thỏa thuận về việc tiếp tục dùng tài sản này làm tài sản thế chấp và thực hiện đăng ký thay đổi bên bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Theo quy định trên, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận không được từ chối nhận hồ sơ với lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh nếu không có tranh chấp đất đai.

Ngoài ra, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được từ chối với lý do có tranh chấp đất đai xảy ra trên thực tế mà chỉ được từ chối tiếp nhận nếu nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.

Tóm lại, dù hàng xóm có nói sẽ không ký giáp ranh để không được cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất vẫn nộp hồ sơ theo quy định.

2. Đề nghị cơ quan nhà nước trả lời bằng văn bản

Trên thực tế nhiều người dân không được cấp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận dù có đủ điều kiện theo quy định nhưng bị từ chối vì hàng xóm không chịu ký giáp ranh.

Căn cứ Điều 11 và khoản 3 Điều 12 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về xác định và đo vẽ ranh giới thửa đất cho thấy các thửa đất đã được địa chính xác định, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới và lưu tại hồ sơ địa chính để quản lý ngay cả khi chưa được cấp Giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó, khi xác định ranh giới thửa đất để đo vẽ chi tiết đã có mặt của những người sử đất liền kề, trường hợp người sử dụng đất liền kề vắng mặt thì phải niêm yết công khai trong vòng 15 ngày.

Như vậy, đều có quy định niêm yết công khai 15 ngày và ranh giới thửa đất trong hồ sơ địa chính được xác định, đo vẽ trước đó theo quy định đã ghi nhận sự đồng ý của người sử dụng đất liền kề về ranh giới thửa đất.

Trường hợp hàng xóm không chịu ký giáp ranh và cũng không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai thì vẫn có căn cứ để cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện. Nói cách khác, không có quy định nào từ chối cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp chỉ vì hàng xóm không chịu ký giáp ranh.

Chính vì vậy, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trả lời bằng văn bản về việc từ chối hoặc chưa cấp Giấy chứng nhận.

3. Đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh với lý do tranh chấp đất đai thì người đề nghị cấp Giấy chứng nhận tự hòa giải với người đang có tranh chấp hoặc thông qua hòa giải viên (việc hòa giải này không bắt buộc) hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hòa giải (hòa giải bắt buộc).

Khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận nếu có đơn tranh chấp thì sẽ tạm dừng thực hiện thủ tục.

Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp, nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thành thì có quyền gửi đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh giải quyết theo quy định.

Sau khi kết thúc tranh chấp đất đai sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định.

Trường hợp người sử dụng đất liền kề nói: “Tôi đang có tranh chấp với hàng xóm nên không ký giáp ranh” mà không có đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức hòa giải thì khi đó được xác định là tranh chấp thực tế, không phải là căn cứ đề dừng việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

4. Khởi kiện hành vi cố ý ngăn cản quyền được cấp Sổ đỏ

Mặc dù cách xử lý này không phổ biến nhưng trường hợp hàng xóm không chịu ký giáp ranh và có hành vi cố ý ngăn cản việc cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp thì người sử dụng đất hợp pháp có quyền khởi kiện về hành vi cản trở đó nếu có căn cứ.

Có thể khởi kiện hành vi cố ý ngăn cản quyền được cấp Sổ đỏ
Có thể khởi kiện hành vi cố ý ngăn cản quyền được cấp Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Hành vi cố ý ngăn cản việc cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết theo loại việc của Tòa án nên khi người sử dụng đất nộp đơn và giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó thì Tòa án sẽ tiếp nhận và thụ lý theo quy định (theo khoản 14 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Xem thêmHướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Trên đây là một số cách xử lý khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm Sổ đỏ. Có thể thấy pháp luật đất đai không có quy định vì hàng xóm không chịu ký giáp ranh nên không được cấp Sổ đỏ dù có đủ điều kiện theo quy định.

Điều này rất hợp lý vì có nhiều trường hợp “không chịu ký giáp ranh cho dù không có tranh chấp đất đai mà do mâu thuẫn cá nhân khác nên không ký”, từ đó gây cản trở quyền được cấp Sổ đỏ theo quy định.

Triển khai đồng loạt gần 4000 camera trên khắp các tuyến đường

0

Công an TP đang triển khai 4 dự án camera giám sát với khoảng 3.700 camera, có ứng dụng công nghệ trí tuệ AI để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự, quản lý điều hành giao thông.

Thông tin về công tác chuyển đổi số, Công an TP Hà Nội cho biết đơn vị luôn xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu.

Do đó, thời gian qua, cùng với lực lượng công an cả nước, Công an Hà Nội tập trung nguồn lực để phát triển hạ tầng số, nền tảng số, tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo vệ bí mật Nhà nước trong chuyển đổi số; tăng cường số hóa hồ sơ, tài liệu phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu.

Trong đó, Công an Thủ đô chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ.

Công an Hà Nội cho biết, hiện nay, đơn vị đã thực hiện việc giải quyết công việc, theo dõi, kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử; xây dựng, vận hành hệ thống mạng nội bộ diện rộng, kết nối từ Công an TP đến công an các xã.

Đến nay, Công an Hà Nội có 3 trung tâm chỉ huy, quản lý hơn 720 camera các loại phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự. Bên cạnh đó, Công an TP đang triển khai 4 dự án camera giám sát với khoảng 3.700 camera, có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự, quản lý điều hành giao thông.

Thời gian tới, Công an Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục xây dựng, triển khai các ứng dụng chuyển đổi số mang tính đột phá, nhằm khai thác hiệu quả những thành tựu của khoa học công nghệ nâng cao năng suất, hiệu quả công tác của cán bộ chiến sĩ; giảm tải thời gian thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân.

Về số liệu, đến nay, Công an Hà Nội trung bình một ngày nhận gần 2.000 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, trong đó trả hồ sơ qua VNeID chỉ trong 3-9 ngày, còn qua hình thức trực tiếp và dịch vụ công trong 10-15 ngày.

Với công tác giấy phép lái xe đường bộ, Công an Hà Nội tiếp nhận gần 20.000 hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe trong gần một tháng.

Mức giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp sẽ tăng từ tháng 8.2024? Bà con chuẩn bị nhận số tiền lớn chưa từng có

0

Mức giá đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi có thể sẽ tăng sau khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8.2024.

Mức giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp có thể sẽ tăng từ tháng 8.2024

Mức đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp sẽ cao hơn từ tháng 8.2024. Ảnh minh họa: Hữu Chánh

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1.8.2024, có nhiều điểm mới giúp bảo vệ quyền lợi của người dân liên quan đến việc bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp.

Về việc bồi thường bằng nhà ở hoặc đất ở, căn cứ theo Khoản 1 Điều 96 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình hay cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định thì khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường bằng đất nông nghiệp, tiền, đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc nhà ở.

Ngoài ra, tại Khoản 6 Điều 111 Luật Đất đai 2024 cũng đã nêu hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở mà đủ điều kiện bồi thường theo quy định mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Do đó, căn cứ theo quy định nêu trên, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện bồi thường theo quy định thì có thể được bồi thường bằng nhà ở.

Ngoài ra, đối với trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì sẽ vẫn được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đối với trường hợp người có đất thu hồi, nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở cũng được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc nhà ở.

Đáng chú ý, căn cứ điều 159 Luật Đất đai 2024, bảng giá đất được xây dựng theo khu vực và vị trí. Theo đó, đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì việc xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Sau khi bỏ khung giá đất, các địa phương sẽ tự quyết định bảng giá đất cũng như điều chỉnh bảng giá đất mỗi năm một lần để phù hợp với giá đất của thị trường. Giá đất sẽ tiệm cận với thị trường và kéo theo giá đền bù sẽ tăng.

Thủ tục cấp đổi Sổ đỏ để ghi theo diện tích thực tế

0

Căn cứ Khoản 24 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, khi đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất mà diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trên sổ đỏ thì người sử dụng đất được cấp đổi sổ đỏ để xác định diện tích theo số liệu đo đạc thực tế.