Home Blog Page 905

Trường Giang họ Võ, công khai tên thật con gái không kèm họ mẹ Nhã Phương, mang hàm nghĩa sâu sắc

0

Nhã Phương họ Trần nhưng lại không có trong tên thật của con gái Destiny.
Xu hướng đặt tên cho con 4 chữ mang cả họ bố lẫn họ mẹ được nhiều gia đình lựa chọn trong những năm gần đây. Bởi với cái tên của con bố mẹ mong muốn cả hai sẽ luôn là người đi bên cạnh bảo vệ, chở che và đồng hành cùng con trong suốt quá trình trưởng thành. Bên cạnh đó đặt tên con 2 họ cũng là cách công bằng thể hiện và tôn vinh vai trò của cả bố và mẹ, đã sinh thành và nuôi dưỡng con khôn lớn.

Tuy nhiên với gia đình cặp nam nữ diễn viên nổi tiếng Trường Giang, Nhã Phương, cả hai tuy đặt tên 4 chữ cho con gái đầu lòng nhưng lại không lựa chọn phương thức đặt tên gồm họ của bố và mẹ.

Theo đó, tên của con thứ 2 trong bụng Nhã Phương chưa được tiết lộ còn tên của cô con gái đầu lòng đã được nam danh hài chia sẻ rất cụ thể. Tên ở nhà của cô bé là Destiny còn tên thật là Võ Thanh Thiên Ý. Tên thật được đặt theo họ Võ của Võ Trường Giang và không kèm theo họ Trần của mẹ – Trần Thị Nhã Phương. Thay vào đó bé Destiny lại có tên thật là Thanh Thiên Ý.

Trong một chia sẻ hiếm hoi của ông bố 2 con, anh cho biết không phải ngẫu nhiên mà anh chọn cái tên mang hàm nghĩa sâu sắc này dành cho “gái rượu” mà nó đều có ý nghĩa đặc biệt.

Nam danh hài kể: “Tên đó có ý nghĩa vậy nè. Lúc vợ có em bé, vợ muốn đặt tên con là Danh, anh nói thôi, để con lớn trong bụng mẹ đi đã, khi nào con chào đời thì tự động có cái tên à, em yên tâm đi. Vợ cũng bảo dạ. Vào một ngày đẹp trời, anh đi diễn, anh về không kịp. Anh lên máy bay thì vợ chuẩn bị đẻ. Đáng lí là vợ anh sinh vào ngày mai, nhưng cô ấy chuyển dạ sớm nên đẻ thường được luôn. Trước đó bác sĩ nói đẻ mổ. Vợ anh chọn ngày này là vì đi coi bói.

Bà vợ anh chán lắm. Ông thầy bói nói đẻ ngày này thì anh đang trên đường về. Vợ anh nói với bà chị là: “Chị ơi, em buồn quá, mất hết 5 xị rồi, thầy coi sai”. Nghe mà tức bà vợ tui ghê luôn á. Xong bả sinh, anh mới nghĩ, tất cả là định mệnh sắp đặt hết chứ mình chả sắp đặt gì cả nên đặt là Thanh Thiên Ý, thêm họ Võ của anh là Võ Thanh Thiên Ý”.

Ông bố cũng tiết lộ thêm cái tên ở nhà Destiny cũng được đặt theo lý do tương tự như tên thật “Lúc vợ anh đẻ anh đang trên máy bay, do sự cố, vợ anh tính rồi hết mà cuối cùng người tính không bằng trời tính cho nên con anh mới đặt tên là Destiny”. Rất nhiều người dành lời khen ngợi cho cặp bố mẹ khi lựa chọn cái tên rất đẹp cho con gái, cả tên ở nhà và tên thật vừa hay lại có ý nghĩa sâu sắc.

Không chỉ vợ chồng Trường Giang – Nhã Phương mà rất nhiều bố mẹ khác cũng đặt tên cho con, thậm chí thay đổi tên cho con dựa vào cách các bé xuất hiện. Bởi điều đó nhưng một cách lưu giữ kỉ niệm đầu đời của con, để mỗi lần nhắc đến tên con là thêm phần ý nghĩa.

Các bạn thấy sao ? hãy để lại bình luận nhé

Lê Hoàng: “Đàn ông không có tiền thì đừng mơ có tình yêu. Không có tiền thì đừng nghĩ tới chuyện lấy vợ.”

0

Đạo diễn Lê Hoàng cho rằng đàn ông yếu đuối nhất là khi trong túi không có tiền, không biết làm thế nào để chăm lo cho gia đình.

Lê Hoàng: Đàn ông không có tiền thì cũng không có tình yêu
Lê Hoàng nêu quan điểm cá nhân. Ảnh: Bee.

Cuộc trò chuyện mới trong chương trình “Có hẹn lúc 22 giờ” của đạo diễn Lê Hoàng, đạo diễn Đức Thịnh và diễn viên Quang Tuấn tạo nên những góc nhìn thú vị về chủ đề “Đàn ông yếu đuối nhất khi nào?”.Theo Đức Thịnh, khi một người đàn ông thất nghiệp sẽ mất đi sự tự tin và cảm thấy mình yếu đuối ngay. Nam đạo diễn tiết lộ, khoảng thời gian đầu sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh anh đã rất muốn trở thành diễn viên của sân khấu kịch 5B nhưng không được. Ông xã Thanh Thúy cho biết anh đã thấy vô cùng yếu đuối và khóc ngay khi đặt chân đến sân khấu 5B nhưng không được đón nhận.

Về phần Quang Tuấn, nam diễn viên cho biết bản thân anh sẽ yếu đuối ngay khi thấy vợ rơi nước mắt. Nam diễn viên bày tỏ, khi vợ khóc thì dù bản thân có lỗi gì hay không anh cũng sẽ tự thấy lỗi thuộc về mình và chùng cảm xúc xuống ngay.

Đồng tình với Đức Thịnh, Lê Hoàng cũng cho rằng đàn ông không có tiền là cảm thấy yếu đuối ngay. Nam đạo diễn nói thêm: “Đàn ông hết tiền mà biết được sắp có tiền thì không sao, còn hết tiền mà biết chắc trong tương lai không có nguồn thu nhập nào cả thì lại rất đáng sợ”.

Tuy nhiên, nói về quan điểm của Quang Tuấn, Lê Hoàng lại cho rằng, việc cảm thấy có lỗi khi vợ khóc là mềm lòng chứ không phải là yếu đuối. “Vợ khóc thì Tuấn còn biết sẽ năn nỉ để vợ hết buồn, hết giận, còn yếu đuối là không có biện pháp giải quyết, không biết mình nên làm gì khi gặp vấn đề cả”, Lê Hoàng cho biết.

Theo Lê Hoàng, một cô gái lớn lên xinh đẹp là đã có rất nhiều thứ rồi, còn đàn ông lớn lên mà không có sự nghiệp thì xem như xong. Nam đạo diễn cho rằng, đàn ông thường được xem là phái mạnh, là trụ cột gia đình nên khi không làm tốt nhiệm vụ chăm lo cho gia đình sẽ rất hoảng, tự ti và yếu đuối ngay.

Đạo diễn phim “Gái nhảy” còn cho rằng, đàn ông không tiền thì gần như không có được tình yêu. “Con gái có thể yêu một người đàn ông nghèo chứ không thể nào yêu một người không có xu nào được. Không làm ra tiền thì không có gia đình luôn, không lo được cho bản thân luôn chứ đừng nói tới chuyện lo cho vợ cho con”, Lê Hoàng cho biết.Nghe vậy, Đức Thịnh cũng tiếp lời: “Thời đại bây giờ ra đường mà ít tiền thì đã tự ti rồi chứ đừng nói tới việc không có tiền”, với nam đạo diễn thì có một triệu trong túi thôi đã khiến anh cảm thấy tự ti.

Lý Nhã Kỳ: “Đàn ông lương tháng 3 triệu, không sao hết! Chỉ cần đức tính tốt là được. Với tôi vậy là đủ.”

0

Bước sang tuổi tứ tuần, Lý Nhã Kỳ thường xuyên đề cập đến mong muốn lập gia đình. Người hâm mộ cũng mong chờ ngày nữ diễn viên mặc váy cô dâu.

Mới đây, trong đám cưới diễn viên Phương Lan – Phan Đạt, Lý Nhã Kỳ là người bắt được hoa cưới của cô dâu. Lý Nhã Kỳ hào hứng cho biết bản thân muốn “xin vía” người em thân thiết để sớm lấy chồng, yên bề gia thất.

Lý Nhã Kỳ tuổi 41: Nôn nóng lấy chồng, khẳng định kết hôn là không chia tay-2
Cầm hoa cưới trong tay, Lý Nhã Kỳ xúc động chia sẻ: “Người con gái nào cũng mong được nắm tay người đàn ông mình thương lên lễ đường. Tôi tin rằng ngày đẹp nhất và chiếc váy đẹp nhất của mỗi cô gái chính là ngày cưới và chiếc váy cưới”.

Lý Nhã Kỳ tuổi 41: Nôn nóng lấy chồng, khẳng định kết hôn là không chia tay-3
Đông đảo sao Việt và người hâm mộ cũng hết lòng đốc thúc, mong Lý Nhã Kỳ sớm tìm được tình yêu và lên xe hoa.

Lý Nhã Kỳ tuổi 41: Nôn nóng lấy chồng, khẳng định kết hôn là không chia tay-4
Hồi năm 2019, Lý Nhã Kỳ thừa nhận chia tay bạn trai gắn bó 9 năm với lý do mối tình của cô xuất hiện những “xô lệch” khi cả 2 rất ít gặp nhau bởi công việc bận rộn. Từ đó đến nay, cô chưa công khai người đàn ông nào khác.

Lý Nhã Kỳ tuổi 41: Nôn nóng lấy chồng, khẳng định kết hôn là không chia tay-5
Nữ diễn viên chia sẻ những năm qua, cô đặt ra nhiều mục tiêu trong cuộc sống, dành thời gian tìm kiếm danh vọng, tiền bạc, sau đó mới sống cho bản thân. Lý Nhã Kỳ cũng thẳng thắn chia sẻ, vì hiện cô đã có chỗ đứng, vị trí ổn định và có nhiều kinh nghiệm sống nên càng thận trọng hơn trong việc chọn bạn đời.

Lý Nhã Kỳ tuổi 41: Nôn nóng lấy chồng, khẳng định kết hôn là không chia tay-9
Những năm qua, Lý Nhã Kỳ ít đóng phim mà nhận được sự quan tâm từ khán giả chủ yếu bởi độ giàu có, xa hoa của mình. Nhiều người còn gọi cô là “nữ hoàng kim cương”.

Lý Nhã Kỳ tuổi 41: Nôn nóng lấy chồng, khẳng định kết hôn là không chia tay-10
Ở tuổi 41, nữ diễn viên vẫn “độc thân vui tính”. Khi xuất hiện ở các sự kiện, cô gây chú ý với vẻ ngoài sang trọng, “dát đồ hiệu”, nổi bật với nhiều trang sức giá trị. Thậm chí, Lý Nhã Kỳ từng đeo những món trang sức trị giá hàng tỷ đồng.

Lý Nhã Kỳ tuổi 41: Nôn nóng lấy chồng, khẳng định kết hôn là không chia tay-11
Đời thường, diễn viên phim “Kiều Nữ Và Đại Gia” lại có phần năng động, trẻ trung. Nhiều người đánh giá cô có nhan sắc mặn mà, thăng hạng theo thời gian. Kể cả khi ăn mặc đơn giản, ít son phấn, cô vẫn thu hút sự chú ý của công chúng.Lý Nhã Kỳ tuổi 41: Nôn nóng lấy chồng, khẳng định kết hôn là không chia tay-12
Lý Nhã Kỳ cũng chia sẻ, cô không sợ thời gian, bởi thời gian trôi qua sẽ khiến cô tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tình cảm, tri thức. Chính những điều đó đã tạo nên vẻ đẹp đằm thắm, quyến rũ của người phụ nữ (Ảnh: Facebook nhân vật).

Sốc khi thấy Uyển Ân mặc hở hang, Trấn Thành tuyên bố ‘từ mặt’ nếu làm thế để nổi tiếng

0

Từ cô gái ngây thơ, trong sáng, Uyển Ân có màn “lột xác” khi vào showbiz.

Sau vai nữ chính phim “Nhà bà Nữ” (doanh thu 475 tỷ đồng), Uyển Ân tham gia dự án “Mai” cũng do anh trai Trấn Thành làm đạo diễn. Phim ra rạp vào mùng 1 Tết Nguyên Đán 2024.

Dịp này, Uyển Ân có cuộc trò chuyện cùng chúng tôi.

– Năm 2023 của bạn ra sao?

– Công việc của tôi khởi sắc. Tôi nhận được nhiều lời mời hơn.

Song năm 2023 kinh tế khá khó khăn nên cũng không có nhiều dự án phim để tôi đi casting. Có những phim kịch bản chưa phù hợp nên tôi chưa thể nhận lời. Tôi cũng có những kế hoạch riêng nhưng chưa thực hiện được.

Anh Trấn Thành khen tôi có sự tiến bộ khá nhiều. Nhưng anh cũng muốn tôi chủ động và năng nổ hơn trong công việc.

Tạo hình tóc ngắn của Uyển Ân trong phim "Mai".

Tạo hình tóc ngắn của Uyển Ân trong phim “Mai”.

– Hai bộ phim đầu tay bạn tham gia đều là của anh trai Trấn Thành. Liệu có sự ưu ái người nhà ở đây?

– Là diễn viên trẻ tôi rất quý cơ hội đến với mình. Nhất là phim Trấn Thành có độ nhận diện và phủ sóng cao.

Dù là anh em trong nhà nhưng tôi vẫn phải đi casting, giành giật vai diễn. Trấn Thành cũng rất sợ bị mọi người nói là nâng đỡ em gái. Song rất may cho tôi là có anh đạo diễn hình ảnh đã chọn tôi nên anh Trấn Thành có tiếng nói để dễ làm việc hơn.

– Vai diễn của bạn trong phim “Mai” có gì đặc biệt?

– Tham gia phim lần này tôi thấy đã hơn trước. Tôi được anh Trấn Thành chia sẻ kịch bản trước lúc khởi quay khá lâu nên tôi có thời gian chuẩn bị, có sự yêu thích cho nhân vật nên việc nhập tâm dễ dàng và thoải mái hơn.

Tôi cũng khá thích vai diễn lần này vì không bánh bèo, có nhiều thay đổi, rất mới. Một diễn viên trẻ như tôi rất thích những điều như vậy.

– Cách đây một năm, bạn chia sẻ ngoài đời mình là “một bánh bèo vô dụng”. Hiện bạn có gì khác?

– Tôi vẫn vậy nhưng có sự trưởng thành nhiều trong tư duy, tư tưởng.

Trong cách suy nghĩ, cư xử tôi thấy mình không còn trẻ con như năm 2023.

– Thời gian qua, phong cách thời trang của bạn dần chuyển sang gợi cảm, phóng khoáng. Bạn nghĩ sao?

– Tôi cảm giác bây giờ mình đã là “đứa con Quốc dân”. Tôi làm con bố già, bà Nữ, sắp tới là hai bộ phim khác. Vì vậy tôi nghĩ hình ảnh của mình đã bị nhàm. Tôi muốn thay đổi phong cách khác để mọi người thấy được nhiều khía cạnh, có thể gửi tôi lời mời vào dạng vai khác.

Anh Trấn Thành sốc, bảo tôi: “Sao con nít mà ăn mặc hở hang vậy”. Mọi người trong nhóm bạn bè mới bảo: “Anh Thành ơi, Ân nó 24 tuổi rồi, đâu phải mới lên 5 tuổi đâu mà anh không cho mặc hở hang, nó phải thay đổi chứ anh”.

Bố mẹ không phản ứng gì về phong cách của tôi, chỉ nói: “Nay con gan dữ ha”. Bố mẹ rất tôn trọng quyết định của tôi.

Còn khán giả, tôi thấy mọi người phản hồi khá tích cực, có lẽ họ thích những cái mới.

Song tôi phải tự tiết chế. Đó là lần hở bạo nhất của tôi. Nhưng thực tế là một lớp áo đen, có thể do đèn flash nên mọi người thấy như xuyên thấu.

Em gái Trấn Thành - Uyển Ân: “Anh trai sốc khi thấy tôi mặc hở hang” - 2
Uyển Ân nói Trấn Thành sốc khi thấy em gái diện đồ khoe dáng.

Uyển Ân nói Trấn Thành sốc khi thấy em gái diện đồ khoe dáng.

– Phim trước bạn đóng chính doanh thu 475 tỷ đồng, đến với dự án này bạn có áp lực?

– Tôi nghĩ người gặp áp lực là anh Trấn Thành. Tôi chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ, cống hiến hết mình cho bộ phim.

Hiện tôi tự chủ kinh tế. Tôi không lo cho bố mẹ vì có anh Trấn Thành trợ cấp.

Anh em trong nhà chứ tôi đóng phim vẫn được trả lương đàng hoàng. Phim đầu doanh thu cao, anh Trấn Thành chỉ lì xì cho tôi chứ không thưởng gì thêm. Anh bảo: “Anh em trong nhà mà” (cười).

Uyển Ân và anh trai Trấn Thành.

Uyển Ân và anh trai Trấn Thành.

– Năm nay bạn đón Tết ra sao?

– Gia đình tôi gốc Hoa. Phong tục đón Tết như nguời Việt, nhất là việc lì xì không thể thiếu.

Năm nào cũng vậy, mùng 1 Tết, anh Trấn Thành và chị Hari Won sẽ sang nhà chúc Tết bố mẹ, gia đình rồi lì xì, vui chơi bên nhau rồi đến tối anh chị mới đi làm.

Năm nay, 3 ngày Tết tôi và anh Trấn Thành sẽ đi giao lưu, quảng bá cho phim “Mai”.

Cảm ơn Uyển Ân vì những chia sẻ!

Vì sao bị chử:i vuốt mặt không kịp nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn vẫn có khả năng kiếm tiền dễ như ăn kẹo, nghe lý do khó chấp nhận được

0

Mặc dù nổi tiếng với vai trò là một nhà văn trước, nhưng kể từ lúc chuyển sang làm công việc người dẫn chương trình trên Paris By Night từ năm 1992, có thể nói Nguyễn Ngọc Ngạn đã trở thành MC thành công nhất hải ngoại, một tượng đài khó ai có thể vượt qua trong lĩnh vực này. Sau 30 năm đứng trên sân khấu dẫn chương trình đại nhạc hội, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã chính thức thừa nhận sẽ về hưu vào năm 2022.

Là một người nổi tiếng, ông nhận được nhiều sự yêu thích từ công chúng, và đôi khi cũng ngược lại, Nguyễn Ngọc Ngạn không thể tránh khỏi những bị những ý kiến trái chiều về mình. Nhưng dù thế nào thì cũng không ai có thể phủ nhận được những đóng góp của Nguyễn Ngọc Ngạn trong lĩnh vực dẫn chương trình. Trong một bài báo, nhạc sĩ Nam Lộc, là người đã làm MC trước Nguyễn Ngọc Ngạn khá lâu, đã nói đại ý rằng chúng ta nên cảm ơn Nguyễn Ngọc Ngạn, vì nhờ có ông mà khán giả mới nhận thấy được rằng nghề MC cũng thật trang trọng trong các chương trình ca nhạc, tạp kỹ. Để giải thích cho việc đạt được những thành công vang dội trong một công việc mà ông luôn xem là nghề tay trái, có thể nói rằng Nguyễn Ngọc Ngạn là người tiên phong cho một lối dẫn chuyện có bài bản, không phải là nói ngẫu hứng như những chương trình ca nhạc Việt Nam trước đó.

Cách nói chuyện có duyên, có kiến thức, am hiểu về lịch sử văn hóa, lại nói theo bài bản đã được soạn ra trước, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã cuốn hút được người nghe, người xem. Ngoài ra, có thể nói ông có năng khiếu đặc biệt trong cách nói chuyện và kể chuyện, có khả năng nói giống như là viết, nói được một cách lưu loát, rành mạch, rõ ràng, dễ dàng truyền tải được nội dung đến người nghe. Khi nói về những công việc đã gắn bó với mình suốt hơn 40 năm qua, Nguyễn Ngọc Ngạn chia sẻ rằng tất cả đều sự tình cờ, và ông chưa bao giờ chủ định là sẽ làm công việc dẫn chương trình, cũng như công việc viết sách bắt đầu vào năm 1979 cũng là do hoàn cảnh đẩy đưa, khi ông đặt chân đến xứ người.

Trước đó ông là một quân nhân, đồng thời là thầy giáo từ trước 1975. Cuộc sống ngoài đời của Nguyễn Ngọc Ngạn cùng những sinh hoạt đời thường ít được nhiều người biết tới, và nhiều người cảm thấy bất ngờ khi nghe ông tiết lộ: “Tôi không có e-mail, không có computer và là người nghệ sĩ duy nhất trên thế gian này không có Cell phone. Tôi không biết computer là gì. Người ta cứ bảo tôi là e-mail, tôi không hiểu e-mail là gì. Người ta hỏi ông có vào internet không? Tôi bảo không biết internet là cái gì mà vào”. Việc không sử dụng những phương tiện hiện đại trong một xã hội văn minh, tân tiến của Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đã làm cho ban giám đốc trung tâm Thúy Nga gặp khó khăn khi có việc cần liên lạc gấp. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ngạn có lý do riêng cho việc không dùng điện thoại di động như sau: “Thủy với ông Lai bảo tôi là làm việc hàng ngày mà sao không có e-mail, không có Cell phone. Tôi trả lời là thứ nhất tôi không ra khỏi nhà, tôi xài cell phone làm chi?” Như vậy, khán giả của Nguyễn Ngọc Ngạn biết thêm một sự thật về ông – người được coi là rất bận rộn với nhiều mối quan hệ.

Nhưng thật ra ông sống một cách gần như biệt lập cùng vợ con tại tư gia ở thành phố Toronto, là nơi chỉ tiếp đón những bạn bè thân thiết. MC Nguyễn Ngọc Ngạn và vợ con Ngoài những chuyến lưu diễn cho các “live shows” hoặc thu hình cho trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn chỉ dành thì giờ cho việc đọc sách, viết sách hoặc coi phim: “Nhất là phim thì tôi phải coi thường xuyên, gần như ngày nào cũng phải coi những shows Mỹ để có thể học hỏi ở đó rất nhiều“. Chính nhờ sự học hỏi và tìm tòi đó, Nguyễn Ngọc Ngạn đã có thêm được nhiều kinh nghiệm để bổ sung cho hai nghề nghiệp chính của ông từ nhiều năm qua là viết văn và điều khiển chương trình.

Trong đó nghề MC của ông ngày càng tỏ ra lấn lướt nghề viết văn đã có từ năm 1979. Nguyễn Ngọc Ngạn sinh ngày 9 tháng 3 năm 1946 tại Sơn Tây, là người con thứ ba trong một gia đình có 6 người con, 5 trai và một gái. Ông có một người em trai là nhạc sĩ Ngọc Trọng, tác giả bài Buồn Vương Màu Áo. Năm lên 8, Nguyễn Ngọc Ngạn theo gia đình xuống Hà Nội, sau đó ra Hải Phòng để di cư vào Nam năm 1954. Những năm đầu tiên, gia đình ông cư ngụ trong một xóm Công Giáo gần Củ Chi.

Nhờ có một trí nhớ tốt cùng với một đầu óc quan sát tinh tế từ khi còn nhỏ, những sinh hoạt diễn ra trong cái giáo xứ nhỏ bé và nghèo nàn thời đó đã in sâu trong đầu một cậu thiếu niên chưa quá 10 tuổi. Bối cảnh đó sau này đã được Nguyễn Ngọc Ngạn khai thác để viết thành tiểu thuyết “Xóm Đạo”: “Trời sinh cho tôi được một trí nhớ rất là đặc biệt tức là có những chuyện gì tôi đọc qua hoặc tôi nghe người ta kể qua một lần thì có thể mấy chục năm sau tôi vẫn nhớ“.

Mặc dù trước đó chưa bao giờ nghĩ rằng đến một ngày sẽ thành nhà văn, nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết nhờ mê đọc sách từ khi còn nhỏ đã giúp ông rất nhiều trong nghề viết văn, công việc chỉ đến một cách tình cờ sau khi ông rời Việt Nam: “Đặc biệt là tôi mê đọc tiểu thuyết từ nhỏ. Bố mẹ cấm, tôi cũng trùm mền đọc. Thí dụ những cuốn đầu tiên là của Tự Lực Văn Đoàn trong khi tôi học năm đệ Thất, đệ Lục. Dù bố mẹ có cấm cũng đi ra lề đường Lê Văn Duyệt để mua sách đọc. Nhiều khi gia đình ngủ rồi,tôi vẫn ra ngoài hè đọc sách một mình dưới trời sáng trăng hay thắp ngọn đèn dầu ngồi đọc lén. Thời bấy giờ bố mẹ khó khăn, cấm đọc tiểu thuyết mà! Phải công nhận là tôi đã có năng khiếu về văn chương từ nhỏ “.

Với cách sử dụng ngôn ngữ dí dỏm và lối hành văn gọn gàng và xúc tích, Nguyễn Ngọc Ngạn đã gây được nhiều chú ý ngay từ tập sách được phát hành đầu tiên của ông tại hải ngoại là “Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn”. Năm 1957, gia đình Nguyễn Ngọc Ngạn di chuyển vào Sài Gòn và cư ngụ trên đường Thoại Ngọc Hầu, vùng ngã ba Ông Tạ. Những năm trung học, Nguyễn Ngọc Ngạn theo học trường Nguyễn Bá Tòng đến năm đệ nhị. Nhờ đậu cao kỳ thi Tú Tài 1, ông được nhận vào trường Chu Văn An và lấy bằng Tú Tài 2 tại đây.

Một điểm đặc biệt là trong những năm theo học trường Nguyễn Bá Tòng, ông luôn được giữ vai trò trưởng ban kịch của lớp. Ít người ngờ rằng một nhà văn, một MC nổi tiếng như Nguyễn Ngọc Ngạn khi còn trẻ lại nuôi một giấc mơ là bước vào lãnh vực kịch nghệ, mặc dù tự nhận có năng khiếu về văn chương: “Lúc trẻ tôi có 2 giấc mộng. Thứ nhất là kịch, tôi mong trở thành một người viết kịch hay một người diễn kịch, chứ giấc mộng nhà văn nó mờ nhạt lắm.”

Khi lên đệ Tam, Nguyễn Ngọc Ngạn chuyển qua ban Văn Chương để được giáo sư Pháp Văn là nhạc sĩ Lê Thương chú ý đến khả năng đóng kịch nên đã khuyến khích theo học bộ môn này tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Tuy nhiên sau hai tháng theo học, Nguyễn Ngọc Ngạn nhận ra mình bị hạn chế rất nhiều trong lĩnh vực này vì bị cận thị nặng, và thời đó thì cũng chưa có “contact lens” như hiện nay để hỗ trợ. Sau khi quan sát những vai diễn trên sân khấu, ông cho rằng nếu có đóng kịch thì chỉ có vai trò… thầy giáo là thích hợp nhất đối với mình do cặp kính cận dầy cộm.

Ngoài ra, cha mẹ của ông đã khuyên con nên chú tâm học hành để lấy được bằng Tú Tài toàn phần hơn là khuyến khích đi theo con đường văn nghệ. Trước khi giã từ trường Quốc Gia Âm Nhạc, Nguyễn Ngọc Ngạn còn chuyển qua lớp chèo cổ một thời gian ngắn: “Là vì có mấy cô gái học chèo cổ rủ tôi sang, tôi cũng sang, cũng học vài câu chèo cổ như “ông Giăng khuyết chứ ông Giăng lại tròn này kia! Tôi học chèo cổ thêm được mấy tháng nữa.

Rồi bố tôi bảo sắp thi thì đi về, tôi mới đành về đấy chứ!” Cũng vì yêu thích văn nghệ, Nguyễn Ngọc Ngạn đã tự học nhạc lấy qua sách vở, để có một thời gian được mời dạy nhạc cho các trường Lê Bảo Tịnh và Saint Thomas. Hết trung học, Nguyễn Ngọc Ngạn theo học đại học Văn Khoa và sau đó trở thành giáo sư ngoại ngạch cho một số trường công. Ngoài giấc mơ trở thành một diễn viên hay một nhà viết kịch lúc còn trẻ, Nguyễn Ngọc Ngạn còn mong muốn thực hiện được những công tác xã hội: “Thí dụ như thích xây một ngôi trường hoặc xây một cái cô nhi viện. Ngay từ nhỏ tôi đã thích làm được những việc như vậy…”

Năm 1970, Nguyễn Ngọc Ngạn bước vào đời sống quân ngũ, sau khi lập gia đình với một nữ sinh trường Saint Thomas tên Lê Thị Tuyết Lan. Đầu tiên ông ở Sư Đoàn 9 Bộ Binh, sau đó được đổi về Tiểu Khu Định Tường, nhưng không về tiểu khu mà về tiểu đoàn tác chiến ở quận Cái Bè. Nhớ lại cuộc đời quân ngũ, Nguyễn Ngọc Ngạn có rất nhiều kỷ niệm, nhưng ông nhớ nhất là những kỷ niệm trong thời gian phục vụ tại Tiểu Đoàn Địa Phương Quân Tác Chiến: ”Gần như cả một tiểu đoàn không có một người nào là người Bắc cả. Cho nên ông tiểu đoàn trưởng không cần nhớ tên tôi.

Ông ấy cứ kêu tôi là thiếu úy Bắc Kỳ”. Tại đây, “thiếu úy Bắc Kỳ” giữ chức vụ trung đội trưởng vũ khí nặng vào khoảng năm 1972, sau đó Nguyễn Ngọc Ngạn được làm đại đội phó và một thời gian sau được chuyển về bộ chỉ huy và cuối cùng được làm sĩ quan quản trị nhân viên, coi quân số của tiểu đoàn. Đến năm 1974, khi Nguyễn Ngọc Ngạn mới có con được nửa năm thì được bộ giáo dục biệt phái về dạy học tiếp với cấp bậc trung úy. Sau khi dạy được đúng một niên khoá thì xảy ra biến cố 1975. Sau thời gian đó, Nguyễn Ngọc Ngạn đi tù và được trở về vào năm 1978, rồi tìm đường ra nước ngoài với người vợ đầu tiên cùng con trai lúc đó được hơn 4 tuổi. Chuyến hải hành kinh hoàng đó đã đưa ông sang được bên kia bờ đại dương, nhưng lại bị mất đi 2 người thân yêu nhất là vợ và con.

Sự kiện đó đã trở thành một nỗi ám ảnh kinh hoàng với Nguyễn Ngọc Ngạn, để từ đó ông mang nhiều suy tư khi hồi tưởng về thân phận những người phụ nữ. Sau khi đặt chân đến Canada năm 1979, ông bắt đầu bước vào nghề viết văn với tiểu thuyết đầu tay “Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại”. Ba năm sau, ông gia đình lần thứ hai vào ngày 19 tháng 6 năm 1982 với một thiếu nữ tên Diệp, khi đó 28 tuổi. MC Nguyễn Ngọc Ngạn và người vợ thứ 2 Nguyễn Ngọc Ngạn trên video… Nguyễn Ngọc Ngạn đến với trung tâm Thúy Nga trong một trường hợp rất bất ngờ: ”Tôi không hiểu tại sao một hôm 10 tháng 5 năm 1992, khi đi làm về thì thấy ở trong máy nhắn có một người nói là trung tâm Thúy Nga mời tôi sang Paris giới thiệu chương trình. Về sau tôi mới biết đó là ông Tô Văn Lai…

“ Thật ra, Nguyễn Ngọc Ngạn được ban giám đốc của trung tâm Thúy Nga để ý và muốn mời cộng tác, vì lúc đó ông đã là một người viết văn nổi tiếng, có được một số độc giả đông đảo. Trong thời điểm đó thì Thúy Nga cũng muốn tìm một đường hướng mới cho vai trò MC mà trước đó chưa phải là một người quan trọng của show. Thời gian sau này, Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết thêm lý do của sự hợp tác mang tính lịch sử đó. Vào thời điểm thập niên 1990, băng dĩa nhạc thường được bán trong nhà sách. Khi ông Tô Văn Lai đi phát hành băng thì ghé hỏi chủ tiệm sách là hiện thời sách của tác giả nào bán chạy nhất, hầu hết các tiệm đều trả lời là sách của Nguyễn Ngọc Ngạn, từ đó trung tâm Thúy Nga mời nhà văn này đến thử nghiệm dẫn chương trình.

Thời gian đó Nguyễn Ngọc Ngạn đang đi làm cho một công ty bảo hiểm. Ngoài ra ông còn làm thêm về thông dịch và cùng với người vợ sau tại một thư viện ở Toronto. Trước lời mời bất ngờ trong một lãnh vực quá mới lạ, Nguyễn Ngọc Ngạn trả lời cần có thời gian suy nghĩ. Trước đó từ năm 1987, ngoài việc sáng tác, Nguyễn Ngọc Ngạn còn hợp tác với một người Đài Loan tên Chiêu, làm tại thư viện trung ương Toronto, để viết truyện song ngữ thiếu nhi Anh Việt như Hoa Mộc Lan, Tôn Ngộ Không, Ông Chiêu nhận thấy sách của Nguyễn Ngọc Ngạn được hỏi mượn rất nhiều ở thư viện nên nẩy ra ý định mời ông cộng tác. Tổng cộng ông đã viết được khoảng 50 quyển sách loại này, hiện vẫn được lưu giữ trong các thư viện…

Trước khi đến với Thuý Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn đã chính thức bước vào nghề viết văn khi còn ở đảo Prince Rupert, tại Vancouver, Canada. Trong lĩnh vực văn chương, chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn Ngọc Ngạn đã trở thành “nổi đình nổi đám“ với những Nước Đục, Cõi Đêm,… và được rất nhiều báo chí và nhà xuất bản mời viết. Nhưng số mệnh đã đưa đẩy Nguyễn Ngọc Ngạn đến một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ, không bao giờ nghĩ tới: “tôi nằm ở đây mà có người bưng tôi lên sân khấu chứ tôi không có tìm, thành thử về sau, tôi mới tin người ta phải có số”. “Thật sự ra trước khi tôi làm Paris By Night và nhất là trước khi xảy ra vụ cuốn video Mẹ thì tôi không tin lắm…

Nhưng sau, tôi nhờ những ông thầy giỏi coi tử vi cho thì tôi thấy y chang”. Nói về số mệnh, Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại rằng có lần ông đã tình cờ hỏi nhạc phụ – vốn là một người giỏi về tử vi – về tương lai của mình, và được cho biết là “tên tuổi như vậy có ăn thua gì đâu, vài năm nữa sẽ lừng lẫy”. Lúc đó ông đã là một nhà văn có tiếng, và nghĩ rằng như vậy là đã quá nhiều rồi. Nhưng sau khi cộng tác với trung tâm Thúy Nga, ông mới nghiệm thấy rất đúng, vì dù sao viết văn cũng chỉ có một số độc giả cũng hạn chế, không sao so được với khán thính giả đông đảo của những chương trình Paris By Night.

Sau khi nhận được lời mời từ trung tâm Thúy Nga, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn bay sang Paris gặp vợ chồng ông Tô Văn Lai – Thúy Nga để thảo luận về công việc, tuy nhiên sau đó ông vẫn còn lưỡng lự trước lời mời làm người điều khiển chương trình, với lý do là: “vì trong văn giới đã có tiếng, bây giờ làm MC mà không được thì kỳ”. Vì vậy Nguyễn Ngọc Ngạn đã xin có thêm một thời gian để suy nghĩ, đồng thời dò hỏi ý kiến những người trong gia đình cùng một số học trò cũ gặp tại Paris, thì tất cả đều phản đối. Ngay cả những người em vợ và chính vợ ông cũng không ủng hộ nhận lời làm MC.

Chỉ có một người duy nhất ủng hộ ông, đó là nhạc sĩ Ngọc Trọng, người em út trong gia đình, với lý do muốn bố còn ở Việt Nam thấy mặt ông, dù là qua hình ảnh và chỉ cần xuất hiện trên một chương trình video, rồi sau đó ngưng luôn cũng được. Vợ ông, trước lý do hợp lý đó cũng đã đổi ý và khuyên ông nên nhận lời. Từ những khuyến khích với lý do thiên về về tình cảm gia đình đó, Nguyễn Ngọc Ngạn gọi điện thoại cho ông Tô Văn Lai, đồng ý xuất hiện trong chương trình Paris By Night 17, thu hình tại Paris, ”Nhưng không biết có làm lâu dài hay không, nên tôi dứt khoát không may quần áo mới, tôi mặc bộ đồ tôi vẫn đi làm ở thư viện thường ngày.

Tôi vẫn mang cái kính cũ, tôi đi đôi giầy cũ, tôi không có thay một cái gì cả. Và tóc tai là tôi cũng tự chải chứ không để ai chải đầu, làm tóc hết. Vì không biết người ta có mướn mình làm nữa hay không và mình cũng không có ý định làm lâu, thành ra tôi không có gì thay đổi”. Chỉ sau khi nói vài lời mở đầu và sau đó giới thiệu nhạc phẩm “Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội” của Phạm Đình Chương do Ái Vân và Hương Lan trình bày trên Paris By Night 17, ban giám đốc trung tâm Thúy Nga đã đề nghị Nguyễn Ngọc Ngạn cộng tác độc quyền. Với một giọng nói “ăn micro” cùng một đường hướng khác biệt với những người đi trước, Nguyễn Ngọc Ngạn đã ít nhiều gây được một ấn tượng tốt.

Ông kể: ”Tôi chỉ biết là khi lên sân khấu, tôi chỉ mới nói mấy câu mở đầu thôi, nhờ cái giọng tôi ăn micro lắm nên gây được ấn tượng cho người ta. Thứ hai là lối nói của tôi có vẻ thầy giáo. Tôi nghĩ trong đầu là những người MC trước họ cười nhiều quá. Bây giờ mình phải làm ngược là không cười. Họ nói những chuyện bình thường trong đời sống, bây giờ tôi phải đưa một chút văn chương và một chút triết học vào”. Ngay trong chương trình video đầu tiên, Nguyễn Ngọc Ngạn đã đưa vào phần giới thiệu chương trình một số câu thơ của Thanh Tâm Tuyền vì muốn làm một điều gì khác biệt với trước đó, nhất là muốn khai thác kiến thức về văn chương của mình.

Theo ông, đó là một cách thử, nhưng không ngờ lại gây được chú ý. Sau khi video Paris By Night 17 phát hành, đã có một số trung tâm gọi đến mời Nguyễn Ngọc Ngạn đảm nhiệm vai trò MC, nhưng ông đều từ chối vì đã nhận lời cộng tác độc quyền với Thúy Nga, vì nhận thấy trung tâm này thích hợp với đường lối của mình. “Ông giáo làng Nguyễn Ngọc Ngạn“ đã chứng tỏ được điều “hữu chiêu thắng vô chiêu”, như nhạc sĩ Song Ngọc đã nhận xét về ông sau khi cuốn video trên phát hành trong một bài báo ngắn.

Trước khi gặp Nguyễn Ngọc Ngạn, trung tâm Thúy Nga đã mời Đỗ Văn làm MC cho video 18 với chủ đề Phạm Duy. Ngoài ra cũng đã mời Kim Anh – Trần Quốc Bảo cho chương trình đặc biệt Giáng Sinh; Lê Văn cho chương trình Phạm Duy 2 và La Thoại Tân cho một chương trình khác. Vì vậy dù đã nhận lời cộng tác độc quyền nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn muốn Thúy Nga giữ lời hứa với những người đã mời nên ông chỉ xuất hiện sau đó, từ chương trình Paris By Night 20 trở về sau.

Nhiều năm đứng trên sân khấu Paris By Night, nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết ông không hài lòng một chương trình nào một cách trọn vẹn, do đầu óc luôn căng thẳng vì những chương trình thu hình thường kéo quá dài. Nhiều khi có những chương trình được thu hình 2 xuất trong một ngày, chỉ cách nhau chừng hai tiếng với sự thay đổi về thành phần ca sĩ. Ông luôn cố gắng làm thế nào để những khán giả tham dự xuất thứ hai có cảm tưởng mới lạ đối với những diễn biến trên sân khấu mặc dù trước đó không lâu, trong cùng một ngày, cũng chương trình đó đã được diễn ra với MC là Nguyễn Ngọc Ngạn – Kỳ Duyên.

Đặc biệt mỗi lần thay đổi cảnh trí đối với những chương trình thu hình live, Nguyễn Ngọc Ngạn luôn phải tìm cách “câu giờ”, tùy theo thời gian chuyển cảnh giữa những tiết mục, nhưng “khó ở chỗ là nói làm sao để khán giả không biết là đang câu giờ“, theo như ông nói. Thời gian ngắn nhất để chuyển cảnh khoảng 3 phút và dài nhất có khi lên đến 10 phút hoặc hơn. Không ít khán thính giả thắc mắc về việc bằng cách nào người MC biết được cảnh trí đã được dàn dựng xong, sẵn sàng cho tiết mục kế tiếp, để ngưng câu chuyện đang kể trên sân khấu.

Điều này được Nguyễn Ngọc Ngạn giải thích: ”Ở giữa hoặc ở cuối rạp có một người cầm đèn pin mà khán giả không nhìn thấy. Người ta cho mình biết anh đó sẽ ngồi ở đâu. Thí dụ ngồi ở chân camera nào hay là ở hàng ghế thứ mấy. Anh ta đeo một headphone và trên sân khấu có stage manager cũng đeo một headphones. Khi nào trên stage manager dọn xong sân khấu ở sau bức màn, sẽ báo cho đạo diễn biết để ở trên sẽ nói xuống cho anh cầm đèn pin. Anh cầm đèn pin sẽ bấm hai cái thì tôi với cô Kỳ Duyên nhìn thấy. Nếu đang kể chuyện dở dang thì mình gấp rút kết luận để chuyển mục. Cho nên có nhiều chuyện định kể hoặc chưa kịp nói thì bỗng dưng thấy chớp đèn rồi thì mình mừng quá, mình vào luôn”.

Qua lời kể của Nguyễn Ngọc Ngạn, khán giả đã nhận biết được tầm mức quan trọng của một người được gọi là MC trong một chương trình video hoặc một “liveshow”. Ngoài tài ứng biến nhanh lẹ, thích ứng tức khắc với những thay đổi chương trình vào giờ chót cùng những lời đối đáp duyên dáng,…; người MC cần có một số vốn kiến thức về nhiều lãnh vực liên quan đến thời sự, xã hội, văn chương,… qua sự để tâm tìm tòi và nghiên cứu nhằm tạo thành “bài bản” để tạo cho người theo dõi những giây phút thích thú hay những nụ cười thoải mái. Nhiều năm qua, người đứng bên cạnh Nguyễn Ngọc Ngạn nhiều nhất trên sân khấu là MC Kỳ Duyên.

Trước mỗi chương trình thì họ thường bỏ ra tròn một ngày để cùng soạn “script” (kịch bản nói) cho một chương trình thu hình: “Tụi này có thói quen là cứ thứ 7 trình diễn thì bắt buộc phải dành trọn ngày thứ Tư làm việc. Qua đến thứ Năm, thứ Sáu ai rảnh thì ngồi coi. Coi để thêm đuợc cái gì thì thêm. Nhưng dĩ nhiên gọi là làm mất một ngày đó thì trong cái đầu mình phải tìm tòi, gom góp những chất liệu…

Kiến thức đâu có phải là cái một sớm một chiều mà xong, nó là cái chuyện tích tụ từ lâu rồi. Rồi đến lúc gặp một tình huống hay một cái gì vui vui thì trong đầu mình nẩy ngay ra ý tưởng thích hợp”. Tuy nhiên có những trường hợp tuy đã soạn “script” sẵn, nhưng khi lên sân khấu lại phải thay đổi để thích nghi với diễn biến trên sân khấu vì “có khi đổi cảnh nhanh quá, mình chưa kịp nói thì đã đổi xong. Khi đèn pin nó chớp tức là đổi cảnh xong thì phải giới thiệu ngay vào tiết mục kế tiếp”.

Đối với Nguyễn Ngọc Ngạn, mỗi khi hoàn tất vai trò MC cho một chương trình, ông đều cảm thấy “nhẹ bụng như đẻ xong đứa con”, vì đã phải trải qua những giây phút quá nặng nề khiến đầu óc luôn bị căng thẳng, nhất là những chương trình lớn, thu hình “live” chương trình có nội dung tổng hợp với những thị hiếu về âm nhạc khác biệt nhau: ”Theo tôi, khán giả tham dự những buổi trình diễn văn nghệ là một sự tổng hợp. Thí dụ có những người chỉ thích loại nhạc do Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan,… trình bày, thì khi nghe những ca sĩ khác thì coi như họ đành ngồi nghe thôi.

Ngược lại, có những người chỉ thích loại nhạc trình bày bởi Trường Vũ, Như Quỳnh, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh mà không thích loại nhạc tiền chiến. Nên khi những ca sĩ hát loại nhạc tiền chiến ra thì họ cũng phải chịu đựng, ngồi đó thôi. Cho nên chen vào giữa các bài hát mà mình không làm được cái gì để cho không khí vui lên thì sẽ làm khổ khán giả”. Những gì Nguyễn Ngọc Ngạn phải thực hiện khi làm MC không chỉ dừng lại ở đó mà ông còn được giao phó một số vai trò khác: “như tôi phải làm ảo thuật, phải làm xiệc thì phải tập dượt trước. Rồi những màn như trước đây tôi đu trực thăng hay là nhảy xuống Niagara Falls,… Bên cạnh đó, tôi và cô Kỳ Duyên cũng có khi đóng những tiểu phẩm nhỏ. Thí dụ như Phi Nhung – Mạnh Quỳnh hát cải lương xong kêu tôi bằng ba, tôi phải đi ra.

Có nhiều thứ lắm, không phải MC của Thúy Nga chỉ đứng giới thiệu không mà thôi. Thành ra chiếm rất nhiều thì giờ và đầu óc của mình”. Đối với người MC nhiều năm kinh nghiệm này, vấn đề khó khăn nhất hiện nay chính là vấn đề tìm kiếm để có được những mẩu chuyện vui để kể trên sân khấu, vì những câu chuyện thích hợp với khán thính giả Việt Nam càng ngày càng cạn.

Tuy ông có cả một tủ sách truyện vui cười của Mỹ, nhưng khi dịch sang tiếng Việt đã không áp dụng được với khán giả người Việt do cách chơi chữ khác biệt hoặc mang tính cách thời sự, không thích hợp với các khán thính giả Việt Nam. Cũng đã từng có rất nhiều người đóng góp những chuyện cười với ông qua trung tâm Thúy Nga, nhưng tuyển chọn để dùng được cũng mất nhiều thời gian.

Năm 2021, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã có cuộc phỏng vấn trên đài BBC Việt ngữ, khi được hỏi rằng để trở thành một MC thành công thì đòi hỏi phẩm chất nào, ông trả lời: “Cái này rất là cá nhân, không phải là khuôn mẫu cho người nào đi theo. Thí dụ như tôi là trời cho được một số đặc điểm chẳng hạn như tôi có giọng nói dễ nghe, có một trí nhớ tốt. Tôi đọc cái gì là tôi nhớ ngay, nhờ là những chuyện đọc cách đây mấy chục năm, chỉ đọc một lần là tôi nhớ, nên tôi không phải sử dụng Internet. Tất cả những gì tôi đọc ngày xưa hay là bây giờ, tôi mở sách, mở báo ra qua một lần, thì mấy chục năm sau tôi vẫn nhớ. Tức là trời cho tôi trí nhớ đó.

Thứ ba là trời cho tôi một óc khôi hài bén nhạy lắm, đang chuyện rất là nghiêm trọng, tôi có thể chuyển sang hài, rồi đang chuyện hài, tôi lại chuyển sang nghiêm trang. Thành ra những yếu tố đó là yếu tố trời cho và tôi dùng được để mà làm MC trên sân khấu”. Một điểm khác biệt của MC Nguyễn Ngọc Ngạn so với các đồng nghiệp khác khi dẫn chương trình, đó là ông… nói khá nhiều.

Có nhiều người tỏ vẻ không thích một MC nói chuyện nhiều như vậy, nhưng ngược lại thì phần đông khán giả khác lại yêu thích điều đó. Lý do là những chương trình Paris By Night ban đầu vốn chủ yếu dành cho khán giả người Việt ở hải ngoại. Những người lớn tuổi thì thích nghe kể chuyện dài dòng để nhớ về kỷ niệm, còn người Việt trẻ ở hải ngoại thì nghe ông Ngạn nói chuyện là cơ hội ít ỏi được nghe tiếng Việt, được nghe kể về văn hóa Việt Nam.

Sau này, ông Nguyễn Ngọc Ngạn đã giải thích lý do ông phải nói nhiều như vậy: “…tôi làm cái nghề đứng nói chuyện mà không có kịch bản. Tôi cũng xin mở ngoặc một đạo diễn rất nổi tiếng của Mỹ lần đầu tiên làm việc cho Paris By Night mà ông thấy tôi đứng suốt 5 tiếng đồng hồ nói, mà không hề có kịch bản (script) ở trước mặt, không có thiết bị nhắc đọc (teleprompter) gì cả, mà cứ nói không, vì nói trên Paris By Night phức tạp ở chỗ phải nói cho đến lúc nào đạo diễn trên xe đạo diễn ra dấu là sân khấu đã xong rồi mới được ngưng. Thì tôi cứ phải nói liên tục như vậy, khán giả không biết vì sao ông này ông cứ nói, thế nhưng sự thực ra ở trên sân khấu họ chưa có đèn bấm là sân khấu đã xong, thì tôi với cô Kỳ Duyên cứ phải nói, sau show đó, lần đầu tiên ông đạo diễn làm việc ở đó, ông chạy xuống bắt tay tôi và nói: ‘Tôi chưa từng thấy một người nào nói 5 tiếng đồng hồ mà không có teleprompter đặt trước mặt, mà ông vẫn nói và khán giả vẫn cười là làm sao…”

Vai trò MC nổi bật của Nguyễn Ngọc Ngạn hầu như đã khiến vai trò một người cầm bút của ông bị mờ nhạt. Mặc dù ông vẫn viết đều, nhưng không phát hành sách in nữa mà được thu audiobooks, rồi những năm gần đây được phát hành online trên YouTube. Từ năm 1992 đến nay, vì ông Ngạn đã quá thành công trong vai trò MC, nên công chúng, nhất là công chúng trẻ tuổi, không biết rằng ông đã có một số lượng tác phẩm văn học đồ sộ nhất nếu so với các tác giả khác ở hải ngoại.

Ngoài ra, hầu hết các vở hài kịch nổi tiếng trên chương trình Paris By Night đều là của ông viết kịch bản. Khởi đầu cầm bút viết tiểu thuyết từ năm 1979, in lần đầu năm 1986, đến nay nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã có 31 tác phẩm phát hành, ngoài ra còn 6 tác phẩm đã lên bản thảo chờ in. Nói đến “nhà văn” Nguyễn Ngọc Ngạn, hầu hết mọi người đều chỉ nghĩ đến truyện ma. Tuy nhiên ông chỉ chính thức chuyển qua viết truyện ma trong một dịp tình cờ năm 1999 sẽ nhắc đến ở phần sau của bài viết này. Khởi đầu, Nguyễn Ngọc Ngạn là nhà văn chuyên về viết truyện dài, truyện ngắn với chủ đề văn hóa, chính trị, phản ánh hiện thực cuộc sống. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn nói rằng ông được ông trời trao cho một khả năng thiên bẩm, đó là sức sáng tạo phong phú khi sáng tác truyện, và ông viết rất dễ dàng.

Chỉ cần suy nghĩ ra một cái sườn ban đầu, khi ngồi vào viết là chữ nghĩa tự tuôn ra ào ạt. Lối viết văn của ông là viết cho đại chúng, câu chữ dễ hiểu, cốt truyện đời thường, gần gũi với cuộc sống, vì ông quan niệm ít có người muốn đọc 1 cuốn sách có triết lý nặng nề. Vì vậy sách của Nguyễn Ngọc Ngạn bán rất chạy trong cộng đồng hải ngoại và thường được tái bản nhiều lần, từ cuốn đầu tiên là Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại, đến Xóm Đạo, Nước Đục…

Thậm chí có cả nhà xuất bản trong nước còn in lậu sách của Nguyễn Ngọc Ngạn để bán mà không hỏi ông, dĩ nhiên là cũng không trả tác quyền. Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết hiện nay ông còn tới 6 cuốn sách chưa có điều kiện phát hành, vì các nhà xuất bản sách tiếng Việt ở hải ngoại đã đóng cửa gần hết, rồi internet bùng nổ dẫn tới sự tàn lụi chung của sách in trên toàn thế giới. Thay vào đó là sách điện tử và audiobook.

Nói về audiobook, Nguyễn Ngọc Ngạn không phải là tác giả đầu tiên của Việt Nam chuyển sách in thành audiobook, nhưng ông lại là người thành công nhất kể từ khi bắt đầu làm audiobook năm 1994 dựa trên gợi ý của ca sĩ Duy Quang. Giải thích cho sự thành công của audiobook, Nguyễn Ngọc Ngạn cho rằng đối tượng khán giả của audiobook nhiều hơn, đặc biệt là trong thời kỳ bận rộn của cuộc sống công nghiệp, người ta không còn nhiều thời gian để đọc sách in, thay vào đó là vừa lái xe đến cơ quan vừa nghe truyện.

Audiobook cũng linh động hơn trong việc mô tả tình tiết câu chuyện, kết hợp với các hiệu ứng âm thanh sống động, làm truyện trở nên hấp dẫn hơn. Giọng đọc trong các audiobook với giọng nam là chính Nguyễn Ngọc Ngạn, còn giọng nữ ở thời điểm ban đầu là Kỳ Duyên, sau đó là các ca sĩ Ái Vân, Thanh Lan… rồi sau cùng ông chỉ hợp tác với nghệ sĩ Hồng Đào cho đến nay. Hồng Đào là một kịch sĩ, lại có thể nói cả giọng Nam lẫn giọng Bắc nên việc rất thích hợp trong công việc này.

Đúng 20 năm trước, vào năm 1999, Nguyễn Ngọc Ngạn thử nghiệm thu âm audiobook truyện ma, với truyện đầu tiên là Đêm Trong Căn Nhà Hoang, ngay lập tức đã đạt được thành công vang dội, trở thành một thương hiệu nổi tiếng của ông. Không chỉ ở hải ngoại, mà ở trong nước, thế hệ 7x trở về sau có lẽ ai cũng ít nhất 1 lần đã len lén mở nghe truyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn trong đêm. Người viết vẫn còn nhớ những ngày tháng ở ký túc xá đại học hồi gần 20 năm trước, cả phòng chỉ có được một cái máy tính pentium 3 kèm loa vi tính nhỏ xíu của thằng giàu nhất trong bọn.

Đêm nào phòng cũng tắt đèn tối om, cả đám trùm mền nghe Nguyễn Ngọc Ngạn thủ thỉ kể truyện ma, cùng với đủ thứ những âm thanh rùng rợn nhất của câu chuyện như tiếng thét, quạ kêu, chó sủa… Những kỷ niệm khó quên đó gắn liền với cả một thế hệ sinh viên, và có lẽ ở cả nhiều thành phần khác nữa. Nhiều người thích nghe truyện ma, có lẽ đó là những người trẻ tò mò, muốn thử cảm giác mạnh, thách thức bản năng sợ sệt của mình. Nhiều người rất sợ ma, nhưng vẫn thích nghe truyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn, càng sợ thì lại càng tò mò muốn nghe.

Nói về việc từ một nhà văn sáng tác truyện hiện thực xã hội chuyển sang viết truyện ma, Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại một cơ duyên tình cờ, giống như các sự tình cờ khác của các mốc thời gian quan trọng trong đời ông. Mùa Noel năm 1999, Nguyễn Ngọc Ngạn cùng với các ca sĩ hải ngoại khác đi tour trình diễn ở Châu Âu qua nhiều nước. Thông thường show sẽ được diễn từ 19h tối đến 2h sáng rồi lên xe sang nước khác “chạy show”. Trong quá trình di chuyển trong đêm đó, tính mạng của toàn bộ các nghệ sĩ được giao trọn vẹn cho người tài xế lái xe. Vì vậy mỗi người phải thay nhau kể chuyện để tài xế có thể tỉnh ngủ.

Cuối cùng ca sĩ Hương Lan kể một câu chuyện ma có thật mà cô chứng kiến khi đi diễn ở Bình Dương. Câu chuyện rùng rợn được mọi người tán thưởng nhiệt liệt. Nguyễn Ngọc Ngạn nghe xong, có suy nghĩ là ai cũng thích nghe truyện ma như vậy nên ông cũng muốn thử nghiệm, và rồi audiobook truyện ma đầu tiên: Đêm Trong Căn Nhà Hoang ra đời với thành công vang dội.

Với thời đại của internet ngày nay, chỉ với 1 smartphone, ai cũng có thể tìm nghe dễ dàng các audiobook truyện ma đó của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, vào bất kỳ lúc nào. Từ trước đến nay, các tác phẩm văn học của ông bị tải lậu rất nhiều lên YouTube, mà người trong “nghề” gọi là reup để kiếm tiền YouTube. Thậm chí nhiều kênh YouTube đã tự ý thay đổi tựa đề tên truyện. Sau một khoảng thời gian dài, cuối cùng Trung Tâm Thúy Nga cũng đã mở một kênh YouTube “chính chủ” để đăng tải các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ngạn.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn nói về việc ra mắt kênh YouTube chính thức Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có lần nói rằng nghề cầm bút ở hải ngoại chưa bao giờ có thể là một nghề chính. Vì vậy trong cùng một thời điểm, ông luôn phải làm một nghề khác nữa để kiếm tiền mưu sinh, và có thể nuôi được nghề văn như là một niềm đam mê, hoặc là một sự thao thức muốn được trải lòng qua trang giấy về những vấn đề xã hội. Khi từ Việt Nam sang tới Canada năm 33 tuổi, ông Nguyễn Ngọc Ngạn làm nghề phụ bếp, một thời gian sau đó ông làm dự án ở trong Bộ Y Tế ở Vancouver, sau đó ông lại chuyển về một vùng quê, làm công việc chạy máy xay lúa rất nặng nhọc. Rồi sau đó, từ một người viết văn, Nguyễn Ngọc Ngạn chuyển thành một nghệ sĩ trên Paris By Night.

Dù có được nhiều vinh quang trong vai trò MC, ông vẫn không ngừng viết văn, vì theo ông, nghề viết phải được thực hiện thường xuyên, nếu ngưng lâu thì khó có thể sáng tác lại. Cho dù làm bất kỳ nghề nào, Nguyễn Ngọc Ngạn nói rằng ông vẫn muốn rằng đến cuối cùng được là một người cầm viết kể chuyện, như trong một lần ông trả lời bài phỏng vấn: “Một mai khi giã từ sân khấu Paris By Night, nếu sức khỏe cho phép, tôi vẫn có thể tiếp tục viết văn hay viết kịch và thực hiện audiobook. Dù sao thì cái gốc căn bản của tôi vẫn là nhà văn”.

Trong một liveshow ca nhạc ở hải ngoại diễn ra vào ngày 22/8/2021, MC Nguyễn Ngọc Ngạn chính thức nói rằng sẽ giải nghệ vào năm 2022. Ngay sau đó, con trai của ông là John Dinh Vuong Nguyen viết trên facebook như sau: “Sau 30 biểu diễn trên sân khấu, đi khắp thế giới và có vô số những kỷ niệm, ba tôi, Nguyễn Ngọc Ngạn, đã chính thức xác nhận sẽ giải nghệ vào năm 2022. Ba đã thông báo vào ngày hôm qua tại liveshow Paris By Night ở Cali.

Tôi rất tự hào về những việc ba tôi đã làm trong suốt 30 năm qua. Tôi đã được đi chung, được xem tất cả chương trình ba tham gia, được gặp gỡ tất cả những nghệ sĩ trình diễn. Chắc hẳn là tất cả chúng ta đều sẽ nhớ MC Nguyễn Ngọc Ngạn và mong rằng mọi người sẽ có dịp nhìn thấy lần cuối cùng ba đứng trên sân khấu đại nhạc hội trước khi về hưu. Con yêu ba”. MC Nguyễn Ngọc Ngạn và con trai Dự kiến ông sẽ xuất hiện trong chương trình cuối cùng là Paris By Night số 134 sẽ diễn ra ở Thái Lan vào khoảng cuối năm 2022. Trả lời phỏng vấn đài BBC, ông Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết đã có ý định nghỉ hưu từ nhiều năm trước, nhất là sau lần phải đi cấp cứu khi sang Singapore thu hình cuốn Paris By Night số 130.

Ông nói: “Ngay khi cấp cứu xong, phục hồi sức khỏe lại bình thường, thì tôi lại làm được show suôn sẻ, nhưng ngay sau show đó, cô Tô Ngọc Thủy là Giám đốc của Trung tâm Thúy Nga và tôi có ý định là sẽ làm một show nữa vào năm 2020 tại Bangkok, lấy tên là ‘Nguyễn Ngọc Ngạn giã từ sân khấu’. Lý do làm show đó tại Bangkok là để đón khán giả từ Việt Nam qua và làm một show tại Mỹ, rồi sau thì ngừng hẳn không làm show nữa, kể cả những live show thường đi hàng tuần cũng nghỉ luôn. Là vì thứ nhất tuổi tác, thứ hai là sức khỏe và thứ ba vì sau hai lần bị vào cấp cứu, tôi thấy sự có mặt của mình làm phiền cho những người xung quanh quá, phiền cho ê kíp làm việc cho Thúy Nga, từ Ban giám đốc cho đến anh chị nghệ sĩ.

MC chỉ có hai người là tôi và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, mà mỗi lần tôi phải chạy vào cấp cứu làm cho sự lo lắng của Ban giám đốc cũng như của anh chị em nghệ sỹ và bao nhiều chuyên viên, cho nên tôi quyết định là đã đến tuổi và đến mức sức khỏe không cho phép mình có thể đứng trên sân khấu được nữa”. Việc MC Nguyễn Ngọc Ngạn quyết định về hưu là một mất mát lớn đối với trung tâm Thúy Nga, vì 30 năm qua ông được xem là “linh hồn” của chương trình chương trình Paris By Night với lối dẫn chuyện riêng biệt, khai phá một hướng đi hoàn toàn mới.

Từ 10 năm trước, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã từng nghỉ một vài số Paris By Night, khi trung tâm đã cố gắng tìm kiếm người thay thế, nhưng đều thất bại, cuối cùng ông phải xuất hiện trở lại bên cạnh MC Kỳ Duyên cho đến nay. Lần này, vì tuổi cao sức yếu của vị MC lão làng này, trung tâm Thúy Nga có lẽ đành phải chính thức tìm phương án “hậu Nguyễn Ngọc Ngạn”, dù là khó khăn nhưng trước sau gì cũng phải xảy ra.

MC Nguyễn Ngọc Ngạn nói rằng ông có ý kiến là nếu mời một người dẫn chương trình khác thay Nguyễn Ngọc Ngạn, thì có thể người đó phải làm MC theo một đường lối khác, chứ không nên làm cái kiểu của Nguyễn Ngọc Ngạn nữa. “…bởi vì thế hệ trẻ bây giờ không trải những thăng trầm của đất nước nhiều, cho nên kiến thức về tất cả những chuyện đã trải qua trong nửa thế kỷ vừa qua của Việt Nam có thể sẽ không nằm trong đầu họ như là với thế hệ của tôi. Bởi vậy cho nên có thể Trung tâm Thúy Nga sẽ tìm một người MC, nhưng người MC đó sẽ đi theo một đường hướng mới nào đó.

Sẽ có những người thay thế mình và họ cũng vẫn sẽ thành công lớn, mà không cần phải đi theo con đường của Nguyễn Ngọc Ngạn, là con đường của một ông thầy giáo, đó là ý kiến cá nhân của tôi như thế” (MC Nguyễn Ngọc Ngạn chia sẻ trên BBC)

Người đi xe máy nên đổ xăng A92 hay A95 tốt hơn: Tưởng đơn giản mà 90% làm sa-i tốn tiền, h-ại xe

0

Đã bao giờ bạn tự hỏi với người đi xe máy thì nên đổ loại xăng A92 hay A95 sẽ phù hợp hơn chưa? Để biết chi tiết mời tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Người đi xe máy nên đổ xăng A92 hay A95 sẽ tốt hơn?

Đi xe máy đã lâu nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết xe mình nên đổ loại xăng 92 hay 95 sẽ tốt hơn. Rất nhiều người trong chúng ta đi đổ xăng sẽ chẳng bao giờ quan tâm tới việc người bán xăng sẽ bơm cho chúng ta loại xăng gì? Mà chỉ cần đó là xăng bớm xong chúng ta có thể tiếp tục bon bon trên đường là được.

Việc lựa chọn loại xăng nào để đổ cho xe hoàn toàn do nhân viên cây xăng lựa chọn cho khách. Như vậy, bạn hoàn toàn phó mặc cuộc sống của mình cho người khác quyết định là điều không thể nào chấp nhận được.

Bởi vì nếu như bạn sử dụng loại xăng không phù hợp với loại xe mình đang sử dụng thì sẽ ảnh hưởng tới xe. Đồng thời, việc chọn xăng không đúng loại cũng sẽ gây hao tốn tiền bạc nhiên liệu.
do-xang-2
Trên thực tế, con số 92 và 95 đều là chỉ số Octane hay còn gọi là khả năng chống kích nổ của xăng. Chỉ số này càng cao, đồng nghĩa với khả năng chống kích nổ càng tốt. Dựa vào thông tin này, cho thấy xăng A95 hay Ron 95 là xăng cao cấp hơn dòng 92, sẽ giúp động cơ hoạt động trơn tru và có khả năng chống kích nổ cao hơn.

Điều này không chính xác hoàn toàn vì mỗi loại xe máy đều phù hợp với mỗi loại xăng riêng biệt, và không nhất thiết phải chọn xăng cao cấp nếu không cần thiết.

Theo các chuyên gia, hầu hết các loại xe máy phổ biến tại Việt Nam hiện nay đều có tỷ số nén dưới 10:1 như Honda Wave, Super Dream, Exciter, Mio hay Jupiter, do vậy có thể đổ xăng A92, và không nhất thiết phải đổ xăng 95 có giá đắt hơn. Hơn nữa, nếu xe có tỷ số nén dưới 11:1, người dùng vẫn có thể chọn xăng 92 để đổ.  Bởi loại xăng này vừa tốt với máy xe của bạn vừa rẻ tiền hơn.
di xe may do loai xang 92 hay 95 thi loi hon
Ở một mặt khác, các nhà sản xuất dòng xe tay ga cao cấp như Honda SH, Piaggio hay Spacy khuyến cáo người dùng nên đổ xăng A95 cho những loại xe này.

Những mẫu xe ga cao cấp này khi được đổ xăng cao cấp sẽ giảm thiểu khả năng bị hao năng lượng, nóng máy hay hỏng xe sau một thời gian sử dụng. Về lâu dài, nếu đi xe tay ga cao cấp, bạn nên sử dụng xăng 95 để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành của khối động cơ.

Như vậy, nếu như bạn chỉ dùng loại xe số hoặc xeo có chỉ số động cơ phân khối thấp thì không nhất thiết phải đổ xăng A95 vừa đắt hơn vừa không thật sự tốt cho động cơ máy của bạn. Bạn chỉ cần đổ loại xăng A92 là phù hợp rồi. Còn với những người dùng xe phân khối lớn hoặc ô tô xe máy dòng cao cấp đắt tiền thì nên sử dụng loại xăng A95 sẽ tốt hơn cho máy

Vì sao bị chử:i vuốt mặt không kịp nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn vẫn có khả năng kiếm tiền dễ như ăn kẹo, nghe lý do khó chấp nhận được

0

Mặc dù nổi tiếng với vai trò là một nhà văn trước, nhưng kể từ lúc chuyển sang làm công việc người dẫn chương trình trên Paris By Night từ năm 1992, có thể nói Nguyễn Ngọc Ngạn đã trở thành MC thành công nhất hải ngoại, một tượng đài khó ai có thể vượt qua trong lĩnh vực này. Sau 30 năm đứng trên sân khấu dẫn chương trình đại nhạc hội, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã chính thức thừa nhận sẽ về hưu vào năm 2022.

Là một người nổi tiếng, ông nhận được nhiều sự yêu thích từ công chúng, và đôi khi cũng ngược lại, Nguyễn Ngọc Ngạn không thể tránh khỏi những bị những ý kiến trái chiều về mình. Nhưng dù thế nào thì cũng không ai có thể phủ nhận được những đóng góp của Nguyễn Ngọc Ngạn trong lĩnh vực dẫn chương trình. Trong một bài báo, nhạc sĩ Nam Lộc, là người đã làm MC trước Nguyễn Ngọc Ngạn khá lâu, đã nói đại ý rằng chúng ta nên cảm ơn Nguyễn Ngọc Ngạn, vì nhờ có ông mà khán giả mới nhận thấy được rằng nghề MC cũng thật trang trọng trong các chương trình ca nhạc, tạp kỹ. Để giải thích cho việc đạt được những thành công vang dội trong một công việc mà ông luôn xem là nghề tay trái, có thể nói rằng Nguyễn Ngọc Ngạn là người tiên phong cho một lối dẫn chuyện có bài bản, không phải là nói ngẫu hứng như những chương trình ca nhạc Việt Nam trước đó.

Cách nói chuyện có duyên, có kiến thức, am hiểu về lịch sử văn hóa, lại nói theo bài bản đã được soạn ra trước, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã cuốn hút được người nghe, người xem. Ngoài ra, có thể nói ông có năng khiếu đặc biệt trong cách nói chuyện và kể chuyện, có khả năng nói giống như là viết, nói được một cách lưu loát, rành mạch, rõ ràng, dễ dàng truyền tải được nội dung đến người nghe. Khi nói về những công việc đã gắn bó với mình suốt hơn 40 năm qua, Nguyễn Ngọc Ngạn chia sẻ rằng tất cả đều sự tình cờ, và ông chưa bao giờ chủ định là sẽ làm công việc dẫn chương trình, cũng như công việc viết sách bắt đầu vào năm 1979 cũng là do hoàn cảnh đẩy đưa, khi ông đặt chân đến xứ người.

Trước đó ông là một quân nhân, đồng thời là thầy giáo từ trước 1975. Cuộc sống ngoài đời của Nguyễn Ngọc Ngạn cùng những sinh hoạt đời thường ít được nhiều người biết tới, và nhiều người cảm thấy bất ngờ khi nghe ông tiết lộ: “Tôi không có e-mail, không có computer và là người nghệ sĩ duy nhất trên thế gian này không có Cell phone. Tôi không biết computer là gì. Người ta cứ bảo tôi là e-mail, tôi không hiểu e-mail là gì. Người ta hỏi ông có vào internet không? Tôi bảo không biết internet là cái gì mà vào”. Việc không sử dụng những phương tiện hiện đại trong một xã hội văn minh, tân tiến của Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đã làm cho ban giám đốc trung tâm Thúy Nga gặp khó khăn khi có việc cần liên lạc gấp. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ngạn có lý do riêng cho việc không dùng điện thoại di động như sau: “Thủy với ông Lai bảo tôi là làm việc hàng ngày mà sao không có e-mail, không có Cell phone. Tôi trả lời là thứ nhất tôi không ra khỏi nhà, tôi xài cell phone làm chi?” Như vậy, khán giả của Nguyễn Ngọc Ngạn biết thêm một sự thật về ông – người được coi là rất bận rộn với nhiều mối quan hệ.

Nhưng thật ra ông sống một cách gần như biệt lập cùng vợ con tại tư gia ở thành phố Toronto, là nơi chỉ tiếp đón những bạn bè thân thiết. MC Nguyễn Ngọc Ngạn và vợ con Ngoài những chuyến lưu diễn cho các “live shows” hoặc thu hình cho trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn chỉ dành thì giờ cho việc đọc sách, viết sách hoặc coi phim: “Nhất là phim thì tôi phải coi thường xuyên, gần như ngày nào cũng phải coi những shows Mỹ để có thể học hỏi ở đó rất nhiều“. Chính nhờ sự học hỏi và tìm tòi đó, Nguyễn Ngọc Ngạn đã có thêm được nhiều kinh nghiệm để bổ sung cho hai nghề nghiệp chính của ông từ nhiều năm qua là viết văn và điều khiển chương trình.

Trong đó nghề MC của ông ngày càng tỏ ra lấn lướt nghề viết văn đã có từ năm 1979. Nguyễn Ngọc Ngạn sinh ngày 9 tháng 3 năm 1946 tại Sơn Tây, là người con thứ ba trong một gia đình có 6 người con, 5 trai và một gái. Ông có một người em trai là nhạc sĩ Ngọc Trọng, tác giả bài Buồn Vương Màu Áo. Năm lên 8, Nguyễn Ngọc Ngạn theo gia đình xuống Hà Nội, sau đó ra Hải Phòng để di cư vào Nam năm 1954. Những năm đầu tiên, gia đình ông cư ngụ trong một xóm Công Giáo gần Củ Chi.

Nhờ có một trí nhớ tốt cùng với một đầu óc quan sát tinh tế từ khi còn nhỏ, những sinh hoạt diễn ra trong cái giáo xứ nhỏ bé và nghèo nàn thời đó đã in sâu trong đầu một cậu thiếu niên chưa quá 10 tuổi. Bối cảnh đó sau này đã được Nguyễn Ngọc Ngạn khai thác để viết thành tiểu thuyết “Xóm Đạo”: “Trời sinh cho tôi được một trí nhớ rất là đặc biệt tức là có những chuyện gì tôi đọc qua hoặc tôi nghe người ta kể qua một lần thì có thể mấy chục năm sau tôi vẫn nhớ“.

Mặc dù trước đó chưa bao giờ nghĩ rằng đến một ngày sẽ thành nhà văn, nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết nhờ mê đọc sách từ khi còn nhỏ đã giúp ông rất nhiều trong nghề viết văn, công việc chỉ đến một cách tình cờ sau khi ông rời Việt Nam: “Đặc biệt là tôi mê đọc tiểu thuyết từ nhỏ. Bố mẹ cấm, tôi cũng trùm mền đọc. Thí dụ những cuốn đầu tiên là của Tự Lực Văn Đoàn trong khi tôi học năm đệ Thất, đệ Lục. Dù bố mẹ có cấm cũng đi ra lề đường Lê Văn Duyệt để mua sách đọc. Nhiều khi gia đình ngủ rồi,tôi vẫn ra ngoài hè đọc sách một mình dưới trời sáng trăng hay thắp ngọn đèn dầu ngồi đọc lén. Thời bấy giờ bố mẹ khó khăn, cấm đọc tiểu thuyết mà! Phải công nhận là tôi đã có năng khiếu về văn chương từ nhỏ “.

Với cách sử dụng ngôn ngữ dí dỏm và lối hành văn gọn gàng và xúc tích, Nguyễn Ngọc Ngạn đã gây được nhiều chú ý ngay từ tập sách được phát hành đầu tiên của ông tại hải ngoại là “Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn”. Năm 1957, gia đình Nguyễn Ngọc Ngạn di chuyển vào Sài Gòn và cư ngụ trên đường Thoại Ngọc Hầu, vùng ngã ba Ông Tạ. Những năm trung học, Nguyễn Ngọc Ngạn theo học trường Nguyễn Bá Tòng đến năm đệ nhị. Nhờ đậu cao kỳ thi Tú Tài 1, ông được nhận vào trường Chu Văn An và lấy bằng Tú Tài 2 tại đây.

Một điểm đặc biệt là trong những năm theo học trường Nguyễn Bá Tòng, ông luôn được giữ vai trò trưởng ban kịch của lớp. Ít người ngờ rằng một nhà văn, một MC nổi tiếng như Nguyễn Ngọc Ngạn khi còn trẻ lại nuôi một giấc mơ là bước vào lãnh vực kịch nghệ, mặc dù tự nhận có năng khiếu về văn chương: “Lúc trẻ tôi có 2 giấc mộng. Thứ nhất là kịch, tôi mong trở thành một người viết kịch hay một người diễn kịch, chứ giấc mộng nhà văn nó mờ nhạt lắm.”

Khi lên đệ Tam, Nguyễn Ngọc Ngạn chuyển qua ban Văn Chương để được giáo sư Pháp Văn là nhạc sĩ Lê Thương chú ý đến khả năng đóng kịch nên đã khuyến khích theo học bộ môn này tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Tuy nhiên sau hai tháng theo học, Nguyễn Ngọc Ngạn nhận ra mình bị hạn chế rất nhiều trong lĩnh vực này vì bị cận thị nặng, và thời đó thì cũng chưa có “contact lens” như hiện nay để hỗ trợ. Sau khi quan sát những vai diễn trên sân khấu, ông cho rằng nếu có đóng kịch thì chỉ có vai trò… thầy giáo là thích hợp nhất đối với mình do cặp kính cận dầy cộm.

Ngoài ra, cha mẹ của ông đã khuyên con nên chú tâm học hành để lấy được bằng Tú Tài toàn phần hơn là khuyến khích đi theo con đường văn nghệ. Trước khi giã từ trường Quốc Gia Âm Nhạc, Nguyễn Ngọc Ngạn còn chuyển qua lớp chèo cổ một thời gian ngắn: “Là vì có mấy cô gái học chèo cổ rủ tôi sang, tôi cũng sang, cũng học vài câu chèo cổ như “ông Giăng khuyết chứ ông Giăng lại tròn này kia! Tôi học chèo cổ thêm được mấy tháng nữa.

Rồi bố tôi bảo sắp thi thì đi về, tôi mới đành về đấy chứ!” Cũng vì yêu thích văn nghệ, Nguyễn Ngọc Ngạn đã tự học nhạc lấy qua sách vở, để có một thời gian được mời dạy nhạc cho các trường Lê Bảo Tịnh và Saint Thomas. Hết trung học, Nguyễn Ngọc Ngạn theo học đại học Văn Khoa và sau đó trở thành giáo sư ngoại ngạch cho một số trường công. Ngoài giấc mơ trở thành một diễn viên hay một nhà viết kịch lúc còn trẻ, Nguyễn Ngọc Ngạn còn mong muốn thực hiện được những công tác xã hội: “Thí dụ như thích xây một ngôi trường hoặc xây một cái cô nhi viện. Ngay từ nhỏ tôi đã thích làm được những việc như vậy…”

Năm 1970, Nguyễn Ngọc Ngạn bước vào đời sống quân ngũ, sau khi lập gia đình với một nữ sinh trường Saint Thomas tên Lê Thị Tuyết Lan. Đầu tiên ông ở Sư Đoàn 9 Bộ Binh, sau đó được đổi về Tiểu Khu Định Tường, nhưng không về tiểu khu mà về tiểu đoàn tác chiến ở quận Cái Bè. Nhớ lại cuộc đời quân ngũ, Nguyễn Ngọc Ngạn có rất nhiều kỷ niệm, nhưng ông nhớ nhất là những kỷ niệm trong thời gian phục vụ tại Tiểu Đoàn Địa Phương Quân Tác Chiến: ”Gần như cả một tiểu đoàn không có một người nào là người Bắc cả. Cho nên ông tiểu đoàn trưởng không cần nhớ tên tôi.

Ông ấy cứ kêu tôi là thiếu úy Bắc Kỳ”. Tại đây, “thiếu úy Bắc Kỳ” giữ chức vụ trung đội trưởng vũ khí nặng vào khoảng năm 1972, sau đó Nguyễn Ngọc Ngạn được làm đại đội phó và một thời gian sau được chuyển về bộ chỉ huy và cuối cùng được làm sĩ quan quản trị nhân viên, coi quân số của tiểu đoàn. Đến năm 1974, khi Nguyễn Ngọc Ngạn mới có con được nửa năm thì được bộ giáo dục biệt phái về dạy học tiếp với cấp bậc trung úy. Sau khi dạy được đúng một niên khoá thì xảy ra biến cố 1975. Sau thời gian đó, Nguyễn Ngọc Ngạn đi tù và được trở về vào năm 1978, rồi tìm đường ra nước ngoài với người vợ đầu tiên cùng con trai lúc đó được hơn 4 tuổi. Chuyến hải hành kinh hoàng đó đã đưa ông sang được bên kia bờ đại dương, nhưng lại bị mất đi 2 người thân yêu nhất là vợ và con.

Sự kiện đó đã trở thành một nỗi ám ảnh kinh hoàng với Nguyễn Ngọc Ngạn, để từ đó ông mang nhiều suy tư khi hồi tưởng về thân phận những người phụ nữ. Sau khi đặt chân đến Canada năm 1979, ông bắt đầu bước vào nghề viết văn với tiểu thuyết đầu tay “Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại”. Ba năm sau, ông gia đình lần thứ hai vào ngày 19 tháng 6 năm 1982 với một thiếu nữ tên Diệp, khi đó 28 tuổi. MC Nguyễn Ngọc Ngạn và người vợ thứ 2 Nguyễn Ngọc Ngạn trên video… Nguyễn Ngọc Ngạn đến với trung tâm Thúy Nga trong một trường hợp rất bất ngờ: ”Tôi không hiểu tại sao một hôm 10 tháng 5 năm 1992, khi đi làm về thì thấy ở trong máy nhắn có một người nói là trung tâm Thúy Nga mời tôi sang Paris giới thiệu chương trình. Về sau tôi mới biết đó là ông Tô Văn Lai…

“ Thật ra, Nguyễn Ngọc Ngạn được ban giám đốc của trung tâm Thúy Nga để ý và muốn mời cộng tác, vì lúc đó ông đã là một người viết văn nổi tiếng, có được một số độc giả đông đảo. Trong thời điểm đó thì Thúy Nga cũng muốn tìm một đường hướng mới cho vai trò MC mà trước đó chưa phải là một người quan trọng của show. Thời gian sau này, Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết thêm lý do của sự hợp tác mang tính lịch sử đó. Vào thời điểm thập niên 1990, băng dĩa nhạc thường được bán trong nhà sách. Khi ông Tô Văn Lai đi phát hành băng thì ghé hỏi chủ tiệm sách là hiện thời sách của tác giả nào bán chạy nhất, hầu hết các tiệm đều trả lời là sách của Nguyễn Ngọc Ngạn, từ đó trung tâm Thúy Nga mời nhà văn này đến thử nghiệm dẫn chương trình.

Thời gian đó Nguyễn Ngọc Ngạn đang đi làm cho một công ty bảo hiểm. Ngoài ra ông còn làm thêm về thông dịch và cùng với người vợ sau tại một thư viện ở Toronto. Trước lời mời bất ngờ trong một lãnh vực quá mới lạ, Nguyễn Ngọc Ngạn trả lời cần có thời gian suy nghĩ. Trước đó từ năm 1987, ngoài việc sáng tác, Nguyễn Ngọc Ngạn còn hợp tác với một người Đài Loan tên Chiêu, làm tại thư viện trung ương Toronto, để viết truyện song ngữ thiếu nhi Anh Việt như Hoa Mộc Lan, Tôn Ngộ Không, Ông Chiêu nhận thấy sách của Nguyễn Ngọc Ngạn được hỏi mượn rất nhiều ở thư viện nên nẩy ra ý định mời ông cộng tác. Tổng cộng ông đã viết được khoảng 50 quyển sách loại này, hiện vẫn được lưu giữ trong các thư viện…

Trước khi đến với Thuý Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn đã chính thức bước vào nghề viết văn khi còn ở đảo Prince Rupert, tại Vancouver, Canada. Trong lĩnh vực văn chương, chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn Ngọc Ngạn đã trở thành “nổi đình nổi đám“ với những Nước Đục, Cõi Đêm,… và được rất nhiều báo chí và nhà xuất bản mời viết. Nhưng số mệnh đã đưa đẩy Nguyễn Ngọc Ngạn đến một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ, không bao giờ nghĩ tới: “tôi nằm ở đây mà có người bưng tôi lên sân khấu chứ tôi không có tìm, thành thử về sau, tôi mới tin người ta phải có số”. “Thật sự ra trước khi tôi làm Paris By Night và nhất là trước khi xảy ra vụ cuốn video Mẹ thì tôi không tin lắm…

Nhưng sau, tôi nhờ những ông thầy giỏi coi tử vi cho thì tôi thấy y chang”. Nói về số mệnh, Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại rằng có lần ông đã tình cờ hỏi nhạc phụ – vốn là một người giỏi về tử vi – về tương lai của mình, và được cho biết là “tên tuổi như vậy có ăn thua gì đâu, vài năm nữa sẽ lừng lẫy”. Lúc đó ông đã là một nhà văn có tiếng, và nghĩ rằng như vậy là đã quá nhiều rồi. Nhưng sau khi cộng tác với trung tâm Thúy Nga, ông mới nghiệm thấy rất đúng, vì dù sao viết văn cũng chỉ có một số độc giả cũng hạn chế, không sao so được với khán thính giả đông đảo của những chương trình Paris By Night. Sau khi nhận được lời mời từ trung tâm Thúy Nga, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn bay sang Paris gặp vợ chồng ông Tô Văn Lai – Thúy Nga để thảo luận về công việc, tuy nhiên sau đó ông vẫn còn lưỡng lự trước lời mời làm người điều khiển chương trình, với lý do là: “vì trong văn giới đã có tiếng, bây giờ làm MC mà không được thì kỳ”. Vì vậy Nguyễn Ngọc Ngạn đã xin có thêm một thời gian để suy nghĩ, đồng thời dò hỏi ý kiến những người trong gia đình cùng một số học trò cũ gặp tại Paris, thì tất cả đều phản đối. Ngay cả những người em vợ và chính vợ ông cũng không ủng hộ nhận lời làm MC.

 

Chỉ có một người duy nhất ủng hộ ông, đó là nhạc sĩ Ngọc Trọng, người em út trong gia đình, với lý do muốn bố còn ở Việt Nam thấy mặt ông, dù là qua hình ảnh và chỉ cần xuất hiện trên một chương trình video, rồi sau đó ngưng luôn cũng được. Vợ ông, trước lý do hợp lý đó cũng đã đổi ý và khuyên ông nên nhận lời. Từ những khuyến khích với lý do thiên về về tình cảm gia đình đó, Nguyễn Ngọc Ngạn gọi điện thoại cho ông Tô Văn Lai, đồng ý xuất hiện trong chương trình Paris By Night 17, thu hình tại Paris, ”Nhưng không biết có làm lâu dài hay không, nên tôi dứt khoát không may quần áo mới, tôi mặc bộ đồ tôi vẫn đi làm ở thư viện thường ngày. Tôi vẫn mang cái kính cũ, tôi đi đôi giầy cũ, tôi không có thay một cái gì cả. Và tóc tai là tôi cũng tự chải chứ không để ai chải đầu, làm tóc hết. Vì không biết người ta có mướn mình làm nữa hay không và mình cũng không có ý định làm lâu, thành ra tôi không có gì thay đổi”. Chỉ sau khi nói vài lời mở đầu và sau đó giới thiệu nhạc phẩm “Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội” của Phạm Đình Chương do Ái Vân và Hương Lan trình bày trên Paris By Night 17, ban giám đốc trung tâm Thúy Nga đã đề nghị Nguyễn Ngọc Ngạn cộng tác độc quyền. Với một giọng nói “ăn micro” cùng một đường hướng khác biệt với những người đi trước, Nguyễn Ngọc Ngạn đã ít nhiều gây được một ấn tượng tốt.

Ông kể: ”Tôi chỉ biết là khi lên sân khấu, tôi chỉ mới nói mấy câu mở đầu thôi, nhờ cái giọng tôi ăn micro lắm nên gây được ấn tượng cho người ta. Thứ hai là lối nói của tôi có vẻ thầy giáo. Tôi nghĩ trong đầu là những người MC trước họ cười nhiều quá. Bây giờ mình phải làm ngược là không cười. Họ nói những chuyện bình thường trong đời sống, bây giờ tôi phải đưa một chút văn chương và một chút triết học vào”. Ngay trong chương trình video đầu tiên, Nguyễn Ngọc Ngạn đã đưa vào phần giới thiệu chương trình một số câu thơ của Thanh Tâm Tuyền vì muốn làm một điều gì khác biệt với trước đó, nhất là muốn khai thác kiến thức về văn chương của mình.

Theo ông, đó là một cách thử, nhưng không ngờ lại gây được chú ý. Sau khi video Paris By Night 17 phát hành, đã có một số trung tâm gọi đến mời Nguyễn Ngọc Ngạn đảm nhiệm vai trò MC, nhưng ông đều từ chối vì đã nhận lời cộng tác độc quyền với Thúy Nga, vì nhận thấy trung tâm này thích hợp với đường lối của mình. “Ông giáo làng Nguyễn Ngọc Ngạn“ đã chứng tỏ được điều “hữu chiêu thắng vô chiêu”, như nhạc sĩ Song Ngọc đã nhận xét về ông sau khi cuốn video trên phát hành trong một bài báo ngắn. Trước khi gặp Nguyễn Ngọc Ngạn, trung tâm Thúy Nga đã mời Đỗ Văn làm MC cho video 18 với chủ đề Phạm Duy. Ngoài ra cũng đã mời Kim Anh – Trần Quốc Bảo cho chương trình đặc biệt Giáng Sinh; Lê Văn cho chương trình Phạm Duy 2 và La Thoại Tân cho một chương trình khác. Vì vậy dù đã nhận lời cộng tác độc quyền nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn muốn Thúy Nga giữ lời hứa với những người đã mời nên ông chỉ xuất hiện sau đó, từ chương trình Paris By Night 20 trở về sau.

Nhiều năm đứng trên sân khấu Paris By Night, nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết ông không hài lòng một chương trình nào một cách trọn vẹn, do đầu óc luôn căng thẳng vì những chương trình thu hình thường kéo quá dài. Nhiều khi có những chương trình được thu hình 2 xuất trong một ngày, chỉ cách nhau chừng hai tiếng với sự thay đổi về thành phần ca sĩ. Ông luôn cố gắng làm thế nào để những khán giả tham dự xuất thứ hai có cảm tưởng mới lạ đối với những diễn biến trên sân khấu mặc dù trước đó không lâu, trong cùng một ngày, cũng chương trình đó đã được diễn ra với MC là Nguyễn Ngọc Ngạn – Kỳ Duyên. Đặc biệt mỗi lần thay đổi cảnh trí đối với những chương trình thu hình live, Nguyễn Ngọc Ngạn luôn phải tìm cách “câu giờ”, tùy theo thời gian chuyển cảnh giữa những tiết mục, nhưng “khó ở chỗ là nói làm sao để khán giả không biết là đang câu giờ“, theo như ông nói. Thời gian ngắn nhất để chuyển cảnh khoảng 3 phút và dài nhất có khi lên đến 10 phút hoặc hơn. Không ít khán thính giả thắc mắc về việc bằng cách nào người MC biết được cảnh trí đã được dàn dựng xong, sẵn sàng cho tiết mục kế tiếp, để ngưng câu chuyện đang kể trên sân khấu.

Điều này được Nguyễn Ngọc Ngạn giải thích: ”Ở giữa hoặc ở cuối rạp có một người cầm đèn pin mà khán giả không nhìn thấy. Người ta cho mình biết anh đó sẽ ngồi ở đâu. Thí dụ ngồi ở chân camera nào hay là ở hàng ghế thứ mấy. Anh ta đeo một headphone và trên sân khấu có stage manager cũng đeo một headphones. Khi nào trên stage manager dọn xong sân khấu ở sau bức màn, sẽ báo cho đạo diễn biết để ở trên sẽ nói xuống cho anh cầm đèn pin. Anh cầm đèn pin sẽ bấm hai cái thì tôi với cô Kỳ Duyên nhìn thấy. Nếu đang kể chuyện dở dang thì mình gấp rút kết luận để chuyển mục. Cho nên có nhiều chuyện định kể hoặc chưa kịp nói thì bỗng dưng thấy chớp đèn rồi thì mình mừng quá, mình vào luôn”.

Qua lời kể của Nguyễn Ngọc Ngạn, khán giả đã nhận biết được tầm mức quan trọng của một người được gọi là MC trong một chương trình video hoặc một “liveshow”. Ngoài tài ứng biến nhanh lẹ, thích ứng tức khắc với những thay đổi chương trình vào giờ chót cùng những lời đối đáp duyên dáng,…; người MC cần có một số vốn kiến thức về nhiều lãnh vực liên quan đến thời sự, xã hội, văn chương,… qua sự để tâm tìm tòi và nghiên cứu nhằm tạo thành “bài bản” để tạo cho người theo dõi những giây phút thích thú hay những nụ cười thoải mái. Nhiều năm qua, người đứng bên cạnh Nguyễn Ngọc Ngạn nhiều nhất trên sân khấu là MC Kỳ Duyên. Trước mỗi chương trình thì họ thường bỏ ra tròn một ngày để cùng soạn “script” (kịch bản nói) cho một chương trình thu hình: “Tụi này có thói quen là cứ thứ 7 trình diễn thì bắt buộc phải dành trọn ngày thứ Tư làm việc. Qua đến thứ Năm, thứ Sáu ai rảnh thì ngồi coi. Coi để thêm đuợc cái gì thì thêm. Nhưng dĩ nhiên gọi là làm mất một ngày đó thì trong cái đầu mình phải tìm tòi, gom góp những chất liệu…

Kiến thức đâu có phải là cái một sớm một chiều mà xong, nó là cái chuyện tích tụ từ lâu rồi. Rồi đến lúc gặp một tình huống hay một cái gì vui vui thì trong đầu mình nẩy ngay ra ý tưởng thích hợp”. Tuy nhiên có những trường hợp tuy đã soạn “script” sẵn, nhưng khi lên sân khấu lại phải thay đổi để thích nghi với diễn biến trên sân khấu vì “có khi đổi cảnh nhanh quá, mình chưa kịp nói thì đã đổi xong. Khi đèn pin nó chớp tức là đổi cảnh xong thì phải giới thiệu ngay vào tiết mục kế tiếp”. Đối với Nguyễn Ngọc Ngạn, mỗi khi hoàn tất vai trò MC cho một chương trình, ông đều cảm thấy “nhẹ bụng như đẻ xong đứa con”, vì đã phải trải qua những giây phút quá nặng nề khiến đầu óc luôn bị căng thẳng, nhất là những chương trình lớn, thu hình “live” chương trình có nội dung tổng hợp với những thị hiếu về âm nhạc khác biệt nhau: ”Theo tôi, khán giả tham dự những buổi trình diễn văn nghệ là một sự tổng hợp. Thí dụ có những người chỉ thích loại nhạc do Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan,… trình bày, thì khi nghe những ca sĩ khác thì coi như họ đành ngồi nghe thôi.

Ngược lại, có những người chỉ thích loại nhạc trình bày bởi Trường Vũ, Như Quỳnh, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh mà không thích loại nhạc tiền chiến. Nên khi những ca sĩ hát loại nhạc tiền chiến ra thì họ cũng phải chịu đựng, ngồi đó thôi. Cho nên chen vào giữa các bài hát mà mình không làm được cái gì để cho không khí vui lên thì sẽ làm khổ khán giả”. Những gì Nguyễn Ngọc Ngạn phải thực hiện khi làm MC không chỉ dừng lại ở đó mà ông còn được giao phó một số vai trò khác: “như tôi phải làm ảo thuật, phải làm xiệc thì phải tập dượt trước. Rồi những màn như trước đây tôi đu trực thăng hay là nhảy xuống Niagara Falls,… Bên cạnh đó, tôi và cô Kỳ Duyên cũng có khi đóng những tiểu phẩm nhỏ. Thí dụ như Phi Nhung – Mạnh Quỳnh hát cải lương xong kêu tôi bằng ba, tôi phải đi ra. Có nhiều thứ lắm, không phải MC của Thúy Nga chỉ đứng giới thiệu không mà thôi. Thành ra chiếm rất nhiều thì giờ và đầu óc của mình”. Đối với người MC nhiều năm kinh nghiệm này, vấn đề khó khăn nhất hiện nay chính là vấn đề tìm kiếm để có được những mẩu chuyện vui để kể trên sân khấu, vì những câu chuyện thích hợp với khán thính giả Việt Nam càng ngày càng cạn.

Tuy ông có cả một tủ sách truyện vui cười của Mỹ, nhưng khi dịch sang tiếng Việt đã không áp dụng được với khán giả người Việt do cách chơi chữ khác biệt hoặc mang tính cách thời sự, không thích hợp với các khán thính giả Việt Nam. Cũng đã từng có rất nhiều người đóng góp những chuyện cười với ông qua trung tâm Thúy Nga, nhưng tuyển chọn để dùng được cũng mất nhiều thời gian. Năm 2021, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã có cuộc phỏng vấn trên đài BBC Việt ngữ, khi được hỏi rằng để trở thành một MC thành công thì đòi hỏi phẩm chất nào, ông trả lời: “Cái này rất là cá nhân, không phải là khuôn mẫu cho người nào đi theo. Thí dụ như tôi là trời cho được một số đặc điểm chẳng hạn như tôi có giọng nói dễ nghe, có một trí nhớ tốt. Tôi đọc cái gì là tôi nhớ ngay, nhờ là những chuyện đọc cách đây mấy chục năm, chỉ đọc một lần là tôi nhớ, nên tôi không phải sử dụng Internet. Tất cả những gì tôi đọc ngày xưa hay là bây giờ, tôi mở sách, mở báo ra qua một lần, thì mấy chục năm sau tôi vẫn nhớ. Tức là trời cho tôi trí nhớ đó.

Thứ ba là trời cho tôi một óc khôi hài bén nhạy lắm, đang chuyện rất là nghiêm trọng, tôi có thể chuyển sang hài, rồi đang chuyện hài, tôi lại chuyển sang nghiêm trang. Thành ra những yếu tố đó là yếu tố trời cho và tôi dùng được để mà làm MC trên sân khấu”. Một điểm khác biệt của MC Nguyễn Ngọc Ngạn so với các đồng nghiệp khác khi dẫn chương trình, đó là ông… nói khá nhiều. Có nhiều người tỏ vẻ không thích một MC nói chuyện nhiều như vậy, nhưng ngược lại thì phần đông khán giả khác lại yêu thích điều đó. Lý do là những chương trình Paris By Night ban đầu vốn chủ yếu dành cho khán giả người Việt ở hải ngoại. Những người lớn tuổi thì thích nghe kể chuyện dài dòng để nhớ về kỷ niệm, còn người Việt trẻ ở hải ngoại thì nghe ông Ngạn nói chuyện là cơ hội ít ỏi được nghe tiếng Việt, được nghe kể về văn hóa Việt Nam.

Sau này, ông Nguyễn Ngọc Ngạn đã giải thích lý do ông phải nói nhiều như vậy: “…tôi làm cái nghề đứng nói chuyện mà không có kịch bản. Tôi cũng xin mở ngoặc một đạo diễn rất nổi tiếng của Mỹ lần đầu tiên làm việc cho Paris By Night mà ông thấy tôi đứng suốt 5 tiếng đồng hồ nói, mà không hề có kịch bản (script) ở trước mặt, không có thiết bị nhắc đọc (teleprompter) gì cả, mà cứ nói không, vì nói trên Paris By Night phức tạp ở chỗ phải nói cho đến lúc nào đạo diễn trên xe đạo diễn ra dấu là sân khấu đã xong rồi mới được ngưng. Thì tôi cứ phải nói liên tục như vậy, khán giả không biết vì sao ông này ông cứ nói, thế nhưng sự thực ra ở trên sân khấu họ chưa có đèn bấm là sân khấu đã xong, thì tôi với cô Kỳ Duyên cứ phải nói, sau show đó, lần đầu tiên ông đạo diễn làm việc ở đó, ông chạy xuống bắt tay tôi và nói: ‘Tôi chưa từng thấy một người nào nói 5 tiếng đồng hồ mà không có teleprompter đặt trước mặt, mà ông vẫn nói và khán giả vẫn cười là làm sao…” Vai trò MC nổi bật của Nguyễn Ngọc Ngạn hầu như đã khiến vai trò một người cầm bút của ông bị mờ nhạt. Mặc dù ông vẫn viết đều, nhưng không phát hành sách in nữa mà được thu audiobooks, rồi những năm gần đây được phát hành online trên YouTube. Từ năm 1992 đến nay, vì ông Ngạn đã quá thành công trong vai trò MC, nên công chúng, nhất là công chúng trẻ tuổi, không biết rằng ông đã có một số lượng tác phẩm văn học đồ sộ nhất nếu so với các tác giả khác ở hải ngoại. Ngoài ra, hầu hết các vở hài kịch nổi tiếng trên chương trình Paris By Night đều là của ông viết kịch bản. Khởi đầu cầm bút viết tiểu thuyết từ năm 1979, in lần đầu năm 1986, đến nay nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã có 31 tác phẩm phát hành, ngoài ra còn 6 tác phẩm đã lên bản thảo chờ in. Nói đến “nhà văn” Nguyễn Ngọc Ngạn, hầu hết mọi người đều chỉ nghĩ đến truyện ma. Tuy nhiên ông chỉ chính thức chuyển qua viết truyện ma trong một dịp tình cờ năm 1999 sẽ nhắc đến ở phần sau của bài viết này. Khởi đầu, Nguyễn Ngọc Ngạn là nhà văn chuyên về viết truyện dài, truyện ngắn với chủ đề văn hóa, chính trị, phản ánh hiện thực cuộc sống. Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn nói rằng ông được ông trời trao cho một khả năng thiên bẩm, đó là sức sáng tạo phong phú khi sáng tác truyện, và ông viết rất dễ dàng. Chỉ cần suy nghĩ ra một cái sườn ban đầu, khi ngồi vào viết là chữ nghĩa tự tuôn ra ào ạt. Lối viết văn của ông là viết cho đại chúng, câu chữ dễ hiểu, cốt truyện đời thường, gần gũi với cuộc sống, vì ông quan niệm ít có người muốn đọc 1 cuốn sách có triết lý nặng nề. Vì vậy sách của Nguyễn Ngọc Ngạn bán rất chạy trong cộng đồng hải ngoại và thường được tái bản nhiều lần, từ cuốn đầu tiên là Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại, đến Xóm Đạo, Nước Đục…

Thậm chí có cả nhà xuất bản trong nước còn in lậu sách của Nguyễn Ngọc Ngạn để bán mà không hỏi ông, dĩ nhiên là cũng không trả tác quyền. Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết hiện nay ông còn tới 6 cuốn sách chưa có điều kiện phát hành, vì các nhà xuất bản sách tiếng Việt ở hải ngoại đã đóng cửa gần hết, rồi internet bùng nổ dẫn tới sự tàn lụi chung của sách in trên toàn thế giới. Thay vào đó là sách điện tử và audiobook. Nói về audiobook, Nguyễn Ngọc Ngạn không phải là tác giả đầu tiên của Việt Nam chuyển sách in thành audiobook, nhưng ông lại là người thành công nhất kể từ khi bắt đầu làm audiobook năm 1994 dựa trên gợi ý của ca sĩ Duy Quang. Giải thích cho sự thành công của audiobook, Nguyễn Ngọc Ngạn cho rằng đối tượng khán giả của audiobook nhiều hơn, đặc biệt là trong thời kỳ bận rộn của cuộc sống công nghiệp, người ta không còn nhiều thời gian để đọc sách in, thay vào đó là vừa lái xe đến cơ quan vừa nghe truyện.

Audiobook cũng linh động hơn trong việc mô tả tình tiết câu chuyện, kết hợp với các hiệu ứng âm thanh sống động, làm truyện trở nên hấp dẫn hơn. Giọng đọc trong các audiobook với giọng nam là chính Nguyễn Ngọc Ngạn, còn giọng nữ ở thời điểm ban đầu là Kỳ Duyên, sau đó là các ca sĩ Ái Vân, Thanh Lan… rồi sau cùng ông chỉ hợp tác với nghệ sĩ Hồng Đào cho đến nay. Hồng Đào là một kịch sĩ, lại có thể nói cả giọng Nam lẫn giọng Bắc nên việc rất thích hợp trong công việc này. Đúng 20 năm trước, vào năm 1999, Nguyễn Ngọc Ngạn thử nghiệm thu âm audiobook truyện ma, với truyện đầu tiên là Đêm Trong Căn Nhà Hoang, ngay lập tức đã đạt được thành công vang dội, trở thành một thương hiệu nổi tiếng của ông. Không chỉ ở hải ngoại, mà ở trong nước, thế hệ 7x trở về sau có lẽ ai cũng ít nhất 1 lần đã len lén mở nghe truyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn trong đêm. Người viết vẫn còn nhớ những ngày tháng ở ký túc xá đại học hồi gần 20 năm trước, cả phòng chỉ có được một cái máy tính pentium 3 kèm loa vi tính nhỏ xíu của thằng giàu nhất trong bọn.

Đêm nào phòng cũng tắt đèn tối om, cả đám trùm mền nghe Nguyễn Ngọc Ngạn thủ thỉ kể truyện ma, cùng với đủ thứ những âm thanh rùng rợn nhất của câu chuyện như tiếng thét, quạ kêu, chó sủa… Những kỷ niệm khó quên đó gắn liền với cả một thế hệ sinh viên, và có lẽ ở cả nhiều thành phần khác nữa. Nhiều người thích nghe truyện ma, có lẽ đó là những người trẻ tò mò, muốn thử cảm giác mạnh, thách thức bản năng sợ sệt của mình. Nhiều người rất sợ ma, nhưng vẫn thích nghe truyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn, càng sợ thì lại càng tò mò muốn nghe. Nói về việc từ một nhà văn sáng tác truyện hiện thực xã hội chuyển sang viết truyện ma, Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại một cơ duyên tình cờ, giống như các sự tình cờ khác của các mốc thời gian quan trọng trong đời ông. Mùa Noel năm 1999, Nguyễn Ngọc Ngạn cùng với các ca sĩ hải ngoại khác đi tour trình diễn ở Châu Âu qua nhiều nước. Thông thường show sẽ được diễn từ 19h tối đến 2h sáng rồi lên xe sang nước khác “chạy show”. Trong quá trình di chuyển trong đêm đó, tính mạng của toàn bộ các nghệ sĩ được giao trọn vẹn cho người tài xế lái xe. Vì vậy mỗi người phải thay nhau kể chuyện để tài xế có thể tỉnh ngủ.

Cuối cùng ca sĩ Hương Lan kể một câu chuyện ma có thật mà cô chứng kiến khi đi diễn ở Bình Dương. Câu chuyện rùng rợn được mọi người tán thưởng nhiệt liệt. Nguyễn Ngọc Ngạn nghe xong, có suy nghĩ là ai cũng thích nghe truyện ma như vậy nên ông cũng muốn thử nghiệm, và rồi audiobook truyện ma đầu tiên: Đêm Trong Căn Nhà Hoang ra đời với thành công vang dội. Với thời đại của internet ngày nay, chỉ với 1 smartphone, ai cũng có thể tìm nghe dễ dàng các audiobook truyện ma đó của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, vào bất kỳ lúc nào. Từ trước đến nay, các tác phẩm văn học của ông bị tải lậu rất nhiều lên YouTube, mà người trong “nghề” gọi là reup để kiếm tiền YouTube. Thậm chí nhiều kênh YouTube đã tự ý thay đổi tựa đề tên truyện. Sau một khoảng thời gian dài, cuối cùng Trung Tâm Thúy Nga cũng đã mở một kênh YouTube “chính chủ” để đăng tải các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ngạn.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn nói về việc ra mắt kênh YouTube chính thức Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có lần nói rằng nghề cầm bút ở hải ngoại chưa bao giờ có thể là một nghề chính. Vì vậy trong cùng một thời điểm, ông luôn phải làm một nghề khác nữa để kiếm tiền mưu sinh, và có thể nuôi được nghề văn như là một niềm đam mê, hoặc là một sự thao thức muốn được trải lòng qua trang giấy về những vấn đề xã hội. Khi từ Việt Nam sang tới Canada năm 33 tuổi, ông Nguyễn Ngọc Ngạn làm nghề phụ bếp, một thời gian sau đó ông làm dự án ở trong Bộ Y Tế ở Vancouver, sau đó ông lại chuyển về một vùng quê, làm công việc chạy máy xay lúa rất nặng nhọc. Rồi sau đó, từ một người viết văn, Nguyễn Ngọc Ngạn chuyển thành một nghệ sĩ trên Paris By Night. Dù có được nhiều vinh quang trong vai trò MC, ông vẫn không ngừng viết văn, vì theo ông, nghề viết phải được thực hiện thường xuyên, nếu ngưng lâu thì khó có thể sáng tác lại. Cho dù làm bất kỳ nghề nào, Nguyễn Ngọc Ngạn nói rằng ông vẫn muốn rằng đến cuối cùng được là một người cầm viết kể chuyện, như trong một lần ông trả lời bài phỏng vấn: “Một mai khi giã từ sân khấu Paris By Night, nếu sức khỏe cho phép, tôi vẫn có thể tiếp tục viết văn hay viết kịch và thực hiện audiobook. Dù sao thì cái gốc căn bản của tôi vẫn là nhà văn”.

Trong một liveshow ca nhạc ở hải ngoại diễn ra vào ngày 22/8/2021, MC Nguyễn Ngọc Ngạn chính thức nói rằng sẽ giải nghệ vào năm 2022. Ngay sau đó, con trai của ông là John Dinh Vuong Nguyen viết trên facebook như sau: “Sau 30 biểu diễn trên sân khấu, đi khắp thế giới và có vô số những kỷ niệm, ba tôi, Nguyễn Ngọc Ngạn, đã chính thức xác nhận sẽ giải nghệ vào năm 2022. Ba đã thông báo vào ngày hôm qua tại liveshow Paris By Night ở Cali. Tôi rất tự hào về những việc ba tôi đã làm trong suốt 30 năm qua. Tôi đã được đi chung, được xem tất cả chương trình ba tham gia, được gặp gỡ tất cả những nghệ sĩ trình diễn. Chắc hẳn là tất cả chúng ta đều sẽ nhớ MC Nguyễn Ngọc Ngạn và mong rằng mọi người sẽ có dịp nhìn thấy lần cuối cùng ba đứng trên sân khấu đại nhạc hội trước khi về hưu. Con yêu ba”. MC Nguyễn Ngọc Ngạn và con trai Dự kiến ông sẽ xuất hiện trong chương trình cuối cùng là Paris By Night số 134 sẽ diễn ra ở Thái Lan vào khoảng cuối năm 2022. Trả lời phỏng vấn đài BBC, ông Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết đã có ý định nghỉ hưu từ nhiều năm trước, nhất là sau lần phải đi cấp cứu khi sang Singapore thu hình cuốn Paris By Night số 130. Ông nói: “Ngay khi cấp cứu xong, phục hồi sức khỏe lại bình thường, thì tôi lại làm được show suôn sẻ, nhưng ngay sau show đó, cô Tô Ngọc Thủy là Giám đốc của Trung tâm Thúy Nga và tôi có ý định là sẽ làm một show nữa vào năm 2020 tại Bangkok, lấy tên là ‘Nguyễn Ngọc Ngạn giã từ sân khấu’. Lý do làm show đó tại Bangkok là để đón khán giả từ Việt Nam qua và làm một show tại Mỹ, rồi sau thì ngừng hẳn không làm show nữa, kể cả những live show thường đi hàng tuần cũng nghỉ luôn. Là vì thứ nhất tuổi tác, thứ hai là sức khỏe và thứ ba vì sau hai lần bị vào cấp cứu, tôi thấy sự có mặt của mình làm phiền cho những người xung quanh quá, phiền cho ê kíp làm việc cho Thúy Nga, từ Ban giám đốc cho đến anh chị nghệ sĩ.

MC chỉ có hai người là tôi và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, mà mỗi lần tôi phải chạy vào cấp cứu làm cho sự lo lắng của Ban giám đốc cũng như của anh chị em nghệ sỹ và bao nhiều chuyên viên, cho nên tôi quyết định là đã đến tuổi và đến mức sức khỏe không cho phép mình có thể đứng trên sân khấu được nữa”. Việc MC Nguyễn Ngọc Ngạn quyết định về hưu là một mất mát lớn đối với trung tâm Thúy Nga, vì 30 năm qua ông được xem là “linh hồn” của chương trình chương trình Paris By Night với lối dẫn chuyện riêng biệt, khai phá một hướng đi hoàn toàn mới. Từ 10 năm trước, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã từng nghỉ một vài số Paris By Night, khi trung tâm đã cố gắng tìm kiếm người thay thế, nhưng đều thất bại, cuối cùng ông phải xuất hiện trở lại bên cạnh MC Kỳ Duyên cho đến nay. Lần này, vì tuổi cao sức yếu của vị MC lão làng này, trung tâm Thúy Nga có lẽ đành phải chính thức tìm phương án “hậu Nguyễn Ngọc Ngạn”, dù là khó khăn nhưng trước sau gì cũng phải xảy ra. MC Nguyễn Ngọc Ngạn nói rằng ông có ý kiến là nếu mời một người dẫn chương trình khác thay Nguyễn Ngọc Ngạn, thì có thể người đó phải làm MC theo một đường lối khác, chứ không nên làm cái kiểu của Nguyễn Ngọc Ngạn nữa. “…bởi vì thế hệ trẻ bây giờ không trải những thăng trầm của đất nước nhiều, cho nên kiến thức về tất cả những chuyện đã trải qua trong nửa thế kỷ vừa qua của Việt Nam có thể sẽ không nằm trong đầu họ như là với thế hệ của tôi. Bởi vậy cho nên có thể Trung tâm Thúy Nga sẽ tìm một người MC, nhưng người MC đó sẽ đi theo một đường hướng mới nào đó. Sẽ có những người thay thế mình và họ cũng vẫn sẽ thành công lớn, mà không cần phải đi theo con đường của Nguyễn Ngọc Ngạn, là con đường của một ông thầy giáo, đó là ý kiến cá nhân của tôi như thế” (MC Nguyễn Ngọc Ngạn chia sẻ trên BBC

Hậu tin đồn “có bầu”, DJ Mie tươi rói trở lại sân khấu: “Khoe cái n.ách trắng hơn cả tuyết”

0

Sau thông tin chia tay, nhan sắc và cuộc sống đời thường của ‘búp bê DJ’ Mie luôn nhận được sự quan tâm từ cư dân mạng.

Nữ DJ Mie (tên thật Trương Tiểu My, SN 1995, quê Đà Nẵng) là một cái tên đã quá quen thuộc trong làng DJ Việt, dòng nhạc cô theo đuổi và thành công là EDM.

Cô sở hữu tài năng chơi nhạc vượt trội cùng ngoại hình xinh đẹp, phong cách cá tính, quyến rũ. Chính điều này đã giúp nữ DJ ghi điểm tuyệt đối trong lòng người hâm mộ.

Gần đây, thông tin DJ Mie và diễn viên Hồng Thanh chia tay khiến nhiều người bất ngờ. Cả hai đã tan vỡ từ hồi tháng 8 nhưng đến đầu tháng 11 mới công bố cho khán giả.

Sau chia tay, DJ Mie chăm chỉ đăng tải hình ảnh xinh đẹp lúc đi diễn hay đời thường lên MXH.

Nhiều người nhận xét ‘búp bê DJ’ xinh đẹp, tươi trẻ hơn khi không còn thuộc về ai.

Cô bận rộn với nhiều lịch ‘chạy show’ tại các sự kiện ở trường đại học, lễ hội âm nhạc dịp cuối năm…

Năm 2020, cô từng gây chú ý khi tự tậu xe hơi, nhà 3-4 tỷ đồng bằng tiền tích góp.

Hiện tại, cô có thu nhập ổn định nhờ công việc DJ, diễn xuất, KOL quảng cáo…

So với nhiều nữ DJ khác, Mie nổi tiếng với vẻ gợi cảm chừng mực, không khoe da thịt ‘bốc lửa’ mỗi lần trình diễn.

Cô thường chọn những trang phục nhằm khoe được làn da trắng, phong cách năng động. Ảnh: FBNV

Dành lời khen cho Vinbus: Chỉ với 7.000 đồng, nhiều hành khách bỏ cả ô tô, xe máy để đi làm bằng xe bus

0

Trong khi nhiều chờ đợi nhiều giải pháp dài hơi và tiêu tốn ngân sách, một giải pháp có thể sớm được cải thiện để tăng sức hút của xe buýt đó là thái độ phục vụ.

Chia sẻ tại tọa đàm “Xe buýt Thủ đô cần làm gì để nâng cao chất lượng?” sáng 17/11, đại diện thương hiệu xe buýt Vinbus đã phân tích nhiều khía cạnh để lý giải cho sự thành công của hãng cũng như khuyến nghị nhiều vấn đề để phát triển loại hình phương tiện công cộng này.

Theo đó ông Nguyễn Công Nhật – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus chia sẻ, một trong những yếu tố được đơn vị này chú trọng đầu tư chính là chất lượng phục vụ, trong đó có thái độ của đội ngũ tài xế và tiếp viên.

“Chúng tôi luôn nói với các tài xế và tiếp viên để họ nhận thức được rằng, những người mang lại cuộc sống, thu nhập cho mình chính là hành khách trên xe. Đó có thể là các cụ già được miễn giá vé, các em học sinh được giảm giá vé… Nhưng đừng nhìn vào mức giá vé 7.000 đồng để đối xử với họ theo kiểu “tiền nào của nấy”. Bởi những cụ già, em nhỏ đó cũng đều đã được Nhà nước trợ giá, trả cho doanh nghiệp nên không được phân biệt đối xử.

Các tài xế, tiếp viên phải hiểu rằng, chúng ta có tồn tại hay không phải trông chờ vào chính mình. Tuyến đông, khách tốt, tuyến sẽ tồn tại. Nếu không sẽ ngược lại.

Thêm nữa, chúng tôi cũng truyền tải để các tài xế tiếp viên hiểu rằng, họ chính là những đại sứ thương hiệu của doanh nghiệp. Hành khách sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ công ty thông qua lời ăn tiếng nói, sự tận tâm của tài xế, tiếp viên chứ không phải ông giám đốc doanh nghiệp hay những đội ngũ đang ngồi ở văn phòng. Do đó, duy trì được tuyến buýt hay không là nhờ các tài xế, tiếp viên”, ông Nhật cho biết.Tiêu dùng & Dư luận - Thành công của Vinbus nhìn từ thái độ ứng xử với chiếc vé 7.000 đồng

Ông Nguyễn Công Nhật – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus (Ảnh: Báo Giao thông).

Cũng theo ông Nhật, hằng ngày trên xe, tài xế cũng rất áp lực vì họ phải phục vụ hàng trăm hành khách. Chưa kể, hành khách mỗi người tính nết khác nhau, tâm trạng khác nhau. Nhưng đã làm dịch vụ, ta phải hiểu phải làm hài lòng mọi người trên xe.

Các quy định kỷ luật phải rõ ràng, từ quy định, quy chế, quy tắc ứng xử. Công ty đã ban hành quy tắc ứng xử với 50 tình huống khác nhau mà tài xế, tiếp viên phải nắm rõ.

“Chúng tôi có hệ thống online trực 24/24, theo dõi các diễn đàn xe buýt để nắm các tình huống kịp thời. Nếu có những hành động chưa đẹp của tiếp viên, tài xế bị khách hàng phàn nàn về công ty, chúng tôi sẽ giải thích cho các tài xế, tiếp viên hiểu và nếu trường hợp vi phạm nặng sẽ kỷ luật. Quan trọng nhất là tài xế, tiếp viên phải hiểu được vai trò của họ”, ông Nhật nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Vinbus cũng cho rằng, chế độ đãi ngộ tương xứng cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản quyết định đến chất lượng phục vụ của xe buýt. Theo đó, nếu nhân viên có đãi ngộ tương xứng sẽ giúp họ có tâm huyết với công việc hơn, hay nói theo kiểu “có thực mới vực được đạo”.

“Chúng ta phải thay đổi những điều hiện hữu và không chờ bất cứ điều gì. Việc làm sao để người lao động vui vẻ với công việc nằm ở vai trò của quản lý. Bao giờ tài xế tiếp viên vui vẻ với công việc, họ mới mang được dịch vụ tốt cho khách hàng. Để họ vui vẻ, cần những chính sách đãi ngộ, giải quyết những vướng mắc trong vận hành, trong hoạt động hàng ngày. Có nhiều áp lực không phải do các tài xế, như tắc đường chẳng hạn. Những điều đó, trong việc quản lý, chúng tôi phải lắng nghe để có cơ chế chính sách uyển chuyển trong đánh giá, trả thu nhập cho họ”, ông Nhật nói.

Tiêu dùng & Dư luận - Thành công của Vinbus nhìn từ thái độ ứng xử với chiếc vé 7.000 đồng (Hình 2).

Hà Nội hiện có 154 tuyến buýt đang khai thác, vận hành, trong đó có 132 tuyến trợ giá; 8 tuyến không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City tour (Ảnh: Hữu Thắng).

Người dân không phải không thích đi xe buýt

Chia sẻ về hiệu quả mang lại từ việc nâng cao chất lượng phục vụ trên xe buýt, Tổng Giám đốc Vinbus cho biết, hằng quý công ty đều có khảo sát 5.000 – 7.000 hành khách trên nhiều mặt từ lộ trình tuyến, phương tiện, thái độ của tiếp viên, dịch vụ…

“Trong quý gần đây nhất, có thể thấy tỉ lệ khách hàng hài lòng là 92,5%. Nhưng chúng tôi không nhìn vào con số tốt mà nhìn vào 7% chưa đạt để xem còn những vấn đề gì để cải thiện.

Rất nhiều khách hàng góp ý với chúng tôi từ những việc rất nhỏ. Vinbus có vé điện tử nên chúng tôi đo đếm được một con số rất thú vị đó là vé tháng. Thống kê từ 9 tuyến xe buýt điện cho thấy, số lượng dân văn phòng, công chức viên chức dùng vé tháng lên tới 91%”, ông chia sẻ.

Vị này cũng cho biết, công ty đã phỏng vấn nhiều người và không ít khách cho biết họ có cả xe riêng nhưng bỏ lại để đi xe buýt.

“Có người nói để xe ở nhà đã tiết kiệm được khá nhiều, không phải chen chúc trên đường, khi lên xe có thể ngồi mát mẻ, có thể chợp mắt, làm việc riêng”, ông Nguyễn Công Nhật chia sẻ đồng thời khẳng định “hóa ra không phải người dân không thích đi xe buýt”.

Cũng theo ông Nhật, đối tượng khách hàng rất tiềm năng nhưng làm thế nào để thu hút những khách hàng đó chuyển đổi thói quen. Khi đó, họ sẽ tự điều chỉnh các lợi ích từ thời gian sức khoẻ, tiền bạc để chuyển sang xe buýt.

“Yếu tố quan trọng nhất với khách hàng bây giờ không phải giá vé mà là thời gian và thái độ phục vụ khách hàng. Vấn đề chúng ta có chiến lược, cách đi như thế nào để thu hút”, ông Nguyễn Công Nhật nói
K

3 kiểu người пàყ là ‘ô uế’ nhất, bề ngoài rất tốt nhưng thực chất rất xấu tính

0

3 ⱪiểu người này rất xấu tính, càng giấu càng lộ ra rõ nét.

Trong cuộc đời này thì bạn sẽ ⱪhó tránh ⱪhỏi việc gặp những ⱪẻ hẹp hòi. Những người này sống rất ích ⱪỷ, chỉ thấy mình mà chẳng thể bao dung cho người ⱪhác, càng ⱪhông thấy người ⱪhác tốt một chút nào. Nếu bạn ⱪhông biết tính cách rồi vô tình động chạm vào họ thì họ sẽ giữ những điều này ở trong đầu.


Bề ngoài họ vẫn lịch sự với bạn nhưng bên trong sẽ tìm cách hãm hại bạn.

Loại người này cực ⱪỳ nham hiểm, hung ác, ⱪhiến người ta ⱪhó đề phòng. Bạn nên học cách cư xử thật ⱪhôn ⱪhéo với người ⱪhác.

Người có lòng dạ hẹp hòi thì thường thể hiện qua một số chi tiết như họ chỉ bận tâm đến danh lợi, ⱪhông thích người ⱪhác nổi bật hơn mình, rất thích làm tổn thương đến người ⱪhác.

Tốt nhất bạn đừng nên ⱪết thân với những người có lòng dạ hẹp hòi dù ban đầu họ có tốt đến đâu.


Người chỉ biết đến lợi ích của bản thân

Chúng ta phải cảnh giác với ⱪiểu người này. Họ sống ⱪhông biết ơn và sẽ làm những việc ⱪhông có điểm mấu chốt, thiếu nguyên tắc vì lợi ích của chính họ. Lợi ích của người ⱪhác, họ chẳng bao giờ để tâm, chỉ có điều bản thân mong muốn mới là quan trọng nhất. Thế nên đừng mong rằng những người này biết đặt mình vào vị trí của người ⱪhác mà suy nghĩ.

nguioi nham hiem

Khi xung quanh chỉ có những người biết đến lợi ích của bản thân thì hãy giữ ⱪhoảng cách với họ, ⱪhông nên làm bạn, càng ⱪhông nên ⱪết thân.

Người hay ghen ăn tức ở

Sâu thẳm trong mỗi người chúng ta đều có sự cạnh tranh, so sánh nhất định. Nhưng ⱪhi bạn trở nên ghét ghét, độ ⱪỵ với thành công của người ⱪhác thì nó sẽ thiêu đốt cả bạn. Việc ghen tị với người ⱪhác chẳng giúp bạn đi lên. Ngược lại còn ⱪhiến bạn tuột dốc.

ke song nham hiem

Ở bên cạnh người tài giỏi, hãy cố gắng học hỏi từ họ thì sẽ tốt hơn.

Kiểu người ghen ăn tức ở họ sẽ ⱪhông thể hiện ra ngoài. Họ lúc nào tỏ ra thân thiện nhưng lại âm mưu, ngấm ngầm hãm hại người ⱪhác. Tốt nhất nên tránh xa bởi lòng người hết sức phức tạp.