Người trồng rau tiết lộ: Phân biệt rau muống nhiễm chì, thuốc trừ sâu cực đơn giản, tinh ý không bao giờ nhầm lẫn

1983

 Chúng ta có thể nhận biết rau muống nhiễm chì, nhiễm thuốc trừ sâu bằng một cách hết sức đơn giản.

Mùa hè là thiên đường của các loại hoa quả, rau củ, trong đó có rau muống là một món ăn ngon, rẻ, bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn trong thực đơn gia đình. Chỉ cần một đĩa rau muống luộc, nước canh dầm sấu là cũng có thể khiến mâm cơm nhà thêm hấp dẫn. Tuy nhiên, điều nhiều người lo ngại nhất là mua phải rau muống không sạch, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta có thể nhận biết rau muống nhiễm chì, nhiễm thuốc trừ sâu bằng một cách hết sức đơn giản.

Nhận biết rau muống nhiễm chì

rau-muong-fdb-ngoisaovn-w1200-h720

Rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì. Thân rau muống to hơn bình thường và khi rửa rau nổi bong bóng quá nhiều, đặc biệt cọng rau muống rất dai, có một vài vết sần trên thân và lá, không được tự nhiên.

Rau muống nhiễm chì dù là luộc hay xào khi ra nước để nguội, nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có vẩn đen, khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc. Nếu ăn phải rau muống nhiễm chì trong một thời gian dài, chì sẽ tích tụ trong các cơ quan như não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu… gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Nhiễm chì mãn tính có thể khiến suy nhược thần kinh, thiếu máu, loãng xương, canxi hóa sớm… Nhiễm chì mãn tính có thể làm cho trẻ em chậm lớn, kém thông minh… Còn phụ nữ đang mang thai nhiễm chì có thể sinh con dị dạng.

Nhận biết rau muống bị phun nhiều thuốc trừ sâu

Rau bị phun nhiều thuốc sẽ trông xanh non, cây dài, tuy nhiên thân quá giòn, dễ gẫy. Khi ngắt cuống rau không có vết nhựa. Rau để được lâu, ít héo. Lá rau đồng đều, không hề có dấu vết bị sâu hay côn trùng cắn.

Cách đơn giản hơn để nhận biết rau muống phun thuốc trừ sâu là rửa sạch rồi đem luộc. Khi luộc rau muống lên, vắt chanh mà không thấy nước rau đổi từ màu xanh sang màu vàng thì hãy cẩn thận. Bởi trong nước rau muống có chứa một lượng kiềm Ca(OH)2, chất diệp lục phản ứng như chất chỉ thị màu. Khi tiếp xúc với chanh có chứa lưỡng axit hữu cơ lớn (8% là axit citric) sẽ làm thay đổi nồng độ axit của nước luộc rau, khiến nước chuyển từ màu xanh sang vàng hoặc đỏ, tùy theo nồng độ axit. Nếu nước rau không chuyển màu có nghĩa là nồng độ thuốc trừ sâu quá nhiều, làm mất tác dụng của axit có trong chanh.

ipiccyimage-17-09315186

Cách rửa sơ chế rau muống

Khi rửa rau muống cần làm sạch từng ngọn. Có thể ngâm từng ngọn đã ngắt vào nước muối loãng từ 10-15 phút sau đó rửa sạch. Hoặc có thể ngâm trong nước gạo cũng là cách làm sạch có thể được. Lưu ý rau rửa càng nhiều nước sẽ sạch nhưng động tác rửa cũng cần khoắng liên tục, không nên sợ rau bị dập mà rửa qua loa rất dễ bị nhiễm độc. Sau khi rửa để ráo nước rồi mới chế biến.

Khi nhặt rau muống, nên loại bỏ những sợi màu trắng bám ở thân. Bởi vì có thể những sợi màu trắng này là nơi trú ngụ của những chất bẩn, ký sinh trùng dưới nước.

nuoc-rau-muong-xanh-den-3

Sau khi rửa có thể để vào túi bảo quản, đặt trong ngăn mát tủ lạnh 1-2 ngày mới ăn. Điều này giúp cho rau muống phân hủy bớt các chất độc hại hoặc hóa chất được phun trong quá trình trồng.

Khi luộc rau phải luộc chín tới, không ăn rau tái. Tuyệt đối không ăn rau muống sống rất dễ nhiễm sán hoặc vi khuẩn vào cơ thể. Một số người thường chần qua rau mới nấu hoặc chế biến là điều không nên. Vì cách làm này có thể làm mất thời gian và trong quá trình chần làm giảm bớt màu sắc cũng như chất lượng vitamin có trong rau.