Ngôi nhà 900m2 chỉ được đền bù 5,4 tỷ đồng nên không chịu di dời: Giá tăng lên gần 40 tỷ sau 10 năm nhưng rời đi với con số “bí ẩn”

1859

Sau 10 năm, khi thỏa thuận đền bù 40 tỷ đồng được chấp thuận thì một vấn đề khác lại xảy ra khiến việc di dời của gia chủ bị trì hoãn

Vào năm 2020, tại khu vực đường Cửu Hoa Trung thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy (Trung Quốc), tòa nhà 3 tầng được mệnh danh là ngôi nhà “cứng đầu” nhất Vu Hồ đã bị phá bỏ trong 1 đêm sau khi nằm “án ngữ” trên đường suốt 10 năm. Ngôi nhà này là một trong những trường hợp điển hình về “nhà đinh” tại đất nước tỷ dân.

Ngôi nhà 900m2 chỉ được đền bù 5,4 tỷ đồng nên không chịu di dời: Giá tăng lên gần 40 tỷ sau 10 năm nhưng rời đi với con số “bí ẩn” - Ảnh 1.

 

Vào năm 2017, tòa nhà nhỏ ba tầng này đã bắt đầu thu hút sự chú ý của giới truyền thông vì nằm chắn ngang đường. Chủ nhân của ngôi nhà cho biết lúc đó bộ phận liên quan đã đưa ra phương án tái định cư và con số mà ông đưa ra là không dưới 10 triệu NDT. Sau đó, việc phá dỡ lại bị đình trệ và không ngờ lại kéo dài thêm 3 năm.

Gia chủ “cứng đầu”

Theo Sohu, ngôi nhà này là nơi sinh sống của một gia đình 5 người. Chủ hộ tên là Vương Tử Minh, 68 tuổi. Vào đầu năm 2010, công viên Tingtang ở địa phương đã được nâng cấp và tu sửa, ngôi nhà của ông cũng nằm trong phạm vi phá dỡ. Căn nhà ba tầng 3 mặt tiền ước tính có tổng diện tích hơn 900m2. Do thời điểm đó chỉ được bồi thường 1,62 triệu NDT (5,4 tỷ đồng) nên ông không đồng ý di dời.

Vương Tử Minh kể rằng ông đã yêu cầu tái định cư sang nơi có cùng diện tích và vị trí vào thời điểm đó. Tuy nhiên, đơn vị phá dỡ không chấp thuận đề nghị này. Sau đó, ông kiện đơn vị liên quan ra tòa và việc phá dỡ căn nhà bị đình chỉ.

 

Ngôi nhà 900m2 chỉ được đền bù 5,4 tỷ đồng nên không chịu di dời: Giá tăng lên gần 40 tỷ sau 10 năm nhưng rời đi với con số “bí ẩn” - Ảnh 2.

 

Vài năm sau, đường Cửu Hoa Trung ở Vu Hồ được mở rộng và xây dựng lại, ngôi nhà của ông Vương lại một lần nữa được đưa vào phạm vi phá dỡ. Vương Tử Minh vẫn yêu cầu được tái định cư theo diện tích cũ. Vào năm 2016, sau khi cầu vượt đường Vũ Ninh ở thành phố Vu Hồ được hoàn thành, ngôi nhà nhỏ của ông trở thành “ngôi nhà cứng đầu nhất Vu Hồ” và cũng bắt đầu nổi tiếng từ đó.

Bị tòa nhà nhỏ chắn ngang nên con đường thẳng phải chuyển hướng, nhiều phương tiện qua đây phải đi đường vòng.

Nhìn từ trên cao, tòa nhà ba tầng vẫn nằm bên đường, rất gần với tuyến đường sắt cao tốc Shang-Hang đang được xây dựng. Toàn bộ ngôi nhà chiếm hết vỉa hè đông tây, làn dành cho xe cơ giới và hai làn cao tốc, khiến đường Cửu Hoa ở đoạn này bỗng như cái phễu. Xe thô sơ và người đi bộ phải đi qua một làn đường tách biệt vòng qua phía sau ngôi nhà.

Rời đi với số tiền đền bù bí ẩn

Sau đó, sau nhiều lần đàm phán, hai bên đã đạt được thỏa thuận vào đầu tháng 6/2017. Vương Tử Minh nói rằng thỏa thuận đạt được dựa trên yêu cầu ban đầu của ông về việc giữ nguyên diện tích và vị trí, bao gồm cả nhà mặt tiền và nhà ở. Theo đó, đầu năm 2010, giá nhà ở Vu Hồ chỉ từ 3.000 đến 4.000 NDT/m2. Đến năm 2017,con số này đã tăng lên khoảng 10.000 NDT/m2. Theo tính toán sơ bộ dựa trên giá thị trường bất động sản ở thành phố Vu Hồ vào năm 2017, gia đình ông Vương đã yêu cầu con số bồi thường lên tới 11 triệu NDT ( hơn 37 tỷ đồng).

Sự việc này gây ra xôn xao dư luận thời điểm đó, nhưng cuối cùng thỏa thuận đền bù đã đạt được nhưng lại không thể thực hiện. Theo phản hồi của bên chủ đầu tư, sau quá trình kiểm tra đã phát hiện ra tổng diện tích căn nhà có giấy chứng nhận đất đai và không có giấy chứng nhận của Vương Tử Minh chỉ khoảng 750m2.

 

Ngôi nhà 900m2 chỉ được đền bù 5,4 tỷ đồng nên không chịu di dời: Giá tăng lên gần 40 tỷ sau 10 năm nhưng rời đi với con số “bí ẩn” - Ảnh 2.

 

Trước đó vào tháng 4 năm 2010, trong dự án cải tạo công viên Tingtan khoản bồi thường bằng tiền cho phần diện tích có giấy chứng nhận đất đai là khoảng 1,62 triệu NDT. Tuy nhiên, do chủ hộ đã liên tục làm đơn xin xem xét lại cơ chế đền bù và khởi kiện hành chính trong 7 năm qua nhưng vẫn chưa giải quyết xong. Do đó, phán quyết hành chính đối với Vương Tử Minh vẫn chưa bước vào giai đoạn thi hành.

Qua đàm phán, Vương Tử Minh đã đồng ý chọn trao đổi quyền sở hữu và thực hiện tái định cư. Các đơn vị liên quan đã ký thỏa thuận phá dỡ với chủ hộ theo chủ trương phá dỡ năm 2010. Tổng diện tích căn nhà tái định cư trong thỏa thuận khoảng 640m2 (phần diện tích có giấy chứng nhận đất đai) nhưng vẫn chưa đạt được xác nhận chính thức.

 

Ngôi nhà 900m2 chỉ được đền bù 5,4 tỷ đồng nên không chịu di dời: Giá tăng lên gần 40 tỷ sau 10 năm nhưng rời đi với con số “bí ẩn” - Ảnh 4.

 

Mãi cho đến ngày 21/8/2020, tòa nhà nhỏ đã bất ngờ bị phá bỏ ngay trong đêm. Theo một nhân viên phụ trách tại hiện trường, sau khi đạt được thỏa thuận phá dỡ, chủ ngôi nhà Vương Tử Minh đã bắt đầu chuyển đồ vào ngày 20 tháng 8 và đội phá dỡ đến địa điểm vào chiều ngày 21. Về phần khoản đền bù, con số vẫn chưa xác định vì không thể liên hệ với chủ nhà.

Vào khoảng 7:30 tối hôm đó, tòa nhà nhỏ chiếm giữ con đường trong 10 năm đã bị san bằng. Theo những người dân sống gần đó, sau khi ngôi nhà của Vương Tử Minh bị phá bỏ, một chiếc xe tải đã chạy suốt đêm để dọn rác thải xây dựng.

Do không thể liên lạc được với chủ sở hữu nên phương thức bồi thường thiệt hại cho việc phá dỡ tòa nhà này vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên theo ước tính nếu theo thỏa thuận được hai bên ký kết hồi tháng 6/2017, tổng diện tích nhà tái định cư khoảng 640m2 thì giá trị thị trường của toà nhà vẫn lên đến hơn 10 triệu NDT.