Hãy sống mà không phàn nàn vì mọi sự đều có an bài riêng của mỗi người

167

Trong cuộc sống, phàn nàn hoàn toàn là một cảm xúc tiêu cực, chứa đầy năng lượng tiêu cực. Khi chúng ta phàn nàn về một người nào đó hay sự việc không may nào xảy đến với mình, thì tâm trí và suy nghĩ sẽ chứa thêm những vật chất không tốt trong tư tưởng oán trách, giận hờn, nóng giận, bực bội, có khi còn nghĩ ra những điều rất xấu cho người khác. Trên thực tế, nếu mọi người bắt đầu phàn nàn, thì mối quan hệ giữa mọi người sẽ gặp chuyện không vui điều này ảnh hưởng tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp của chúng ta.

Điều khủng khiếp nhất của việc phàn nàn là phàn nàn có thể làm mờ mắt chúng ta và ngăn cản chúng ta nhìn ra những khuyết điểm của bản thân và điều tốt đẹp của người khác. Phàn nàn là một thói quen xấu quy lỗi cho người khác và cho sự việc gặp phải, nó khiến chúng ta bỏ qua những lỗi lầm và thiếu sót của bản thân, mà chỉ nhìn vào khuyết điểm của người khác.

Có thể nói, phàn nàn là một sự tự lừa dối bản thân, che đi những khuyết điểm của mình mãi mà không thể nhận ra được. Người thích kêu ca thường hèn nhát, không dám tự mình gánh chịu việc đã phạm mà đùn đẩy trách nhiệm cho cuộc sống và cho người khác, tự lừa dối mình và người khác, sống đau đớn, ích kỷ. Thông qua việc phàn nàn, chúng ta chỉ nhìn ra lỗi lầm của người khác mà che đậy khuyết điểm, lỗi lầm của chính mình, từ đó khiến bản thân ngày càng lún sâu vào sai lầm mỗi khi gặp phải chuyện gì đó.

Phàn nàn là một vòng luẩn quẩn đáng sợ và khủng khiếp nhất của tâm trí. Người kém năng lực càng phàn nàn, người nghèo thường hay phàn nàn, họ càng phàn nàn, họ càng thích bao biện, càng bao biện càng trốn tránh trách nhiệm, càng trốn tránh trách nhiệm thì càng không đủ năng lực.

Một người phàn nàn quá nhiều sẽ không có tương lai tốt đẹp, bởi vì họ sẽ không tự nhìn lại bản thân, và sẽ không tiến bộ và phát huy. Thất bại là điều không thể tránh khỏi. Và những lời phàn nàn của họ sẽ khơi dậy sự không thích của người khác và khiến mọi người tránh xa.

Khổng Tử nói: “Không trách trời, không phụ người khác, thân thể là trời cho”. Khổng Tử trải qua những người và rất nhiều việc khó khăn trong cuộc sống để có nhiều kinh nghiệm hay để lại cho hậu thể về sau, nhưng ông không bao giờ than phiền. Không nên trách ông trời than thân trách phận, hãy giúp đỡ người khác bằng tấm lòng từ bi, lương thiện và hãy biết tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện bản thân.

Với những người trưởng thành, chỉ cần biết tìm lý do từ chính mình là đủ. Không cố gắng sửa đổi sẽ lãng phí cuộc đời, mọi thứ đều có sự sắp xếp của nó. Chúng ta phải tin rằng miễn là chúng ta làm việc chăm chỉ, ngay cả khi chúng ta không thành công, sẽ có những lợi ích khác và điều tốt đẹp dành cho mỗi người. Nếu chúng ta không làm việc chăm chỉ, mọi thứ sẽ thất bại, và chúng ta lại phàn nàn về người khác, chính những điều đó chỉ khiến bản thân lâm vào rắc rối mãi không thoát ra được.