Bộ phim từng bị cấm chiếu vì có 100 cảnh lóng, có cảnh còn “ấy ấy 100%” giờ chính thức được công chiếu tha hồ mà xem

Cảnh sex là một trong những yếu tố hút người xem của Bridgerton. Ảnh: Netflix.

Bridgerton

Vào thời điểm lên sóng năm 2020, Bridgerton nhanh chóng gây tiếng vang không chỉ bởi khai thác chủ đề tình yêu, bối cảnh và trang phục hoành tráng, mà còn bởi những cảnh trần trụi và chân thực.

Dù lấy bối cảnh nước Anh vào những năm 1800, các nhân vật trong phim dường như không bị bó buộc bởi khuôn mẫu xã hội hay các nguyên tắc. Họ không ngại “lên giường” với nhau trong khi học cách hòa nhập với xã hội trên hành trình tìm kiếm bạn đời.

Ở phần 1, cặp đôi chính tiểu thư Daphne Bridgerton (Phoebe Dynevor đóng) và Công tước Hastings, Simon Basset (Regé‑Jean Page đóng), có tổng cộng 9 cảnh “giường chiếu” và vô số những phân đoạn ôm hôn ngọt ngào khác. Trong đó, nóng bỏng nhất là liên hoàn cảnh dài ba phút, từ hiên nhà hoang, phòng ngủ đến phòng sách rồi ra bờ sông.

Cảnh sex giảm đáng kể trong phần hai, nhưng cũng đủ để người xem “đỏ mặt”.

Phần ngoại truyện Queen Charlotte: A Bridgerton Story lấy lại phong độ khi đầy rẫy cảnh 18+ như tán tỉnh trong bồn tắm, quan hệ đồng giới hay qua đời trong lúc ân ái.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 2.

Industry kể về môi trường công sở nhưng thời lượng tại phòng làm việc ít hơn trên giường. Ảnh: BBC.

Industry

Cũng phát hành vào năm 2020, Industry tập trung vào nhóm sinh viên mới tốt nghiệp đầy tham vọng làm việc tại ngân hàng đầu tư ở London (Anh).

Ngay từ tập thứ 2, phim gây sốc cho người xem bởi những cảnh khỏa thân không che.

Người xem chứng kiến các nhân vật cởi bỏ nội y và lén xem phim khiêu dâm.

Sang những tập khác, Industry phát sóng cảnh sử dụng ma tuý và cảnh “giường chiếu” trần trụi.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 3.

Games Of Thrones nổi tiếng với nhiều cảnh trần trụi. Ảnh: HBO.

Game Of Thrones

Lên sóng từ năm 2011, Games Of Thrones liên tục “tấn công” người xem bởi những phân cảnh tình dục và bạo lực đẫm máu.

Theo thống kê, loạt phim có hơn 82 cảnh nóng trong 8 mùa, nhiều nhất là trong mùa đầu tiên. Dù vậy, phim vẫn gây tiếng vang lớn, trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng.

Game Of Thrones cũng gây tranh cãi với một số cảnh sex bạo lực, bao gồm cảnh Sansa Stark bị Ramsay Bolton cưỡng hiếp trong đêm tân hôn và mối quan hệ loạn luân giữa Cersei và Jaime Lannister.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 4.

Euphoria cũng “cha đẻ” với The Idol và cảnh thân mật bỏ xa “đàn em”. Ảnh: HBO.

Euphoria

Cùng được tạo ra dưới bàn tay nhào nặn của Sam Levinson, Euphoria cũng tràn ngập cảnh nóng như The Idol, nhưng bộ phim năm 2019 lại nhận được sự hoan nghênh từ giới phê bình, bỏ xa “hậu bối”.

Loạt phim tập trung vào Rue (Zendaya), thiếu nữ 17 tuổi nghiện ma tuý đang trong thời gian phục hồi, và những người bạn cùng lớp của cô.

Ngay từ tập đầu tiên, khán giả được thấy liên tục ba cảnh đậm chất tình dục, bao gồm cảnh hẹn hò giữa hồ bơi, cưỡng hiếp và nhóm thiếu niên cởi trần trong khi xem những bức ảnh khiêu dâm bị rò rỉ của một nhân vật khác trong phim.

Tim Winter, chủ tịch Parents Television Council – tổ chức vận động chống những nội dung không lành mạnh trên truyền hình Mỹ, chỉ trích Euphoria “đang tiếp thị một cách công khai và cố ý nội dung người lớn cực kỳ phản cảm – tình dục, bạo lực, ngôn từ tục tĩu và sử dụng ma túy – cho thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên”.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 5.

Obsession bị chỉ trích vì khai thác mối quan hệ phi đạo đức giữa cha và vị hôn thê của con trai. Ảnh: Netflix.

Obsession

Thời điểm lên sóng vào đầu năm nay, Obsession bị đánh dấu cảnh báo do có những cảnh trần trụi và không phù hợp với mọi lứa tuổi.

Trong phim, Richard Armitage vào vai bác sĩ phẫu thuật tên là William có mối quan hệ bất chính với vị hôn thê của con trai Jay là Anna (Charlie Murphy).

Cảnh nóng bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội nhất là William “tự an ủi” trên chiếc giường trong phòng khách sạn mà Anna thuê trong chuyến đi Paris (Pháp).

Phần lớn người xem bị sốc vì cảnh phim trần trụi, chân thực quá mức. Họ cũng khó chịu khi nam chính được xây dựng với hình tượng biến thái và vô đạo đức.

Không chỉ vậy, phim cũng đề cập đến mối quan hệ BDSM (bạo dâm và khổ dâm).

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 6.

Dù chứa nhiều cảnh sex, Normal People vẫn được đánh giá cao. Ảnh: BBC.

Normal People

Normal People lên sóng vào năm 2020 và nhanh chóng trở thành chương trình hấp dẫn nhất từ trước đến nay của BBC. Phim kể về chuyện tình kéo dài nhiều năm giữa hai người trẻ Marianne Sheridan (Daisy Edgar-Jones) và Connell Waldron (Paul Mescal) trong bối cảnh xã hội suy thoái ở Ireland.

Như The Idol , cảnh nóng là “đặc sản” của phim. Tổng cộng có hơn 41 phút cảnh 18+ trong suốt 12 tập.

Dù bị một số khán giả khiếu nại vì chiếu cảnh nhạy cảm trên sóng truyền hình, Normal People là series hiếm hoi không bị “ném đá” vì phản cảm, dung tục. Mỗi cảnh “nóng” đều mang giá trị truyền đạt câu chuyện và cảm xúc của từng nhân vật.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 7.

Sex/Life gây sốc vì những cảnh khỏa thân chân thực của đàn ông. Ảnh: Netflix.

Sex/Life

Sex/Life lên sóng vào năm 2021, xoay quanh mối tình tay ba giữa bà mẹ 2 con Billie với chồng Cooper và tình cũ Brad.

Ngay từ tên phim và đoạn giới thiệu, người xem chắc chắn mường tượng được Sex/Life chứa đựng những khoảnh khắc 18+ trước cả khi xem phim. Tuy nhiên, không ít người bị sốc bởi mức độ “chơi lớn” của đạo diễn.

Trong một cảnh trong mùa đầu tiên, Brad phô bày bộ phận nhạy cảm nhất khi đang tắm. Nhờ đó, nam diễn viên Adam Demos nổi tiếng chỉ sau một đêm.

Những bộ phim gây tranh cãi vì quá nhiều cảnh 18+ - Ảnh 8.

Skins gây tiếng vang vì mạnh dạn khai thác những chủ đề nhạy cảm và nhức nhối về thanh thiếu niên. Ảnh: E4.

Skins

Là một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Anh những năm 2000, Skins tập trung vào một nhóm thanh thiếu niên đam mê các tệ nạn như ma túy, rượu và tình dục.

Bất chấp nội dung gây tranh cãi khi khai thác các vấn đề nhạy cảm như giới tính, tình dục thanh thiếu niên, lạm dụng chất kích thích và cái chết, phim không chỉ thu hút lượng người xem đông đảo, mà còn nhận được đánh giá cao từ giới phê bình. Tiêu biểu là thắng giải BAFTA, được ví là Oscar nước Anh.

April Pearson, người đóng vai Michelle trong hai mùa đầu tiên, tiết lộ không có điều phối viên cảnh nóng nào trên trường quay, do đó các phân cảnh 18+ dường như không có giới hạn.

“Tôi đã 18 tuổi ngay khi bắt đầu quay phim. Vì vậy, tôi có nhiều cảnh sex hơn những người khác. Ngày đầu tiên quay phim của tôi là một cảnh 18+”, nữ diễn viên kể trên podcast riêng.