Có khoảng 1,6 tỷ đồng tiền tiết kiệm, tôi “giả nghèo” để thử lòng các con, ai ngờ nhận bài học nhớ đời

4138

Sau khi thử lòng các con, người đàn ông nhận cái kết đắng và bài học sâu sắc. Trên đời quả thật không nên dựa dẫm vào bất kỳ ai, kể cả con cái khi mình về già.

Hãy là người đầu tiên trải nghiệm dải laptop ASUS trang bị chip AI mới nhất trong không gian công nghệ độc đáo

Câu chuyện về 1 người đàn ông được đăng tải trên diễn đàn Toutiao đang gây chú ý mạnh mẽ. Sau khi về hưu, người này có 1 khoản tiền tiết kiệm khá lớn nhưng không tiết lộ với con cái. Tuy nhiên, chính vì điều này mà ông biết được cách các con đối xử với mình.

Dưới đây chính là những chia sẻ của ông Giang, 73 tuổi, đến từ Quảng Đông, Trung Quốc về câu chuyện dở khóc dở cười.

Chi tiêu tiết kiệm để phòng khi cấp bách

Tôi năm nay đã 73 tuổi, về hưu nhiều năm và sống khá yên bình. Nghỉ hưu từ lúc mới 55 tuổi, tôi nhận lương hưu 3.500 NDT/tháng (tương đương 11 triệu đồng). Vì không có việc làm sau khi nghỉ hưu nên tôi chi tiêu rất tiết kiệm. Hàng tháng tôi chỉ bỏ ra tiền ăn chứ không mua sắm quá nhiều đồ hay đi du lịch. Bản thân luôn nghĩ cần phải giữ 1 khoản tiền tiết kiệm nhất định để khi về già không phải dựa dẫm vào ai.

Vì vậy, sau 18 năm, tôi nhận được 756.000 NDT (2,5 tỷ đồng). Trừ đi khoản ăn tiêu, sinh hoạt, tôi vẫn còn giữ được 500.000 NDT tiền tiết kiệm (khoảng 1,6 tỷ đồng). Số tiền này tôi gửi ngân hàng và không tiết lộ cho ai biết. Những người bên ngoài chỉ biết rằng tôi có 1 khoản lương hưu, chắc chỉ đủ tiền sinh hoạt hàng tháng.

Có khoảng 1,6 tỷ đồng tiền tiết kiệm, tôi “giả nghèo” để thử lòng các con, ai ngờ nhận bài học nhớ đời - Ảnh 1.

Người đàn ông chọn gửi tiền tiết kiệm để có tiền phòng thân. Ảnh minh họa: Internet

Tôi sống 1 mình trong căn nhà nhỏ ở quê hương vì vợ đã qua đời khi chúng tôi 60 tuổi. Chúng tôi sinh được 1 người con trai và 1 người con gái, cả 2 đều đã lập gia đình và sống trên thành phố. Nhìn chung cuộc sống của chúng vẫn còn nhiều khó khăn nhưng ít nhất cũng đã có nhà cửa đàng hoàng, khang trang ở thành phố.

Tôi không sống cùng con cái vì chúng đã có gia đình nhỏ cần phải lo toan. Nếu như ngày nào các con cũng phải suy nghĩ cho sức khỏe của tôi thì thật phiền phức. Vì thế, bao nhiêu năm nay tôi vẫn sống ở quê nhà, các con chỉ thỉnh thoảng mới về thăm.

“Giả nghèo” thử lòng các con và nhận cái kết đắng

Cuộc sống của tôi cứ trôi qua 1 cách bình yên cho tới khi sức khỏe yếu dần đi ở tuổi 70. Cơ thể tôi dần dần xuất hiện những vấn đề khác nhau, khớp xương thường xuyên đau nhức, còn có bệnh về dạ dày, tôi đi khám bệnh, bác sĩ nói bị viêm loét dạ dày và phải chữa trị dứt điểm. Sau khi chữa bệnh và sức khỏe khá hơn 1 chút, tôi nói với các con.

Con trai ngay lập tức gợi ý rằng tôi nên tìm 1 viện dưỡng lão uy tín và tới đó sống. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu tôi nhận thấy không có viện dưỡng lão nào được đánh giá cao. Hầu hết mọi người đều phàn nàn về chất lượng cuộc sống ở đó nên bản thân cũng không tin tưởng tới sống.

Dù có tiền gửi tiết kiệm nhưng tôi cũng không yên tâm nếu đưa nó cho các con. Trước khi qua đời, vợ cũng dặn dò tôi rất kỹ rằng không nên tiết lộ khoản tiền tiết kiệm với các con, tránh xảy ra những tranh chấp và mâu thuẫn. Vì thế, ngoài 70 tuổi tôi vẫn chưa hề cho các con biết điều gì về tài sản của mình.

Tuy nhiên, sức khỏe của tôi lại ngày càng giảm sút so với trước kia. Tôi thường xuyên phải vào viện để thăm khám và chữa bệnh. Lúc này, tôi nảy ra 1 ý định sẽ tiết lộ với các con mình có chút tiền tiết kiệm, cho chúng mượn và nếu sau này cần sẽ lấy về dùng.

Tôi gọi các con về nhà và nói: “Bố có 100.000 NDT (330 triệu đồng) tiền gửi tiết kiệm. Hiện bố đã có tuổi, cũng không dùng nhiều tiền làm gì nên không cần giữ. Các con hiện vẫn còn khó khăn, bố cho 2 con mượn, mỗi người 1 nửa số tiền. Nếu như sau này bố cần dùng bố sẽ báo trước để các con gửi lại bố”. Nghe xong, cả con trai và con gái tôi đều đồng ý. Hiện chúng cũng đang nợ tiền mua nhà trên thành phố nên rất cần khoản tiền này.

Có khoảng 1,6 tỷ đồng tiền tiết kiệm, tôi “giả nghèo” để thử lòng các con, ai ngờ nhận bài học nhớ đời - Ảnh 2.

Quyết định của người đàn ông giúp ông nhận ra “bộ mặt thật” từ con cái. Ảnh minh họa: Internet

Hai năm trôi qua, tôi nghĩ màn thử lòng các con mình tới đây nên kết thúc rồi. Vì vậy, tôi báo cho các con rằng thời gian này mình đi viện thường xuyên, tiền chữa bệnh rất tốn kém, trong mấy tháng nữa các con nên thu xếp gửi tiền lại cho tôi. Nếu không có số tiền này, tôi sẽ không thể lo được chi phí sinh hoạt và thuốc thang.

Nghe tới điều này, con gái đồng ý ngay, nói rằng sẽ xoay sở để trả bố khoản tiền đó. Trong khi đó, con trai tôi lại im lặng, có thái độ không mấy vui vẻ.

Mấy tháng trôi qua, con gái tôi mang trả lại số tiền đã mượn. Con gái và con rể còn nói cảm ơn tôi vì nhờ số tiền đó mà chúng sống nhàn nhã, bớt chật vật hơn. Trong khi đó, phản ứng của con trai tôi lại khác hẳn. Con trai luôn phớt lờ những tin nhắn, cuộc gọi của tôi. Thậm chí, nó còn không nhắc tới khoản tiền tôi đưa 2 năm trước và coi như không có chuyện gì xảy ra. Sau khi tôi nhắc nhở quá nhiều, con trai lại hẹn nửa năm nữa sẽ trả lại tiền nhưng nửa năm sau vẫn không hề thấy trả lại.

Sau khoảng thời gian chờ đợi con trai, tôi đã nhận ra nhiều bài học quý báu. Dường như ngay từ đầu con trai đã có ý định sử dụng số tiền tôi đưa và không trả lại. Cũng may tôi không tin tưởng con ngay từ đầu và trao hết tài sản của mình cho nó. Chứng kiến phản ứng từ 2 con, tôi thất vọng về con trai vô cùng. Sau khi nhìn thấy cách cư xử của con trai, tôi quyết định sẽ trích gần hết số tiền mình có cho con gái. Tôi mong muốn 1 người con có hiếu và hiểu chuyện như thế có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bản thân chỉ giữ lại 1 khoản tiền nhỏ để sinh hoạt và phòng khi đau ốm.

Một số người nếu biết bố mẹ có tài sản riêng chắc chắn sẽ có tâm lý lười biếng và dựa dẫm. Vì thế nhiều bậc phụ huynh không tiết lộ về tài sản của mình để các con tự lực cánh sinh, tự bước đi trên đôi chân của mình. Khi về già, chúng ta nên nghĩ cho bản thân trước tiên, không nên tin tưởng con cái thái quá. Có 1 khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp người về hưu không phải sống dựa dẫm vào các con, luôn tự chủ trong cuộc sống.