Gọi xe cứu hỏa đến chữa cháy tốn bao nhiêu tiền? Ai phải trả? Câu trả lời thực sự khiến nhiều người xôn xao

48

Khi phát hiện hỏa hoạn, hay xảy ra tình huống khẩn cấp cần cứu nạn, bạn cần gọi ngay cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn qua số 114. Trong trường hợp cháy nổ, dù là cháy lớn hay cháy nhỏ đều phải gọi ngay cho 114. Công tác chữa cháy, cứu hộ cứu nạn sẽ hoàn toàn miễn phí. Điều này được quy định rõ trong luật. 

xe-cuu-hoa-1Khoản 1 Điều 48 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau: “Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.

Khi công tác cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy xong xuôi, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sẽ cùng bảo vệ hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy là do sơ xuất hay cố ý.

xe-cuu-hoa-3

Nguyên nhân vụ cháy theo mức độ nào, mức phạt sẽ tương xứng, có thể chỉ phạt hành chính. Nếu vi phạm cố ý, để lại hậu quả nặng nề thì người gây ra hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự.

Lực lượng phòng cháy chữa cháy không thể có mặt ngay lập tức mà còn mất thời gian di chuyển và thời điểm báo cháy của người dân. Riêng với việc báo cháy chậm, khiến lửa lan rộng, đám cháy khó kiểm soát cũng là việc làm có thể bị xử phạt.

Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng chống bạo lực gia đình. Cụ thể, phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

xe-cuu-hoa-2

    a) Không báo cháy, sự cố tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy sự cố tai nạn;
    b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.

Nồi cơm điện bẩn cáu cạnh, dùng thứ nước này lau chỉ sau 5 phút nồi sạch tinh như mới

Sau một thời gian sử dụng, bên trong và bên ngoài nồi cơm điện thường tích tụ nhiều cặn bẩn. Để loại bỏ chúng, bạn hãy tham khảo mẹo nhỏ dưới đây.

Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng được sử dụng rất thường xuyên. Hầu như ngày nào chúng ta cũng sẽ nấu cơm 1-2 lần. Thông thường, mỗi lần nấu cơm, mọi người sẽ chỉ rửa phần ruột nồi mà quên mất phần vỏ nồi cũng cần được làm sạch định kỳ.

Phần vỏ nồi, đặc biệt là phần mâm nhiệt, nếu không được làm sạch định kỳ thì sẽ tiêu tốn nhiều điện năng và nhanh hỏng.

Ngoài ra, phần nắp nồi cũng là nơi bám nhiều cặn tinh bột sau mỗi lần nấu cơm nhưng ít được mọi người chú ý làm sạch.

Để làm sạch nồi cơm điện, bạn hãy làm theo các bước dưới đây.

Vệ sinh mâm nhiệt

Bạn hãy chuẩn bị một chiếc bát, thêm một ít giấm trắng và baking soda. Hai nguyên liệu này gặp nhau sẽ sủi bọt. Bạn có thể dùng đũa khuấy đều cho chúng hòa tan vào nhau.

Sau đó, cho hai chiếc khăn giấy vào trong bát, để khăn giấy hút dung dịch trong bát (nên dùng loại khăn giấy có độ dai tốt).

Giấm có tác dụng làm mềm các vết bẩn, dùng để tẩy rửa rất tốt. Baking soda cũng có công dụng trong việc làm sạch.

Sau đó, vớt khăn giấy ra, vắt bớt nước và để khăn giấy lên trên mâm nhiệt của nồi cơm điện. Lưu ý, phải vắt cho tờ khăn giấy ráo nước để nước không thể lọt vào các chi tiết bên trong của nồi cơm điện.

Để nguyên tờ khăn giấy như vậy trong khoảng 10 phút.

ve-sinh-noi-com-dien-02Sau khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy nhiều chất bẩn bong ra và bám vào tờ giấy. Giờ hãy gỡ bỏ tờ giấy ra.

Bóp một ít kem đánh răng lên mâm nhiệt. Dùng bàn chải cọ đều trên bề mặt mâm nhiệt để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu còn bám lại. Sau khi cọ trong vòng 3-4 phút, các vết bẩn sẽ được loại bỏ.

ve-sinh-noi-com-dien-03

Nếu nồi vẫn còn bẩn, bạn có thể lặp lại việc dùng giấm và baking soda một lần nữa.

Bạn cũng có thể dùng khăn thấm giấm và baking soda để lau phần thành nồi.

Vệ sinh nắp trong của nồi cơm

Bên trong nồi cơm sẽ có một phần nắp đón bọt trào lên khi nấu. Nếu để lâu ngày, phần này sẽ bám rất nhiều cặn bẩn. Trong thời tiết oi nóng, nồm ẩm, chúng dễ dàng bị thiu, mốc, làm ảnh hưởng đến chất lượng của mẻ cơm sau. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh bộ phận này thường xuyên.

ve-sinh-noi-com-dien-04

Ở đa số các loại nồi cơm điện, bạn có thể dễ dào tháo phần nắp trong này ra và đem rửa dưới vòi nước. Chú ý làm sạch bên trên và bên dưới nắp, vệ sinh cả phần gioăng cao sư.

Với một số nồi có phần nắp liền, không thể tháo rời thì hãy dùng khăn ẩm lau sạch và lau lại bằng khăn khô.

Van xả nồi cơm điện

ve-sinh-noi-com-dien-06

Trên nồi cơm điện có bộ phận van thoát hơi nước, vừa là nơi hứng bọt cơm trào lên khi nấu, vừa đẩy hơi nước dư thừa ra ngoài. Sau một thời gian sử dụng, chúng dễ bị cáu bẩn. Các cặn tinh bột đọng lại lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám màu vàng.

Mỗi loại nồi cơm khác nhau sẽ có thiết kế van xả khác nhau. Với các nồi có van xả tháo rời, bạn có thể tháo nó và đem đi rửa trực tiếp dưới vòi nước. Với loại van xả không thể tháo, bạn hãy dùng khăn ẩm để lau sạch.

Vỏ ngoài của nồi

Empty

Với phần vỏ ngoài của nồi, bạn chỉ cần lấy khăn ẩm để lau sạch. Nếu vỏ nồi bán nhiều cặn bẩn, dầu mỡ, bạn có thể pha hỗn hợp nước + giấm trắng để lau. Dùng khăn thấm giấm pha loãng và lau nhiều lần để loại bỏ các vết bẩn.