Gừng mọc mầm có ăn được không?

 Bảo quản gừng không đúng cách sẽ khiến gừng mọc mầm rất nhanh. Nhiều người không biết gừng mọc mầm liệu có ăn được không, ăn vào có hại gì không?

Gừng là loại gia vị thường có sẵn trong căn bếp của gia đình. Gừng không chỉ dùng trong nấu nướng mà còn có nhiều tác dụng khác như làm sạch và khử mùi một số đồ dùng trong nhà.

Nhiều gia đình sẽ mua một lượng gừng khá lớn và để sẵn trong nhà để có thể sử dụng ngay khi cần. Tuy nhiên, thời tiết nóng ẩm kết hợp với việc bảo quản không đúng cách có thể khiến gừng mọc mầm rất nhanh. Vậy gừng mọc mầm có ăn được không?

Nhiều người không biết gừng mọc mầm có ăn được không, ăn vào có hại gì không?

Nhiều người không biết gừng mọc mầm có ăn được không, ăn vào có hại gì không?

Gừng mọc mầm có ăn được không?

Trên thực tế, chúng ta có những thực phẩm mọc mầm không thể sử dụng và cũng có những thực phẩm mọc mầm có thể sử dụng, thậm chí còn tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm mọc mầm có chứa độc tố được nhiều người biết đến nhất có lẽ là khoai tây. Khoai tây mọc mầm có chứa nhiều chất không có lợi cho sức khỏe, có thể gây ra ngộ độc nên được chuyên gia khuyến cáo không nên ăn.

Vậy đối với gừng thì sao?

Gừng thuộc nhóm thực phẩm có thể ăn được ngay cả khi mọc mầm. Tuy nhiên, gừng mọc mầm thì mùi vị có thể không còn đậm như trước và dinh dưỡng cũng có thể kém đi.

Phần mầm gừng mọc ra thậm chí còn có vị ngon hơn phần gốc. Vị cay của phần mầm gừng non này sẽ không bằng gừng già.

Bạn cần phải lưu ý rằng, gừng mọc mầm có thể ăn được nhưng gừng thối, gừng dập nát và gừng mốc thì không. Khi bị thối, gừng sẽ sản sinh ra chất carcinole safrole. Đây là một chất có độc tính cao có thế phá hủy tế bào gan, làm hại cho gan.

Với những củ gừng mọc mầm, nếu bạn không ăn thì cũng đừng vứt bỏ. Bạn hoàn toàn có thể đem những củ gừng này vùi vào trong đất để cây gừng phát triển. Nếu không ăn phần củ, bạn cũng có thể sử dụng phần lá gừng để chế biến món ăn. Lá gừng sẽ đem lại mùi thơm đặc biệt cho các món ăn mà bạn nấu.

Những củ gừng mọc mầm không ăn đến có thể đem trồng để có cây gừng mới.

Những củ gừng mọc mầm không ăn đến có thể đem trồng để có cây gừng mới.

Cách bảo quản gừng

Để gừng giữ được hương vị thơm ngon trong thời gian dài, không bị mọc mầm, bạn cần phải chú ý đến cách bảo quản gừng.

Thông thường, với số lượng gừng không quá nhiều, bạn có thể để gừng ở nơi khô ráo, thoáng mát, không cần bọc trong túi nilon.

Với số lượng gừng lớn hơn, bạn có thể tham khảo một số cách cách bảo quản gừng dưới đây để giữ cho gừng tươi ngon trong thời gian dài.

– Bảo quản gừng trong cát

Đây là một trong những cách bảo quản thực phẩm phổ biến của người xưa, khi các thiết bị bảo quản thực phẩm như tủ lạnh, tủ bảo ôn, tủ đông chưa ra đời.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc thùng, vại đủ để đựng số gừng đã mua. Chuẩn bị một ít cát khô và sạch.

Đổ một lớp cát xuống dưới đáy thùng, xếp một lớp gừng lên trên rồi lại phủ một lớp cát. Làm lần lượt như vậy cho đến hết. Để thùng gừng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Cách này sẽ giúp gừng tươi lâu và không bị khô héo.

Bảo quản gừng trong cát hoặc sử dụng baking soda đều có thể giúp gừng tươi lâu, hạn chế tình trạng mọc mầm.

Bảo quản gừng trong cát hoặc sử dụng baking soda đều có thể giúp gừng tươi lâu, hạn chế tình trạng mọc mầm.

– Bảo quản gừng bằng baking soda

Baking soda có thể giữ cho gừng tươi ngon và không bị mọc mầm trong thời gian dài.

Gừng mua về cứ để nguyên cho khô ráo. Nếu thấy gừng bám nhiều đất, bạn có thể dùng khăn để lau sạch. Không nên rửa gừng qua nước vì nước có thể làm gừng bị hỏng.

Lấy một chiếc thùng carton đủ lớn để đựng gừng. Lót một tờ giấy báo ở dưới đáy thùng. Rắc một ít baking soda lên bề mặt giấy báo. Xếp gừng lên trên. Sau khi xếp gừng, bạn hãy lấy tờ giấy báo phủ kín lên trên và rắc thêm một lớp baking soda. Làm như vậy cho đến khi hết chỗ gừng đã chuẩn bị.

Khi hộp đầy, hãy dùng giấy báo đậy kín và để thùng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Baking soda có tác dụng hút ẩm, giúp gừng khô ráo, không bị thối và hạn chế mọc mầm. Cách này giúp bảo quản gừng trong khoảng 6 tháng mà vẫn giữ được sự tươi ngon.

– Bảo quản gừng trong tủ lạnh

Gừng mua về rửa cho sạch đất cát và phơi cho thật ráo nước. Sau đó, lấy giấy ăn bọc từng củ gừng hoặc dùng giấy bạc để bọc gừng. Cho các củ gừng đã gói kín trong giấy vào túi zip, ép hết không khí ra ngoài và để vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp bảo quản gừng được lâu hơn so với việc cứ để nguyên củ gừng vào ngăn mát tủ lạnh.

– Bảo quản gừng trong tủ đông

Bạn có thể rửa sạch củ gừng, để ráo nước rồi cắt thành lát mỏng, thái sợi hoặc băm nhỏ (tùy nhu cầu, phần vỏ gừng có thể cạo bỏ hoặc không). Cho gừng vào túi zip, ép hết không khí ra ngoài rồi khóa chặt miệng túi. Để túi gừng trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông. Khi cần sử dụng thì lấy vài lát gừng ra và chế biến luôn, không cần phải rã đông.