Con trai hỏi mẹ ‘tại sao lại phải học’, câu trả lời xuất sắc của nữ nhà văn khiến con bật khóc, kể từ đó tự giác học không cần nhắc nhở

Nếu đã là bố mẹ, chắc hẳn chúng ta cũng ít nhất một lần từng đối diện với câu hỏi này của con cháu trong nhà. Hơn nữa, dù trẻ có không hỏi, thì người lớn cũng nên biết cách giải thíc rõ ‘mục đích’ của việc học để trẻ hiểu và chủ động hơn trong quá trình học tập của mình.

Bạn sẽ trả lời thế nào khi con nhỏ gỏi ‘tại sao lại phải học’. Có một số người sẽ phớt lờ câu hỏi này của trẻ hoặc trả lời một cách qua loa cho xong. Đây là phản ứng sai lầm khiến trẻ coi nhẹ việc học hoặc học tập một cách chống đối mà không hiểu được vì sao mình phải làm như vậy.

Nếu bạn chưa có câu trả lời, hãy tham khảo cách phản ứng của nữ nhà văn sau đây. Câu trả lời của cô với con trai đã trở thành chủ đề nổi bật trên mạng xã hội và được mọi người hết lòng hưởng ứng.

Người mẹ này chính là nữ nhà văn Long Ứng Đài (ở Đài Loan). Cô khá nổi tiếng, bên cạnh vai trò là một người viết chuyên nghiệp, cô còn là một bà mẹ có những phương pháp giáo dục con cái sâu sắc. Qua nhiều bài viết của bà, không ít phụ huynh đã rất tâm đắc và từ đó rút ra bài học để dạy dỗ con của mình.

Nhà văn Long Ứng Đài chia sẻ, cô cũng từng bị con trai đặt câu hỏi ‘tại sao lại phải học’. Tuy nhiên thay vì chửi mắng, trả lời qua quýt cho xong, hay ép buộc với thái độ hằn học như các phụ huynh khác, nữ nhà văn đã đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, khiến con trai bà liền bật khóc và hứa sẽ học hành chăm chỉ đồng thời không bao giờ lặp lại câu hỏi này nữa.

Câu trả lời của nữ nhà văn như sau: “Mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm.

Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận.

Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc“.

hình ảnh

Nữ nhà văn cùng con trai, ảnh: HN

Ngoài ra nữ nhà văn cũng chia sẻ thêm: Bản tính con người vốn ham vui, thích được đi chơi, nhất là khi ở độ tuổi đi học mà cha mẹ không cho con biết rằng, học hành là quá trình đầy cam go thì làm sao chúng có thể học tập chăm chỉ?

Do đó, phụ huynh phải cho con biết rằng bất kỳ con đường nào đi đến một thành công, nhất định luôn đi kèm với những khúc quanh đầy khó khăn. Nếu con muốn có thành tích học tập tốt, con phải học tập thật chăm chỉ. Đây là trách nhiệm của mọi đứa trẻ trên thế giới chứ riêng mình con. Hãy để con cái biết rằng, ở mỗi giai đoạn của cuộc đời thì luôn có những nhiệm vụ khác nhau. Sự hạnh phúc sẽ được thể hiện qua kết quả học tập. Khi bản thân đạt được kết quả xuất sắc thì niềm vui học tập sẽ lớn dần trong suy nghĩ.

Làm sao để khuyến khích con tự giác học tập

– Không nhắc học: Nhiều cha mẹ cho tằng nếu không nhắc con sẽ không học nên buộc phải nhắc để con học bài. Đúng, không nhắc có thể trẻ sẽ không học. Nhưng việc học là việc của chúng, không phải của bố mẹ, nếu nhắc thì sau này con cứ chờ nhắc rồi mới học. Vì vậy, trẻ sẽ nghĩ việc học là việc của bố mẹ. Và như vậy vô tình cha mẹ đã tạo cho trẻ thói ỉ lại, tính chủ động bị hạn chế.

Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Người đánh giá là cô giáo đã nói con không hoàn thành nghĩa là trẻ chưa hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế, hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.

– Phạt nặng khi con không hoàn thành nhiệm vụ và bị cô giáo mách. Nghĩa là khi con bị mách rồi, bố mẹ hãy phạt, đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con, chắc chắn con sẽ sửa chữa.

Cha mẹ nhớ, phạt nhưng đừng thù vặt. Đừng nhai đi nhai lại những tội lỗi của con. Như vậy có thể khiển trẻ bị nhờn và “lì đòn”.

– Hãy khuyến khích con đúng lúc. Khi con nhận được 1 lời khen ngợi của thầy cô, hãy khen con thêm tí chút. Lời khen đúng lúc, đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn, làm động lực cho “người ta” phấn đấu hơn nữa.

– Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con. Đấy là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa. Vì thế, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, tiến bộ của con, chứ đừng khen ngợi điểm số. Điều đó sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.

– Đừng thưởng. Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Là việc của bản thân, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn là của người khác.

– Không giảng bài cho con. Khi cha mẹ xúm vào giảng bài, con sẽ thấy khoảng cách cha mẹ và con xa nhau. Việc học là việc của con, nếu con không hiểu, con đến gặp cô để hỏi, con có thể tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung.