Đưa vợ về nhà ngoại nhờ dạy lại, bố vợ gật gù hứa sẽ dạy bảo con gái cẩn thận, nhưng đến sáng hôm sau tôi tái mét nhìn bức ảnh bố vợ đăng lên FB thì…

1551

Vợ đã không chịu nghỉ việc ở nhà còn hay đi sớm về muộn. Sáng tôi bảo đi muộn thôi khoảng 9h, còn dành thời gian nấu nướng dọn dẹp bữa sáng cho bố mẹ chồng. Chiều thì xin về sớm từ 4h chiều ấy, còn cơm nước nhà cửa.

Lúc quen nhau thấy vợ cũng ưa nhìn, sống đàng hoàng tử tế, gia đình nhà vợ khá nền nếp có giáo dục nên tôi thầm ưng ý. Thế mà cưới về rồi mới biết là cô ấy ngang bướng thậm chí còn đến mức hỗn hào.

Khi còn độc thân, cô ấy đi làm tung tẩy thế nào là tùy ý. Nhưng đã về làm dâu nhà tôi, trở thành người nhà tôi thì phải nghe theo sự sắp xếp của chồng và bố mẹ. Mẹ tôi bảo cô ấy nghỉ việc ở nhà nội trợ, chờ sinh son rồi sau này chăm con, chăm nhà cửa, phụng dưỡng bố mẹ chồng thì cô ấy nhất quyết không chịu.

Vợ đã không chịu nghỉ việc ở nhà còn hay đi sớm về muộn. Sáng tôi bảo đi muộn thôi khoảng 9h, còn dành thời gian nấu nướng dọn dẹp bữa sáng cho bố mẹ chồng. Chiều thì xin về sớm từ 4h chiều ấy, còn cơm nước nhà cửa. Làm ít việc đi cũng được, nhận ít lương thôi cũng chẳng sao. Thế là vợ quay ngược bảo tôi đưa lương cho cho cô ấy giữ thì vợ mới chấp nhận giảm bớt công việc.

Đưa vợ về nhà ngoại nhờ dạy lại, sáng ra tôi tái mét nhìn hình ảnh bố vợ đăng facebook - Ảnh 1.

Vợ đã không chịu nghỉ việc ở nhà còn hay đi sớm về muộn. (Ảnh minh họa)

Từ lúc còn độc thân, tôi đã đưa lương cho mẹ giữ. Bây giờ lấy vợ thì trích ra 1 phần đưa cho cô ấy chi tiêu ăn uống, còn lại vẫn đưa cho mẹ. Vợ đòi hỏi như thế chẳng khác gì vượt quyền mẹ chồng, muốn làm chủ gia đình, ai mà chấp nhận được.

Nhà tôi hay ăn cơm sớm, vợ đi làm về 6h thì mẹ tôi có khi đã nấu nướng xong rồi. Thế là vợ chỉ ăn xong rồi rửa bát, dọn dẹp mà thôi. Mẹ tôi có thêm con dâu mà chẳng nhàn đi được chút nào.

Trách móc thì vợ quay lại cãi: “Tôi không nợ nần gì nhà anh cả, tiền chi tiêu sinh hoạt tôi góp đầy đủ. Vậy hà cớ gì tôi lại phải chịu trách nhiệm nhiều hơn với công việc trong nhà? Chưa nói tôi đàn bà con gái chân yếu tay mềm, anh khỏe mạnh sức dài vai rộng như thế đã thấy làm được gì hơn tôi chưa? Nếu anh thương mẹ thì đáng lẽ anh phải là người xông vào mà làm chứ. Tôi dọn dẹp, giặt giũ mỗi cuối ngày còn chưa đủ mệt hay sao?”.

Càng ngày tôi càng chán cô vợ ngang bướng không biết nghe lời, đã thế còn lười biếng và chẳng chịu nghĩ cho người khác. Cưới nhau nửa năm mà tôi đã hết chịu nổi rồi.

Hôm vừa rồi tôi hỏi cô ấy lần cuối cùng có chịu thay đổi để sống êm ấm hòa hợp hay không, cô ấy kiên quyết lắc đầu. Ngay lập tức tôi thu dọn đồ đạc đưa vợ về nhà bố mẹ đẻ, kể hết cho bố vợ nghe mọi chuyện rồi hỏi ông làm con dâu về nhà chồng như thế có chấp nhận được không.

Vừa cưới nhau nửa năm, tôi cũng chưa muốn ầm ĩ ly hôn. Đưa cô ấy về mục đích để bố mẹ vợ biết con gái mình thế nào mà răn dạy khuyên bảo cho tử tế. Hôm đó từ nhà bố vợ về tôi đi nhậu với bạn đến khuya, say mềm nên lăn ra ngủ chẳng biết gì. Sáng hôm sau vừa mở điện thoại lên, đập vào mắt tôi là những bức ảnh mà bố vợ đăng lên Facebook tối hôm qua. Đọc những dòng chữ ông viết đính kèm mà tôi càng tái mét mặt.

Đưa vợ về nhà ngoại nhờ dạy lại, sáng ra tôi tái mét nhìn hình ảnh bố vợ đăng facebook - Ảnh 2.Vừa cưới nhau nửa năm, tôi cũng chưa muốn ầm ĩ ly hôn. (Ảnh minh họa)

Ông đăng ảnh cả nhà vợ đi ăn tiệc tưng bừng ở nhà hàng đắt đỏ. Bố mẹ vợ, em gái, em trai vợ tôi và cô ấy nâng ly linh đình như có chuyện gì vui mừng lắm. “Chúc mừng con gái cả thoát được một cục nợ, từ đây con hãy sống thật vui vẻ hạnh phúc, biết yêu thương chính bản thân mình con nhé. Ai thật lòng nghĩ cho con thì hãy ở bên cạnh họ, còn không cứ nhẹ lướt qua như cơn gió thoảng thôi, không cần nặng lòng làm gì”, bố vợ viết.

Rõ ràng bố vợ ám chỉ tôi! Hôm qua ông còn gật gù hứa hẹn với tôi sẽ dạy bảo con gái cẩn thận. Buổi tối đã quay ngoắt thái độ đi ăn mừng, ví tôi như một cục nợ, bỏ được tôi như trút được gánh nặng. Tôi vừa tức giận vừa cay cú gọi điện cho vợ nhưng không thấy cô ấy nghe máy.

Bây giờ tôi phải làm sao? Sang đón vợ về hay là ly hôn luôn cô vợ này để lấy người khác hiền lành ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn?