Hay bị bóng đè, cô gái 24t đi viện kịp nếu không đã qua đời: Giờ mới biết sự thật về bóng đè, đừng mê tín

Các mẹ ngủ có bao giờ bị bóng đè không ạ? Mình thì thỉnh thoảng mới bị nhưng cũng không chủ quan được đâu nha. Vì mình có đọc qua báo chí thì thấy bị bóng đè hoàn toàn có thể liên quan tới bệnh tật chứ không phải vấn đề tâm linh như mọi người hay đồn thổi đâu. Như trường hợp một cô gái trẻ báo chí mới đưa nè, cứ bảo mình bị bóng đè, tới lúc đi khám thì phát hiện hóa ra mình bị bệnh nan y. Sợ ghê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau nhiều ngày bị bóng đè, cô gái 24 tuổi đi khám thì phát hiện đau lòng

Cô Lưu, năm nay 24 tuổi ở Thâm Quyến, dạo gần đây cứ có cảm giác tê mỏi tay chân, cử động khó khăn, hô hấp cũng gặp nhiều trở ngại. Khi ngủ, cô rất hay bị bóng đè. ‘Ngày đầu tiên sau khi tỉnh dậy, tôi thấy toàn thân rệu rã. Vì đang trong kỳ kinh nên tôi không để ý vì cứ nghĩ triệu chứng đo là do ngày ‘đèn đỏ’ mà ra. Vậy nhưng ngày thứ 2 tôi lại bị bóng đè tới mức gần như không thể tỉnh dậy’, cô Lưu tâm sự.

Liên tục bị bóng đè khi ngủ khiến cơ thể cô mệt mỏi, chân tay chẳng chút sức lực. Cảm thấy không thể tiếp tục duy trì tình trạng này nên cô Lưu đã tới Bệnh viện ĐH khoa học Công nghệ Nam Phương Thâm Quyến) để kiểm tra.

Kết quả, bác sĩ thông báo cô bị hội chứng Guillain-Barre cấp tính. Vì tình trạng của cô đã nặng lên nhanh chóng nên phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt để điều trị.

Theo BS. Dương Hồng Quân (GĐ Khoa Thần kinh, BV ĐH Khoa học và Công nghệ Nam Phương Thâm Quyến) chia sẻ: Hội hứng Guillain-Barre có biểu hiện nói không rõ, khó nuốt, khó thở, cơ thể tê bì, mệt mỏi. Hội chứng này gây viêm đa dây thần kinh. Nó liên quan tới phản ứng tự miễn do nhiễm virus, bao gồm cả việc tiêm chủng miễn dịch.

Hội chứng này tiến triển rất nhanh chóng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện kịp thời vì nhiều người cứ nghĩ nó là bị bóng đè, thực ra do bệnh nhân bị suy hô hấp. Ở trường hợp của cô Lưu, sau khi được điều trị bằng phương pháp lọc huyết tương và liệu pháp miễn dịch, triệu chứng suy nhược đã dần dần thuyên giảm.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vậy mới thấy cảm giác bị bóng đè đừng nghĩ ngay đến tâm linh huyền bí gì mà trước hết phải xem xét mình có bị bệnh không các mẹ ạ. Vậy bóng đè thực sự là gì?

Bóng đè hay còn gọi là ‘chứng liệt do ngủ’ thường xảy ra ngay trước khi ngủ hoặc ngay khi thức giấc. Bóng đè khiến người bệnh cảm thấy như bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được tay chân như bị ma quỷ đè. Đồng thời, bạn cũng có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. Bóng đè có thể bắt đầu trong thời niên thiếu và có thể trở nên thường xuyên trong những năm 20 và 30 tuổi.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy: Bóng đè thường xảy ra khi hormone trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục. Thế nhưng, vì lúc này ý thức của con người đã hoàn toàn tỉnh táo nhưng lại có cảm giác tê liệt như bị đè nén.

Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, một chu kỳ được chia thành 2 pha là pha ngủ nhanh và pha ngủ chậm. Bóng đè khi ngủ có liên quan tới sự gián đoạn hoặc phân mảnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM). Cơ thể lúc này sẽ xen kẽ giữa pha cử động mắt nhanh và chậm (NREM).

Mỗi chu kỳ REM –NREM kéo dài chừng 90 phút. Tuy nhiên, phần lớn thời gian là dành cho việc ngủ ở NREM. Trong thời gian này cơ thể được thư giãn. Còn trong thời gian REM thì tuy cơ thể được thư giãn nhưng mắt lại di chuyển nhanh và gây ra các giấc mơ. Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất động cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn được tiếp tục duy trì dù não bộ đã thức giấc. Lúc này, não bộ sẽ phát hiện ra các mối đe dọa đang ở trạng thái cao và quá nhạy cảm. Từ đó khiến bạn bị bóng đè khi ngủ.

Những người thường xuyên sống trong cảnh căng thẳng, bị stress thì rất dễ bị bóng đè khi ngủ. Nếu thường xuyên bị, bạn nên đi bệnh viện kiểm tra tình hình sức khỏe xem.

Nguồn: Tổng hợp

https://www.webtretho.com/f/benh-thuong-gap/hay-bi-bong-de-co-gai-24t-di-vien-kip-neu-khong-da-qua-doi-gio-moi-biet-su-that-ve-bong-de-dung-me-tin