Tôi ‘ăn cơm trước kẻng’ nên mẹ chồng chẳng mấy hoan hỷ, vậy mà khi tôi s-inh con bà lại đòi lên chăm cháu. Vừa vào bếp được 2 bữa thấy cảnh này bà đã đùng đùng nổi giận rồi dọn đồ về luôn, khi dọn dẹp tôi run rẩy khi thấy tờ A4 đặt trên gối…

Vừa bước chân vào nhà, mẹ đã liên tục hỏi han sức khỏe của tôi. Nhưng khi thấy cảnh tượng trong nhà bếp, nụ cười trên môi mẹ chồng lại vụt tắt.

Mẹ chồng tôi năm nay 58 tuổi, còn bố chồng đã “khuất núi” từ lâu rồi. Một mình mẹ chồng nuôi chồng tôi khôn lớn thành người quả thật không hề dễ dàng, nhưng bà chưa bao giờ kể lể hay than vãn lấy một lời. Lúc nào mẹ chồng cũng vui vẻ, nụ cười luôn hiện trên môi.

Mẹ chồng còn là một người hết lòng vì con cái. Khi vợ chồng tôi kết hôn, mẹ đã gom hết tài sản trong nhà để hỗ trợ chúng tôi mua một căn nhà nhỏ trên thành phố để định cư. Tuy số tiền đó không đủ để mua cả căn nhà, chúng tôi vẫn phải trả góp nhưng đó là một số tiền lớn đối với một người làm nghề nông như mẹ.

Thấy mẹ cô đơn một mình ở quê, tôi không đành lòng nên ngỏ ý đón mẹ lên thành phố ở cùng. Tuy nhiên, mẹ nhiều lần khước từ:

 Mẹ sống ở quê bao năm quen rồi, lên thành phố ở mẹ thấy ngột ngạt, bí bách lắm. Các con lại đi làm cả ngày, mẹ ở nhà một mình biết nói chuyện với ai? Ở quê còn có hàng xóm làng giềng, họ hàng nữa mà nên các con yên tâm đi. Khi nào các con sinh cháu nội cho mẹ thì mẹ sẽ lên thành phố chăm cháu cho mà đi làm.

Dù thuyết phục nhiều lần nhưng mẹ chồng nhất quyết không theo vợ chồng tôi lên thành phố ở. (Ảnh minh họa)

Vì mẹ không lên thành phố ở cùng nên hai vợ chồng tôi thường xuyên về quê thăm mẹ. Mỗi lần về chúng tôi đều mang theo một ít thực phẩm chức năng, sữa cho mẹ bồi bổ.

Tới khi tôi mang thai, vì ốm nghén nặng nên tôi hạn chế về quê hơn. Nhưng đổi lại, mẹ chồng lại chủ động đề nghị tới ở cùng để chăm sóc tôi:

– Con hiện đang mang thai, cần nhiều thời gian nghỉ ngơi. Vả lại, đằng nào sau khi con sinh xong cũng cần người chăm sóc nên mẹ sẽ lên ở cùng với hai vợ chồng con từ bây giờ luôn nhé?

Được vậy thì còn gì bằng nữa, nên vợ chồng tôi gật đầu đồng ý luôn.

Cuối tuần vừa rồi, mẹ chồng lên thành phố, mang theo biết bao đặc sản ở quê, rau củ và gà nuôi trong chuồng tới cho tôi tẩm bổ. Vừa bước chân vào nhà, mẹ đã liên tục hỏi han sức khỏe của tôi. Tuy nhiên, khi thấy cảnh tượng trong nhà bếp, nụ cười trên môi mẹ chồng lại vụt tắt.

Thấy cảnh tượng trong nhà bếp, mẹ chồng liên quay sang quát mắng chồng tôi. (Ảnh minh họa)

Thấy bát mì tôm còn để trong bếp, chồng tôi ngồi chơi điện thoại trên sofa, mẹ chồng liền nổi giận đùng đùng, quát mắng chồng tôi một trận:

– Hôm nay là ngày cuối tuần, con không phải đi làm nhưng tại sao ở nhà lại không nấu được cơm cho vợ ăn? Tại sao con lại để vợ bầu ăn mì tôm hả? Ăn thế này thì lấy đâu ra chất, chẳng trách vợ con ngày càng gầy càng xanh xao thế kia. Mà ăn xong con không dọn dẹp đi còn để đó cho vợ bầu dọn à?

Chồng tôi cười khổ, vội vàng thanh minh:

– Mẹ ơi, chỉ là mì tôm thôi mà, có sao đâu? Với lại, con có biết nấu ăn đâu, điều này mẹ biết mà. Vợ không muốn ăn cơm đường cháo chợ nên con đành úp mì tôm cho cô ấy thôi.

Mẹ chồng bối rối trong giây lát rồi tuyên bố, từ nay về sau chồng tôi phải theo bà vào bếp học cách nấu cơm.

– Trước đây vì mẹ bận rộn công việc nên đã bỏ bê con. Đàn ông tốt là lên được phòng khách, xuống được nhà bếp. Con không cần phải nấu ăn giỏi nhưng chí ít cũng phải biết đôi món “bỏ túi” để nấu cho vợ con chứ. Mẹ sẽ dạy con, từ nay về sau mỗi ngày đi làm về con đều phải xuống bếp học nấu ăn với mẹ.

Tôi và chồng đều sửng sốt trước quyết định của mẹ chồng. Ban đầu chồng còn chối đây đẩy, nhưng trước sự kiên quyết, đe nẹp của mẹ anh không thể không nghe. Thấy chồng đứng trong bếp, chân tay lóng ngóng bên mẹ mà tôi vừa xót vừa ngập tràn hạnh phúc.