Gạo muối cúng xong không được vứt bừa bãi kẻo tài lộc sa sút, vận may hao hụt: Làm thế này mới đúng chuẩn

Gạo, muối là hai vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử gạo, muối dúng cách.

Vì sao người Việt có phong tục cúng gạo, muối?

Việc cúng gạo, muối được giải thích do đây là 2 loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Hay nói cách khác, gạo và muối có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại của con người. Nó cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và mang ý nghĩa phong thủy.

Gạo là nguồn lương thực không thể thiếu. Trong dân gian, người ta còn ví gạo là hạt ngọc, hạt vàng. Trước năm mới, các gia đình nên đổ đầy hũ gạo để cầu mong ấm no, đủ đầy.

Muối là tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Muối không chỉ dùng làm gia vị nấu ăn mà còn mang ý nghĩa phong thủy, xua đuổi tà khí, cầu tài lộc, may mắn.

gao-muoi-sau-khi-cung-khong-duoc-vut-bua-bai-01

Có nhiều người quan niệm rằng gạo và muối là biểu tượng cho may mắn, tài lộc, sức khỏe. Cúng hai vật phẩm này là cầu mong sức khỏe, may mắn đến với gia đình.

Để tỏ lòng thành kính với người đã khuất, con cháu sẽ dâng lễ vật đầy đủ như tiền vàng, gạo, muối và nước sạch.

Hũ gạo, hũ muối trên bàn thờ có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất là để cúng chúng sinh. Theo quan niệm của người xưa, cúng gạo và muối cho chúng sinh để cầu mong chúng sinh được no đủ, không quấy phá người phàm trần.

Ngoài ra, cúng gạo, cúng muối còn thể hiện sự biết ơn với tổ tiên, những người đi trước khai sinh ra nền văn minh lúa nước, giúp con cháu hậu thế có cuộc sống ấm no, sung túc.

Cúng gạo và muối còn mang ý nghĩa xua đuổi âm khí, chướng khí, mang lại điềm may mắn.

Gạo và muối cúng xong nên xử lý thế nào?

Mặc dù nhà nào cũng cúng gạo, muối nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý các vật phẩm này sau khi cúng như thế nào cho đúng.

Sau khi cúng xong, gia chủ không được vứt gạo, muối bừa bãi, phòng tránh việc rước điềm xấu vào nhà.

Empty

Cách làm quen thuộc thường thấy nhất là đem gạo, muối rải đi. Sau khi cúng xong, người thực hiện nghi thức sẽ cầm gạo, muối đi rải xung quanh, nhất là gạo, muối dùng để cúng chúng sinh; vừa rải vùa niệm Phật để các vong hồn chúng sinh được siêu thoát.

Cũng có nhà sẽ giữ lại gạo, muối và để vào một góc nào đó cho đến khi hỏng mới đem bỏ đi vì theo quan niệm của người xưa, gạo và muối sau khi cúng thần thánh có thể mang đến may mắn, tài lộc. Trường hợp này áp dụng cho gạo, muối cúng tổ tiên trong gia đình dòng họ.

Rải muối trước hay rải gạo trước?

Cách rải muối và gạo sẽ có sự khác biệt tùy theo phong tục địa phương. Có nơi sẽ rải gạo và muối riêng, cũng có nơi trộn chung hai vật phẩm lại với nhau rồi mới rải. Do đó, thứ tự rải muối và gạo sẽ tùy vào quan niệm của từng nơi.

Đối với vị trí rải, gia chủ nên rải gạo và muối ở trước sân hoặc trước bàn cúng nếu cúng ngoài trời.

Cách xử lý gạo và muối trong một số dịp lễ cúng cụ thể

Vào mỗi dịp lễ cúng, cách xử lý gạo và muối sẽ có nguyên tắc cụ thể.

Gạo, muối dùng trong cúng giỗ

Vào các dịp cúng giỗ tổ tiên, người đã khuất trong dòng họ, gạo và muối được bày trực tiếp lên bàn lễ. Vì là vật phẩm dùng để cúng người thân trong nhà nên gia chủ có thể dùng lại gạo và muối đã cúng hoặc đem rải ra sân tùy theo quan niệm của từng nhà.

Gạo và muối dùng trong lễ cúng Giao thừa

Cúng Giao thừa (còn gọi là lễ Trừ Tịch) là một trong những nghi lễ quan trọng nhất năm của người Việt. Trên mâm lễ, người ta cũng dâng cúng gạo và muối.

Theo các chuyên gia phong thủy, sau lễ cúng Giao thừa, gia chủ nên rắc gạo và muối xung quanh nhà.

Gạo và muối cúng ông Công ông Táo

Đối với gạo và muối cúng ông Công ông Táo, một số người cho rằng nên rắc xung quanh nhà để đuổi tà khí.

Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng nên giữ lại trong nhà để cầu may mắn, điềm lành.

Vì vậy, mỗi gia đình có thể có lựa chọn riêng, chỉ cần thành tâm và tiến hành theo đúng tín ngưỡng ở địa phương là được.

Gạo và muối dùng trong lễ cúng Cô hồn tháng 7 âm lịch

gao-muoi-sau-khi-cung-khong-duoc-vut-bua-bai-03

Với lễ cúng Cô hồn tháng 7 âm lịch, gạo và muối là thứ không thể thiếu.

Gạo, muối sau khi cúng sẽ được đem trộn chung với nhau để rải xung quanh. Nên đứng từ trong nhà tung ra, tuyệt đối không được tung vào nhà.

Gạo, muối cúng Thần Tài

Theo các chuyên gia phong thủy, hũ gạo và hũ muối cúng Thần Tài xong nên giữu lại trong nhà, đặt ở góc trong của bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa. Khi nào bị ẩm, hỏng thì đem bỏ đi.

Nếu là gạo, muối cúng trong ngày vía Thần Tài thì có thể đem rải trước cửa nhà ngụ ý xua đuổi tà ma, mang lại may mắn, làm ăn thuận lợi.

Gạo, muối cúng trong lễ đầy tháng của trẻ

Gạo, muối dùng trong lễ đầy tháng của trẻ nên đem rải ở ngoài khuôn viên nhà, không nên rải trong nhà. Nếu nhà có cổng thì phải rải bên ngoài cổng. Vừa rải vừa niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, mang điều lành đến, mang điều dữ đi. Nam Mô A Di Đà Phật”.

Gạo, muối trong lễ khai trương, động thổ

Sau khi cúng, trộn lẫn gạo với muối rồi đem rắc ngoài đường. Điều này ngụ ý buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt, động thổ thuận lợi, xây dựng thuận buồm xuôi gió.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.