Tại sao xác tàu Titanic vẫn chưa được trục vớt sau 112 năm dù đã xác định được vị trí? Chuyên gia mất 40 năm, dùng công nghệ cao vẫn “bó tay” vì lý do này

Được tìm thấy từ năm 1985 nhưng đến nay vẫn không ai có thể trục vớt xác tàu Titanic lên mặt đất.

Kể từ khi tàu Titanic chìm vào năm 1912, người ta đã bắt đầu nghĩ cách để tìm kiếm và vớt xác con tàu huyền thoại lên từ đáy biển. Vào năm 1985, vị trí xác con tàu đắm đã được tìm thấy bởi nhà hải dương học Robert Ballard. Phát hiện quan trọng này được thực hiện nhờ công nghệ tàu ngầm robot do chính ông sáng chế.

Tại sao xác tàu Titanic vẫn chưa được trục vớt sau 112 năm dù đã xác định được vị trí? Chuyên gia mất 40 năm, dùng công nghệ cao vẫn “bó tay” vì lý do này- Ảnh 1.
Tàu Titanic được coi là con tàu lớn nhất thế giới khi khánh thành

Tuy nhiên, dù đã được tìm thấy sau 40 năm và có nhiều cuộc lặn biển tham quan, nghiên cứu xác Titanic được thực hiện, con tàu này vẫn chưa được trục vớt lên. Có 3 nguyên do chính khiến việc này gần như là bất khả thi, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

1. Nơi xác tàu Titanic nằm là măt khu mộ khổng lồ

Tại sao xác tàu Titanic vẫn chưa được trục vớt sau 112 năm dù đã xác định được vị trí? Chuyên gia mất 40 năm, dùng công nghệ cao vẫn “bó tay” vì lý do này- Ảnh 2.
Xác tàu là nơi tưởng niệm những người đã mất

Khoảng 1.500 người đã không may mắn thiệt mạng trong vụ chìm tàu Titanic. Sau khi tàu chìm, các thuyền xung quanh đã vớt được hơn 300 thi thể. Những người khác mặc áo phao có thể đã bị dòng nước cuốn ra xa địa điểm này trong khi số còn lại chìm theo con tàu.

Chính phủ Mỹ và Anh đều đã đồng ý coi xác tàu đắm là một đài tưởng niệm hàng hải, tuyên bố rằng địa điểm này sẽ được bảo tồn, không được trục vớt.

Vào năm 2020, RMS Titanic Inc., công ty sở hữu quyền trục vớt con tàu, đã lên kế hoạch thu hồi chiếc radio dùng để thực hiện các cuộc gọi cấp cứu. Kế hoạch này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về khả năng đoàn thám hiểm có thể làm xáo trộn nơi yên nghỉ của các nạn nhân xấu số, ngay cả khi các thi thể được cho là đã bị phân huỷ hoàn toàn.

Đối với một số người, xác tàu là dấu hiệu của thảm kịch, bất kể có hài cốt hay không. Nhiều hậu duệ của những người đã mất coi đây là khu mộ. Năm 1987, Eva Hart, một người sống sót trên tàu Titanic đã lên tiếng phản đối gay gắt những người lên kế hoạch trục vớt Titanic.

2. Xác tàu Titanic đang xuống cấp trầm trọng

Tại sao xác tàu Titanic vẫn chưa được trục vớt sau 112 năm dù đã xác định được vị trí? Chuyên gia mất 40 năm, dùng công nghệ cao vẫn “bó tay” vì lý do này- Ảnh 3.
Tàu Titanic hiện đã bị huỷ hoại sau cả thế kỷ dưới đáy biển

Tàu Titanic được chế tạo từ hàng nghìn tấm thép dày và hai triệu đinh tán bằng thép và sắt rèn. Nhà sinh vật học Lori Johnston nói với USA Today rằng Halomonas titanicae, một vi khuẩn được đặt tên theo con tàu, đang “làm việc cộng sinh để ăn sắt và lưu huỳnh”.

Khi vi khuẩn tiêu thụ sắt của con tàu, chúng tạo thành một “lớp màng” trông giống như nhũ đá bao phủ con tàu. Đây là một dạng kim loại yếu hơn nhiều, đủ mỏng manh để biến thành bụi. Các dòng hải lưu và sự ăn mòn của muối cũng gây ra thiệt hại theo thời gian.

Mức độ xuống cấp của Titanic là rõ ràng theo năm tháng. Vậy nên, nếu không có công nghệ thực sự tối tân và đảm bảo, việc trục vớt tàu lên mặt đất chỉ khiến con tàu lịch sử bị huỷ hoại.

3. Chi phí để nâng tàu Titanic sẽ rất lớn

Tại sao xác tàu Titanic vẫn chưa được trục vớt sau 112 năm dù đã xác định được vị trí? Chuyên gia mất 40 năm, dùng công nghệ cao vẫn “bó tay” vì lý do này- Ảnh 4.
Mảnh vỡ con tàu từng được trục vớt lên

Những người đam mê Titanic đã hình dung về cách nâng con tàu lên từ năm 1914, khi kỹ sư Charles Smith nghĩ ra kế hoạch gắn cáp điện từ vào thân tàu và từ từ nâng nó lên bằng động cơ hơi nước.

Vào thời điểm đó, ông ước tính chi phí sẽ là 1,5 triệu USD – tức là khoảng 45 triệu USD ngày nay. Vào năm 2024, khi tàu đã bị xuống cấp trầm trọng, kinh phí sẽ còn cao hơn rất nhiều lần. Đây là số tiền quá lớn và không rõ liệu có tổ chức hay cá nhân nào chịu chi trả hay không.

Để so sánh, việc trục vớt chiếc tàu du lịch bị lật úp Costa Concordia năm 2013 đã tiêu tốn 800 triệu USD. Con tàu đó chỉ bị ngập một phần nên việc trục vớt tàu Titanic sẽ phức tạp và tốn kém hơn nhiều.

Dẫu vậy, trong những năm qua, một số hiện vật từ xác tàu Titanic đã được trục vớt. Bất kỳ hoạt động trục vớt nào tại địa điểm này đều được giới hạn ở khu vực mảnh vụn xung quanh hai thân tàu và phải tuân thủ các hướng dẫn của NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ), thỏa thuận quốc tế và các quy định của liên bang.

Chưa nói đến việc trục vớt con tàu, ngay cả nỗ lực để vớt một vài mảnh lớn lên cũng đã vô cùng khó khăn. Người ta đã mất 2 lần thực hiện vào năm 1996 và năm 1998 mới có thể đưa được thứ được gọi là “mảnh lớn” của tàu Titanic lên mặt nước.

Đáy biển là môi trường có lượng oxy thấp nên mảnh vỡ phải quay trở lại nước trong quá trình vận chuyển để làm chậm quá trình ăn mòn. Cuối cùng, mảnh thân tàu được ngâm trong một bể trên mặt đất chứa đầy dung dịch natri cacbonat và nước trong 20 tháng để loại bỏ muối làm suy yếu kim loại. Mảnh tàu Titanic này hiện đang được trưng bày tại khách sạn Luxor ở Las Vegas (Mỹ).

Nguồn: Business Insider