Tổ tiên dặn nhớ lấy: “Thắp hương không ước 2 nguyện, bái Phật không cầu 3 điều”, đó là gì?

Theo quan niệm của người xưa, có những điều gia chủ không nên cầu khấn kẻo không linh nghiệm mà còn mang hoạ vào thân.

Với tín ngưỡng của người Việt, vào ngày rằm, mùng một hay những dịp lễ đặc biệt chúng ta thường thắp hương cầu khấn tổ tiên, thần linh mang đến những điều tốt đẹp cả về tiền tài phú quý, sự nghiệp và sức khỏe cho gia đình. Tuy nhiên, không phải mọi điều ước đều linh nghiệm. Theo quan niệm của người xưa, có những điều gia chủ không nên cầu khấn kẻo không linh nghiệm mà còn mang hoạ vào thân.

“Thắp hương không ước 2 nguyện”

+ Không ước những điều không thực tế

Mọi điều trong cuộc sống đều có quy luật nhân quả. Những kết quả mà con người đạt được thường trải qua quá trình nỗ lực trước đó. Thông thường, nhiều người hay nhìn vào kết quả, thành tựu người khác đạt được mà không thấy những vất vả trước đó họ đã trải qua nghĩ rằng họ may mắn, được thần linh phù hộ. Và rồi đi đâu họ cũng cầu khấn bản thân được thành tựu mà không muốn bỏ công sức, điều đó thật nực cười. Chắc chắn không có thần linh nào cổ xuý cho điều này. Nếu mua vé số rồi thắp hương và cầu xin mình sẽ trúng thì đây chính là điều hết sức viển vông. Nếu chỉ cần thắp hương rồi ước giàu có thì chẳng ai còn muốn nỗ lực nữa cả.

+ Không ước những điều nguyền rủa người khác

Có một số người khi tức giận hoặc cãi vã với ai đó thì có ý định tới miếu thắp hương rồi nguyền rủa người khác. Hành động này rất lố bịch, hãy nhớ Thần Phật không phải là công cụ để làm điều ác. Dù cho cuộc sống của bạn có trải qua những khó khăn nào thì hãy chỉ xin có đủ sức khỏe để vượt qua. Nếu tin vào nhân quả thì bạn sẽ hiểu: Thần thông không chống được nghiệp lực.

“Bái Phật không cầu 3 điều”

+ Đừng cầu xin không bị bệnh

Hầu hết mọi người khi thắp hương đều có tâm niệm cầu mong cho bản thân và gia đình sức khoẻ tốt, không bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, đây là một trong những điều cấm kỵ khi bái Phật.

Người tu hành chân chính thì phải chấp nhận chịu 3 phần bệnh. Người xưa có câu: ”Niệm thân bất cầu vô bệnh, thân vô bệnh, tắc tham dục nãi sinh”, nghĩa là không nên cầu thân thể không bị bệnh tật, thân vô bệnh thì lòng tham và dục vọng dễ dàng nảy sinh. Con người vốn dĩ chẳng bao giờ có thể đạt đến trạng thái khỏe mạnh vô bệnh. Khi con người bị bệnh thì mới có kháng thể hoạt động tốt hơn.

+ Không cầu những điều ích kỷ

Khổng Tử nói: “Người làm điều thiện thì trời lấy phúc mà trả lại; kẻ làm điều bất thiện thì trời lấy họa mà trả lại” (Vi thiện giả, thiên báo chi dĩ phúc; vi bất thiện giả, thiên báo chi dĩ họa). Người ta thường cho rằng chọn được mảnh đất có phong thuỷ tốt là có thể dưỡng được phúc khí, tài lộc cho con cháu đời đời. Thế nhưng, cái gốc của phong thuỷ không phải ở long mạch hay huyệt mộ mà chính ở lòng người. Người trong lòng còn điều bất thiện, trái với đạo Trời, thì sẽ chiêu mời tai hoạ tới. Ngược lại, tâm địa thiện lương thì dẫu ở vào nơi hiểm địa cũng gặp dữ hoá lành, chuyển hoạ thành phúc. Vì thế, khi đến chốn thần Phật, đừng có ý muốn chiếm lợi cho riêng mình. Những suy nghĩ ích kỷ như này sẽ xúc phạm đến bề trên.

+ Không cầu xin thoát khỏi sự trừng phạt

Một người khi làm điều xấu, liền muốn xin bề trên cho mình không bị chịu phạt thì báo ứng sẽ đến nhanh hơn. Cầu Phật hay bái Phật tất cả chỉ là cách tìm kiếm sự an yên về mặt tinh thần, thế nên đừng ước những điều viển vông.

Theo:
giaitri.thoibaovhnt.vn
https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/to-tien-dan-nho-lay-thap-huong-khong-uoc-2-nguyen-bai-phat-khong-cau-3-dieu-do-la-gi-759284.html