Được giảm 3 tháng t/ù, đây là thời điểm bà Phương Hằng chính thức trở về

Mới đây, TAND cấp cao tại TP.HCM vừa tuyên giảm án 3 tháng tù cho bà Nguyễn Phương Hằng. Nhiều người thắc mắc bà Hằng còn phải chấp hành án bao lâu và khả năng được giảm án như thế nào?
Bà Nguyễn Phương Hằng tại phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Nguyễn Phương Hằng tại phiên tòa phúc thẩm – Ảnh: HỮU HẠNH
Theo luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM), bà Phương Hằng được giảm 3 tháng tù, tức là mức án bà Hằng phải thi hành là 2 năm 9 tháng tù.

Bà Phương Hằng bị bắt tạm giam vào ngày 24-3-2022. Tính từ ngày bị bắt tạm giam đến nay (5-4-2024) thì bà Hằng đã chấp hành được 2 năm 11 ngày.

Như vậy, bà Hằng còn phải chấp hành bản án trên đến ngày 24-12-2024, tức còn 8 tháng 19 ngày nữa là hết thời gian phạt tù.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về thi hành án, người thi hành án còn có thể được giảm án theo quy định. Vậy nên có thể bà Hằng còn được giảm án vào các đợt giảm án nữa.

Việc được giảm án này còn tùy thuộc vào thành tích và việc thi hành án của bà Hằng. Do đó, nếu bà Hằng chấp hành án tốt thì có thể được giảm án và không phải thi hành hết bản án tòa tuyên.

Cụ thể, theo Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Tòa án nhân dân Tối cao – Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.

Bà Nguyễn Phương Hằng tươi cười, ôm lấy nhân viên tại tòa - Tuổi Trẻ Online

Theo đó, Phạm nhân có đủ các điều kiện sau đây thì được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù:

– Đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân;

– Có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên. Đối với phạm nhân bị phạt tù ba năm trở xuống phải có ít nhất một quý gần nhất được xếp loại từ khá trở lên.

Mức giảm có thể từ 1 tháng đến 3 năm đối phạm nhân bị phạt tù từ ba mươi năm trở xuống và việc xét giảm chỉ được tính từ thời điểm chấp hành án phạt tù.

Đối với thời gian tạm giam không được tính để xem xét giảm án. Mỗi năm một phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù một lần, khoảng cách giữa hai lần xét giảm ít nhất là một năm.

Như vậy, đối với trường hợp của bà Phương Hằng có thể được giảm thời