Hải Sapa TV ăn Kỳ tôm nằm trong Sách đỏ, thái độ dửng dưng khiến CĐM ph;;ẫn n;;ộ

424

Dù được nhiều người đưa ra lời cảnh báo nhưng chủ kênh Sapa TV vẫn không quá quan tâm về hành động gây tranh cãi của mình.

Hải Sapa TV không còn là cái tên quá xa lạ với một số người dùng mạng xã hội khi phủ sóng ở hầu hết các nền tảng. Thời gian qua thông qua các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Tiktok và Youtube người này thường quay và chia sẻ hình ảnh, ẩm thực cũng như đời sống tinh thần của những người tại vùng núi Tây Bắc. Những hình ảnh và clip của kênh mang lại nhiều mặt tích cực và được đông đảo người xem đón nhận.
Dù là kênh có lượng người theo dõi gần 2 triệu người và nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả, thế nhưng kênh này nhiều lần bị lên án một cách gay gắt do nội dung chưa phù hợp. Từ những hình ảnh. động thái hay lời nói của Hải Sapa nhiều lần bị chỉ trích bởi chính người xem.


Đơn cử như vào năm 2020, kênh Youtube Sapa TV đăng tải video mô tả cảnh ăn cá sống rùng rợn “gắn mác” là của đồng bào người Thái. Ngay sau khi video được đăng tải, một làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng mạng, đặc biệt là người đồng bào dân tộc Thái đã nổi lên.


Mới đây kênh này lại đăng tải clip Hải Sapa ăn Kỳ tôm, đây được biết là động vật có trong Sách đỏ Việt Nam và video nhận về nhiều lượt xem. Trong video, Hải Sapa vô tư ăn uống và những lời bình phẩm về thịt Kỳ tôm. Thế nhưng theo nội dung video thì những con Kỳ tôm này được một hộ nuôi và bán cho nhà hàng.

Dưới phần bình luận nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ và cho rằng hành vi của Hải Sapa là chưa đúng đắn. Cùng với đó nhiều lời cảnh báo về hậu quả mà người này có thể gặp phải khi đăng tải clip lên mạng xã hội. Thế nhưng trước những lời cảnh báo, người này vẫn có động thái dửng dưng và không quá quan tâm, vẫn sử dụng và đăng tải các hoạt động khác trên tài khoản cá nhân.


Kỳ tôm là loài bò sát được xếp vào bậc V (nhóm sẽ nguy cấp) trong Sách đỏ Việt Nam nên rất cần được bảo vệ. Tại Việt Nam, việc gây nuôi, khai thác Kỳ tôm trên khía cạnh kinh tế được khuyến khích. Tuy nhiên, người dân cần phải đăng ký xin giấy phép nếu nuôi số lượng nhiều.

Đáng chú ý là Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp có quy định cụ thể mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép động vật quý, hiếm.