Tang thương bao trùm Hà Nội, 2 người đã…. dù mới chỉ là cơn giông đầu bão

Chiều 6-9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại cảng cá Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Hà Nội mưa lớn
Từ khoảng 14h45, Hà Nội bắt đầu xuất hiện dông mạnh. Hơn 15h, mưa gió bao phủ toàn bộ các quận nội thành. Trời tối sầm trong mưa gió.

Tại khu vực cầu Vĩnh Tuy (đầu Long Biên), lượng xe cộ tăng cao và bắt đầu xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 3.


Mưa bắt đầu lớn

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 4.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 5.

Xe cộ đi lại khó khăn

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 6.
Mưa gió bao phủ toàn bộ các quận nội thành

Lúc 15h, trần mây thấp và dày khiến bầu trời Hà Nội tối sầm.

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, quan trắc từ ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy mưa dông ở Hà Nội xuất phát từ mây đối lưu hình thành trên khu vực tỉnh Bắc Ninh vào trưa 6-9.

Ổ mây này có di chuyển về phía tây nam và mở rộng sang khu vực nội thành Hà Nội gây mưa rào và dông tại các quận Tây Hồ, Long Biên, Gia Lâm, sau đó mở rộng sang các quận nội thành khác của thành phố Hà Nội.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cây xanh gãy đổ la liệt, 1 người chết
Trên phố Hàng Cá (quận Hoàn Kiếm), một cây cổ thụ đổ chắn ngang đường. Chỉ huy Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Hoàn Kiếm cho hay sự cố làm 1 người bị thương nhẹ do cây đổ trúng. Hiện lực lượng chức năng đang giải tỏa hiện trường để sớm cho xe cộ đi lại qua khu vực.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 7.

Cây xanh ngã đổ trên đường Hà Nội
Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 8.
Cây xanh ngã đổ trên đường Hà Nội
Trao đổi với  Tuổi Trẻ Online , lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) xác nhận cây đổ trong cơn dông chiều 6-9 đè trúng 2 người đi xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ.

“Hai nạn nhân bất tỉnh, chúng tôi đang kiểm tra về tình trạng sức khỏe của họ”, vị này nói và cho biết sẽ thông tin cụ thể sau khi có kết luận của cơ quan y tế và công an.

16h45 chiều cùng ngày, cơ quan chức năng xác định sự cố làm 1 người chết và 1 người bị thương. Hiện cảnh sát đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường và nạn nhân bị thương đã được đưa đi cấp cứu.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 9.
Cây xanh ngã đè người đi đường bất tỉnh – Ảnh: VĂN LONG
Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 10.

Hiện trường cây xanh ngã đè người đi dường làm 1 người chết – Ảnh: Nguyễn Định

Giao thông hỗn loạn sau mưa lớn
Sau trận mưa dông chiều 6-9, giao thông tại nhiều tuyến đường Hà Nội hỗn loạn, ùn tắc.

Ghi nhận tại tuyến đường Trung Kính, Phạm Văn Bạch, Trần Thái Tông (Cầu Giấy) người dân nhích từng chút trên đường.

Di chuyển đoạn đường 2,7 km từ phố Yên Hòa (Cầu Giấy) để tới Đại học Quốc gia Hà Nội (Xuân Thủy, Cầu Giấy), em Nguyễn Thị Anh Thơ (19 tuổi, sinh viên) cho biết phải mất hơn 30 phút mới tới được trường vì tắc đường.

“Ùn tắc quá khủng khiếp, tắc từ khi bước ra khỏi nhà cho tới trường học” – Anh Thơ nói.

Nút giao đường Dương Đình Nghệ –  Phạm Hùng cũng xảy ra tình trạng giao thông hỗn loạn, ùn tắc nghiêm trọng trong chiều cùng ngày.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 11.
Nút giao Dương Đình Nghệ – Phạm Hùng ùn tắc, hỗn loạn trong chiều 6-9 sau cơn dông lớn – Ảnh: QUANG VIỄN
Tại các cây cầu qua sông Hồng cũng xảy ra ùn tắc kéo dài. Cầu Chương Dương ùn ứ hàng km theo hướng vào quận Hoàn Kiếm. Trong khi đó tại cầu Vĩnh Tuy, xe cộ xếp hàng dài chờ qua nút giao Cổ Linh ở cả 2 chiều.

Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau mưa lớn, cây xanh ngã đè làm 1 người chết - Ảnh 12.

Tại các cây cầu qua sông Hồng cũng xảy ra ùn tắc kéo dài – Ảnh: Camera giao thông

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy, vui chơi giải trí
Ngày 6-9, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cưu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng đã phát đi thông báo về việc đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, cáp treo, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông phòng chống bão Yagi.

Ban Chi huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng yêu cầu đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, phà sông, phà biển, tuyển cáp treo Cát Hải – Phù Long, hoạt động du lịch, vui chơi giải trí tại các khu vực biển, đảo từ 11h ngày 6-9.

Bên cạnh đó, tiếp tục khẩn trương thông báo, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú tránh an toàn, kiên quyết ngăn chặn, không để các tàu thuyền hoạt động trong thời gian có gió mạnh, sóng lớn.

Ghi nhận tại khu vực ven biển Đồ Sơn (Hải Phòng), người dân đã dùng tre, dây thép, bao tải cát… để chằng chống nhà cửa. Lúc 15H50, trước khi bão đổ bộ, tại khu vực biển Đồ Sơn “sóng yên, biển lặng”, trời nắng nhẹ.
Khuyến cáo người dân Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội hạn chế ra đường khi bão đổ bộ
Thông tin với báo chí tại buổi kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Quảng Ninh chiều 6-9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh đến thời điểm này có thể khẳng định rất nhiều năm rồi mới có một cơn bão mạnh đổ bộ vào miền Bắc.

“Với siêu bão Yagi thì chúng tôi đề nghị các địa phương không được chủ quan. Quan sát đến thời điểm này chúng tôi có cảm giác là tinh thần chuẩn bị, chằng chống nhà cửa, đảm bảo tài sản cho chính mình chưa được tốt lắm. Do đó, chúng tôi đề nghị từ giờ cho đến trước 21h tối nay, các địa phương tiếp tục chỉ đạo người dân cố gắng làm sao mỗi gia đình chằng chống nhà cửa, kê cao tài sản.

Đối với tuyến biển thì các địa phương hiện nay đã cấm biển. Còn trên đất liền, dự báo từ đêm nay bão đắt đầu ảnh hưởng nên chúng tôi khuyến cáo từ đêm nay người dân ở Hải Phòng, Quảng Ninh và ngày mai người dân Hà Nội không nên ra ngoài đường” – ông Hiệp nói.

Theo ông Hiệp, khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng thì có rất nhiều tàu thuyền ở các tỉnh khác vào neo đậu, đối với các cảng, khu neo đậu tàu thuyền thì chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương cùng các cảng hướng dẫn các tàu thuyền vào neo đậu tránh trú làm sao để đảm bảo an toàn.

“Thứ hai, khu vực này cũng có gần 20.000 lồng bè nuôi trồng thủy hải sản do đó cần có biện pháp làm sao để đảm bảo an toàn và đưa toàn bộ người dân lên bờ trước 21h tối nay” – ông Hiệp nói.