Nam sinh lớp 10 không qua khỏi tại lễ khai giảng năm học mới

Thương quá mọi người. Nam sinh lớp 10 này đã được xác nhận là không qua khỏi, em ra đi ngay tại lễ khai giảng năm học mới vừa diễn ra ngày hôm qua. 

Thông tin đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho  mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể, sự việc diễn ra vào 7h10 ngày 5/9, khi Trường THPT Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang tổ chức lễ khai giảng. Em N.B.H (học sinh lớp 10A5) đang tập trung cùng lớp tại vị trí tập kết chuẩn bị diễu hành trong lễ đón học sinh đầu cấp thì bất ngờ ngã quỵ xuống.

Sau đó, em N.B.H được đưa ngay vào phòng y tế của nhà trường để nhân viên y tế thực hiện hồi sức cấp cứu. Nhân viên y tế Trạm Y tế Xuân Phương cũng đã hỗ trợ và chuyển em sang trạm. Tại đây, nhân viên y tế trạm tiếp tục cấp cứu cho em trước khi chuyển đến Bệnh viện 198 – Bộ Công an.

Tuy nhiên, em N.B.H đã không qua khỏi.

hình ảnh

Trường THPT Xuân Phương nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Website nhà trường

Ông Trần Trọng Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Phương cho hay, nhà trường rất đau lòng về sự việc diễn ra với em N.B.H. “Nhà trường và chính quyền địa phương đã quan tâm, cùng gia đình lo hậu sự cho em chu toàn”, ông Hà nói.

Ông Hà cho biết, Bệnh viện 198 thông báo em N.B.H đã mất trước khi đến bệnh viện. Cơ quan công an cũng đã thực hiện công tác khám nghiệm trước khi gia đình hoàn tất việc hậu sự cho em vào sáng 6/9.

Về nguyên nhân sự ra đi đột ngột của em N.B.H, ông Hà cho hay vẫn phải đợi công bố chính thức của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, qua chia sẻ của cơ quan chuyên môn, nhiều khả năng liên quan đến nhồi máu cơ tim.

Về những ý kiến cho rằng liệu em N.B.H có bị sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng, ông Hà cho biết, thời điểm xảy ra sự việc vào sáng sớm, trời chưa nắng to và chỗ em N.B.H cùng các bạn đứng là dưới bóng cây râm mát. “Thời điểm đó, các học sinh cũng chưa phải vận động gì, chưa diễu hành bởi chưa đến lượt lớp em”, ông Hà chia sẻ.

Ông Hà cũng khẳng định, trong clip ghi lại, trước khi em N.B.H ngã xuống, khu vực xung quanh không có xáo trộn hay va chạm vật lý nào.

Ông Hà cho biết thêm, hiện phía gia đình em N.B.H không có khiếu nại về sự việc.

hình ảnh

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, ảnh: dSD

Mời bà con đọc thêm thông tin: Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim, dấu hiệu và những cách xử lý lúc nguy cấp

Nhồi máu cơ tim cấp (Acute Myocardial Infarction), viết ngắn AMI là hoại tử cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành. Các triệu chứng gồm cảm giác khó chịu ở ngực, khó hoặc không khó thở, buồn nôn và/hoặc toát mồ hôi.  Nguyên nhân nhồi máu cơ tim cấp là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu đến bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngừng cấp máu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, gây suy tim hoặc đột tử.

Nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao gồm: nhóm nghiện hút thuốc lá; căng thẳng quá mức; gắng sức; viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn, sau chấn thương, phẫu thuật…

Cơn đau thắt xảy ra, khiến người bệnh có cảm giác đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái, mức độ nặng, xảy ra khi ngồi nghỉ, kéo dài trên 15 phút, đau lan ra sau lưng, lên cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Trong cơn đau kèm mệt, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng hoặc ngất xỉu, đau không giảm khi ngậm hay xịt thuốc nitrate.

Không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau, trong khi một số đau nhẹ, người thì đau nặng, một số khác xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là ngưng tim đột ngột.

Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ hoặc bệnh nhân đái tháo đường có thể không có triệu chứng đau ngực, nhưng có triệu chứng tương đương là khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp < 90/60 mmHg.

Về sơ cứu khẩn cấp với người bị nhồi máu cơ tim

nên đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm, nới lỏng thắt lưng, quần áo để giúp máu lưu thông dễ dàng. Gọi cấp cứu hoặc tự mình chở bệnh nhân đến bệnh viện. Ép tim ngoài lồng ngực (Hồi sinh tim phổi – CPR), tiến hành càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút chậm trễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống. Điều trị nhồi máu cơ tim cấp có nhiều loại và theo phác đồ cụ thể của bác sĩ . Ngoài ra có thể phẫu thuật bắc cầu động mạch vành; điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim cấp.. Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cần được điều trị và chăm sóc lâu dài để tránh tái phát và biến chứng về sau.  Điều trị tích cực các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

Trong thời gian hồi phục sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tránh hoạt động quá sức , mang vác vật nặng… khoảng một vài tháng, tránh hồi hộp, căng thẳng, xúc động mạnh. Bác sĩ sẽ gặp lại bệnh nhân sau vài tuần để theo dõi và tra cứu xét nghiệm thêm. Đa số bệnh nhân sẽ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị tránh bị nhồi máu cơ tim lần nữa và những bệnh tương tự như tai biến mạch máu não.