Quán quân Olympia đầu tiên bỏ hết danh vọng xa hoa trời Tây, về nước phục vu đất nước: Công việc của em hiện tại khiến nhiều người không ngờ, Nam sinh Yên Bái ơi hãy tỉnh ngộ

1676

Từ bỏ công việc đáng mơ ước ở trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới, bỏ ngoài tai những lời mời gọi ngàn đô, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2009 Hồ Ngọc Hân đã chọn trở về để được phụng sự quê hương.

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2009 Hồ Ngọc Hân - Ảnh: NHẬT LINH

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2009 Hồ Ngọc Hân – Ảnh: NHẬT LINH

Tại sao lại về Huế mà không phải TP.HCM hay Hà Nội, thì đơn giản tôi muốn ở nhà, gần ba mẹ, bạn bè. Với tôi không nơi mô ở sướng bằng Huế.

HỒ NGỌC HÂN Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2009

Chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ, Hồ Ngọc Hân nói: “Không nơi mô ở sướng bằng Huế. Từ khi trở về năm 2022, tôi đã tìm thấy lại nhiều niềm vui trong cuộc sống của mình. Mà quan trọng nhất là tôi đã được góp một phần sức nhỏ để xây dựng quê hương”.

Đi để trở về

* Sau khi giành vòng nguyệt quế chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2009, quá trình học tập, làm việc của anh diễn ra như thế nào?

– Giành được vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2009, năm 2010 tôi sang Úc học cử nhân tại Đại học Swinburne rồi sau đó tiếp tục học lên tiến sĩ, chuyên ngành chỉnh sửa gene. Thời gian ở Úc chủ yếu tôi nghiên cứu về cơ chế tự sửa lỗi của DNA trong cơ thể người.

Đến năm 2019, sau chín năm ở Úc tôi quyết định rời xứ sở chuột túi để bắt đầu cuộc hành trình mới. Tôi được nhận vào làm việc tại Viện Francis Crick – một viện nghiên cứu vi sinh hàng đầu thế giới ở thủ đô London của nước Anh – và tiếp tục nghiên cứu về cơ chế sửa đổi của DNA.

Tại đây tôi được làm việc với những nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực di truyền, biến đổi gene và cũng có riêng cho mình những thành tựu nhất định trong nghiên cứu khoa học. Sau ba năm ở Anh và cảm thấy quãng thời gian ở nước ngoài của mình đã đủ để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, tôi quyết định quay về Việt Nam vào năm 2022.

* Những thành tựu mà anh nói là gì?

– Đó là một đóng góp nhỏ trong chương trình nghiên cứu khoa học tại viện về biến đổi DNA. Tôi tìm ra được thêm một phương pháp nghiên cứu cơ chế sửa đổi DNA ở người. Nói nôm na thế này, trường hợp tôi nghiên cứu là các DNA bị biến đổi rất sớm. Thường với những người bị biến đổi DNA dạng này sẽ mắc ung thư từ khoảng 20-25 tuổi và hiếm có người sống sót qua tuổi 30.

Sau quá trình nghiên cứu, tôi tìm ra được một phương pháp giúp DNA bị phá hủy tìm lại được cấu trúc di truyền của nó. Phương pháp này có tên là cơ chế tái tổ hợp tương đồng giúp sửa đổi những đứt gãy DNA trên cơ thể người. Cơ chế này giúp làm sáng tỏ thêm cơ chế sửa đổi của DNA, góp phần nhỏ trong công cuộc nghiên cứu các loại thuốc, kháng sinh hay các phương pháp để chống lại tế bào ung thư.

Đau đáu với hai chữ “cống hiến”

Hồ Ngọc Hân là người cán bộ có năng lực, tâm huyết và đau đáu với hai chữ “cống hiến” cho quê hương, với vùng đất cố đô. Kể từ khi công tác ở viện, Hân đã có cho mình nhiều công trình nghiên cứu với kết quả rất tốt, vượt trội. Chúng tôi rất vui và hãnh diện khi được làm việc chung với Hân.

TS Nguyễn Đức Huy

(phó viện trưởng Viện Công nghệ sinh học)

Việt Nam là nhà

* Tại sao anh quyết định trở về Việt Nam vào thời điểm đó mà không phải thời điểm nào khác? Và tại sao anh lại chọn Huế thay vì Hà Nội hay TP.HCM?

– Thực ra ý nghĩ quay về Việt Nam được tôi nung nấu từ trước khi sang Anh làm việc. Sau bao năm ở nước ngoài, ít khi tôi cảm thấy đó là nơi tôi thuộc về, dù là ở Anh hay ở Úc. Con người mà, ai cũng có nhu cầu thuộc về một nơi nào đó.

Và Việt Nam vẫn chính là nơi tôi có cảm giác đó là nhà. Thứ hai, tôi muốn trở về để đóng góp, phụng sự quê hương, mảnh đất mà tôi “mắc nợ ân tình” rất nhiều. Nợ ở đây đơn giản là nơi đã nuôi dưỡng tôi lớn khôn, cho tôi điều kiện để được học tập với mức học phí rất thấp, rồi chăm sóc y tế nữa.

Còn tại sao lại về Huế mà không phải TP.HCM hay Hà Nội, thì đơn giản tôi muốn ở nhà, gần ba mẹ, bạn bè. Với tôi không nơi mô ở sướng bằng Huế. Mùa hè nóng thì ra sông Hương, đi biển Thuận An bơi cho mát. Còn mùa lạnh thì mình chạy bộ, quá sướng luôn.

Nói về cơ hội thì bây giờ ở đâu cũng không còn quan trọng lắm bởi chúng ta đang sống trong thế giới mở, có thể làm việc online dù đang ở bất cứ đâu. Điều quan trọng là công việc đó mang lại giá trị, mang lại niềm vui, được cống hiến sức mình cho quê hương này là đủ.

* Để trở về quê hương làm việc, có phải anh đã đánh đổi rất nhiều thứ, từ cơ hội phát triển đến tiền bạc?

– Với tôi đó không phải là sự đánh đổi. Khi tôi quyết định về Việt Nam, lúc đó thầy của tôi là một vị giáo sư ở viện cũng mong muốn giữ tôi ở lại. Kể cả khi tôi đã về Việt Nam vẫn có ba công ty gửi lời mời với thu nhập rất cao. Tuy nhiên tôi đều từ chối và kiên định với ý nghĩ đã đến lúc đi về nhà.

Thời điểm ở Anh, tôi dường như không có niềm vui vì phải vùi đầu vào công việc ở phòng thí nghiệm 15 tiếng mỗi ngày. Về Việt Nam, tôi đã thử làm một công việc khác bởi nghĩ mình không thể cứ cắm đầu ở trong phòng thí nghiệm làm bạn với ống nghiệm mãi được. Thế nhưng tôi làm công việc đó chỉ vỏn vẹn được ba tháng.

Lúc này tôi mới nhận ra đam mê sâu thẳm của mình vẫn là nghiên cứu và phải tìm ra một cái gì đó chưa từng được ai biết đến. Vậy là tôi quyết định quay trở lại công việc nghiên cứu khoa học. Nhưng lần này tôi chọn nghiên cứu trên thực vật chứ không phải trên DNA của người nữa, mà đặc biệt là những loại thực vật đang được trồng nhiều ở Việt Nam.

Nhiều người bạn của tôi nói rằng từ khi trở về Việt Nam, tôi đã cười nhiều hơn. Có người đùa tôi là “nụ cười thiên thần” – biệt danh mọi người đặt cho tôi khi dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2009 – đã hồi sinh trở lại. Điều này thì quả không thể gọi là đánh đổi nữa mà tôi được nhiều hơn mất khi quay trở về chứ (cười).

* Công việc hiện tại của anh là gì và dự định tương lai như thế nào?

– Hiện tôi đang công tác tại Viện Công nghệ sinh học (Đại học Huế), phụ trách phòng thí nghiệm sinh học phân tử. Trong tiến trình đưa Đại học Huế trở thành đại học quốc gia, viện được định hướng trở thành 1 trong 3 trung tâm nghiên cứu sinh học quốc gia ở ba miền Bắc – Trung – Nam và chúng tôi đang nỗ lực để sớm thực hiện được mục tiêu này.

Sau hơn một năm rưỡi trở về, hiện tôi cũng đang tiến hành nghiên cứu ba đề tài khoa học. Trong đó có một đề tài cấp viện (thuộc Đại học Huế), một đề tài cấp Bộ GD-ĐT và một đề tài do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học – Công nghệ) tài trợ.

Trong đó đề tài cấp Bộ GD-ĐT là về nghiên cứu bệnh di truyền trên cây ớt và cà chua. Còn đề tài thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ là nghiên cứu về một cơ chế vắc xin giúp cây tạo ra kháng thể, chống lại các vi rút gây bệnh.

Hy vọng trong vài năm tới chúng tôi có thể cho ra một sản phẩm cụ thể, về một giống cây mới có khả năng tự kháng lại mọi loại bệnh do vi rút gây ra chẳng hạn. Lúc đó người nông dân không phải tốn nhiều tiền để mua thuốc trừ sâu, vừa bớt gây ô nhiễm môi trường, vừa mang lại năng suất kinh tế cao.

Ở đâu cũng có thể đóng góp cho quê hương

* Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng chương trình Đường lên đỉnh Olympia là nơi đào tạo nhân tài cho nước Úc?

– Theo tôi đó chắc chỉ là câu nói vui mà thôi. Quan điểm cá nhân của tôi thì mỗi người đều có sự lựa chọn riêng cho mình. Ở nước ngoài hay ở Việt Nam thì đều có thể cống hiến cho quê hương bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt trong khoa học thì gần như không phân biệt biên giới.

Bản thân tôi thì thích sống ở Việt Nam nên tôi chọn trở về để góp sức nhỏ xây dựng quê hương.

Ngoài công việc nghiên cứu, anh còn hỗ trợ, hướng dẫn các bạn sinh viên - Ảnh: NHẬT LINH

Ngoài công việc nghiên cứu, anh còn hỗ trợ, hướng dẫn các sinh viên – Ảnh: NHẬT LINH

Từ rất lâu, Đường lên đỉnh Olympia là một sân chơi trí tuệ đỉnh cao nhận được nhiều sự quan tâm mạnh mẽ của khán giả truyền hình. Hành trình đi tìm các nhà leo núi xuất sắc vẫn liên tục diễn ra trong 20 năm qua và mỗi khi nhắc đến những nhân vật huyền thoại nổi đình nổi đám Olympia này ai cũng nhớ vì họ đã trở thành một phần tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X.

Năm 2019 chính cột mốc quan trọng đánh dấu sự khép lại của thập niên 2010 và cũng kết thúc 1 thập kỷ, chắc hẳn những ai đã đồng hành cùng Đường lên đỉnh Olympia sẽ đặc biệt ấn tượng với cái tên Hồ Ngọc Hân (THPT Quốc học Huế) – Quán quân Olympia mùa thứ 9 đồng thời trở thành thủ khoa khối B của Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM) năm 2009.

Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 1.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 1.

Hồ Ngọc Hân (THPT Quốc học Huế) – Quán quân Olympia mùa thứ 9, thủ khoa khối B của Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM) năm 2009.

Năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử, có đến 5 thí sinh tham gia vào chung kết năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Đó là: Đào Thị Hương (trường THPT Bỉm Sơn – Thanh Hóa), Bùi Tứ Quý (trường Phổ thông Năng khiếu – ĐHQG TPHCM), Hồ Ngọc Hân (THPT Quốc học Huế), Bạch Đình Thắng (THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội), Nguyễn Thị Thu Trang (THPT Bảo Lộc – Lâm Đồng).

Lý do là vào cuộc thi quý 3, thí sinh Bạch Đình Thắng đứng trước câu hỏi 30 điểm cuối cùng và đang kém thí sinh dẫn đầu (Hồ Ngọc Hân) 60 điểm và quyết định chọn ngôi sao hi vọng. Câu hỏi dành cho Thắng là nêu 6 hệ cơ quan trong cơ thể người. Thí sinh này trả lời đúng 5 hệ (là hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ hô hấp) còn hệ thứ 6 là nội tiết không được ban cố vấn chấp nhận (thí sinh còn trả lời thiếu hệ vận động). Do đó, Thắng bị trừ 30 điểm và không được vào trận chung kết.

Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 2.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 2.

Sau một thời gian, Thắng đã tiếp tục gửi cho chương trình quyển sách giáo khoa sinh học lớp 8 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành có viết “Hệ nội tiết là hệ quan trọng trong cơ thể người”. Cuối cùng, VTV quyết định “thí sinh học thế nào thì trả lời thế ấy”, chấp nhận câu trả lời này, dẫn đến Thắng không những không bị trừ điểm mà còn được cộng thêm 60 điểm, bằng số điểm của Hồ Ngọc Hân, và cả hai đã cùng được vào trận chung kết.

Tổng kết chung cuộc, chàng trai với “Nụ cười thiên thần” Hồ Ngọc Hân trường THPT Quốc học Huế giành Vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 với số điểm 245. Người về đích thứ 2 là Nguyễn Thị Thu Trang (THPT Bảo Lộc -Lâm Đồng) với số điểm 190. Ba thí sinh còn lại là Bùi Tứ Quý – THPT Năng Khiếu ĐHQG TP.HCM (175 điểm), Đào Thị Hương, THPT Bỉm Sơn (Thanh Hóa) 105 điểm và Bạch Đình Thắng – THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) 35 điểm.

Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 3.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 3.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 3.
Sau 10 năm, Quán quân hotboy từng lập kỷ lục Olympia giờ ra sao? Nhan sắc có gì thay đổi? - Ảnh 3.

Hồ Ngọc Hân đã vượt lên ở vòng thi về đích và xuất sắc vượt qua các đối thủ để giành vòng Nguyệt quế.

Hồ Ngọc Hân không phải là thí sinh dẫn đầu trong các vòng thi trước và thậm chí còn mất quyền thi đấu trong vòng thi “vượt chướng ngại vật” ngay ở câu hỏi đầu tiên. Tuy nhiên, với sự bình tĩnh và thông minh, Ngọc Hân đã vượt lên ở vòng thi về đích và xuất sắc vượt qua các đối thủ để giành vòng Nguyệt quế.

Hồ Ngọc Hân những năm 2009, 2010 nổi đình nổi đám như một huyền thoại trong giới học sinh, sinh viên. Bởi sau khi được xướng tên là Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, anh một lần nữa xuất sắc trở thành thủ khoa khối B, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM với 8,75 điểm Sinh; 10 điểm Toán, 10 điểm Hóa. Nhận được suất học bổng du học, Hồ Ngọc Hân trở thành sinh viên Đại học Swinburne, Australia và học lên tiến sĩ để theo đuổi giấc mơ nghiên cứu khoa học.

Kết thúc 1 thập kỷ, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2009 giờ ra sao? - Ảnh 4.
Kết thúc 1 thập kỷ, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2009 giờ ra sao? - Ảnh 5.

Hồ Ngọc Hân 2019 xuất hiện với nụ cười rạng rỡ làm nên thương hiệu.