Khó tin: Chồng bị giam trong tù 15 năm vẫn sinh 4 con với vợ

Khó tin: Chồng bị giam trong tù 15 năm vẫn sinh 4 con với vợ

Vụ việc đang gây xôn xao dư luận ở Palestine liên quan tới chuyện một tù nhân ngồi tù suốt 15 năm nhưng vẫn có 4 con với vợ ở bên ngoài. Năm 2006, Rafat Al-Qarawi bị bắt vì tham gia hoạt động khủng bố và bị tuyên án 15 năm tù. Trong suốt thời gian này, dù Rafat không được gần gũi với vợ nhưng người vợ vẫn sinh hạ được 4 đứa con. Trong cuộc phỏng vấn mới đây với Palestinian Media Watch, người đàn ông Palestine này đã thú nhận cách chẳng ai ngờ tới để có con.

Chồng ở tù suốt 15 năm, vợ bên ngoài vẫn sinh 4 con (Ảnh minh họa).

Theo lời kể của Rafat, người đàn ông này đã cho tinh trùng vào các túi đựng rồi tuồn ra ngoài trại giam cho vợ. Ngay lập tức, người vợ sẽ tới thẳng một phòng khám vô sinh để tiến hành thụ tinh.

“Nhà tù cho phép tù nhân đưa người nhà những túi đồ chứa vài món. Tôi thường cho tinh trùng vào túi và đưa ra ngoài qua khu vực căng tin. Cách làm này giống như việc bạn mua món đồ gì đó rồi gửi cho gia đình. Một số tù nhân như tôi cũng thử làm cách này. Họ xuất tinh vài giây trước khi quản giáo gọi tên và đặt nó trong túi đựng, bọc lại, đánh dấu để gửi cho người thân vào mỗi lần thăm”, cựu tù nhân người Pakistan kể lại.

Cũng theo tiết lộ của cựu tù nhân này, anh ta thường dán kín túi đựng để lính canh không phát hiện thấy những điều bất thường. Sau khi nhận được “món đồ”, vợ của Rafat sẽ tới luôn trung tâm y tế Razan để tiến hành thụ tinh.

Những tiết lộ của cựu tù nhân này khiến giới y khoa sửng sốt. Nhiều người cho rằng câu chuyện này quá phi lý bởi sau khi thoát ra khỏi cơ thể người, tinh trùng chỉ có thể sống được khoảng thời gian rất ngắn, chỉ tính bằng giây và tối đa là vài phút.

Theo Palestine Media Watch, hơn 100 đứa trẻ từng được sinh ra bằng cách này. Thậm chí, phương pháp trên từng được đề cập trong một bối cảnh của bộ phim “Amara”. Trong phim có nhắc tới việc nhân vật chính cho biết cô được sinh ra nhờ tinh trùng của người cha ngồi trong tù tuồn ra ngoài gửi cho vợ.

Mặc dù vậy, tính xác thực của câu chuyện này vẫn còn là vấn đề gây bàn cãi.