Sơn Tùng ủng hộ bão lũ tận 10 tỷ , sao kê thật sự ‘U là chời: Sự thật là gì!

Mình từng xem họ là idol, mình nuôi bé chó mồ côi hiện tại vì xem những clip và tin tưởng anh ấy đã từng làm cho đài truyền hình quốc gia”, M.T vừa khóc vừa bày tỏ sự tức giận khi liên tục chứng kiến lời xin lỗi lấp liếm của TikToker Việt Anh Pí Po.

Trước đó, anh chàng chia sẻ bản thân đã gửi hàng chục triệu đồng cho UBMTTQ Việt Nam nhằm chia sẻ nỗi đau với đồng bào chịu thiệt hại bão lũ. Thế nhưng, con số thực tế sau khi sao kê chỉ vỏn vẹn 1 triệu đồng. Nam TikToker nhanh chóng đổ lỗi do trợ lý dùng điện thoại mình để chuyển khoản và tạo nên sự hiểu nhầm.

Sau khi bị “bắt” vì sự phông bạt của mình, Việt Anh Pí Po liên tục đổ lỗi và xin lỗi.

Trước lời ngụy biện thiếu hợp lý này, cư dân mạng khẳng định với số tiền chuyển khoản trên 10 triệu đồng, các cá nhân đều phải sinh trắc học nên không bao giờ có chuyện người khác chuyển khoản giúp. Lời bao biện không hiệu quả, Việt Anh Pí Po buộc xóa clip, tiếp tục xin lỗi, thừa nhận bản thân đã thực hiện hành động này, đồng thời thông tin xin lỗi đến fanpage của UBMTTQ Việt Nam nhưng không làm nguôi đi sự tức giận của độc giả.

Một tuần vừa qua, đồng bào miền Bắc Tổ Quốc đã phải trải qua vô vàn thiệt hại bi thương từ cơn bão số 3. Trong ngày “đen tối” nhất ấy, chúng ta một lần nữa chứng kiến tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách của triệu triệu trái tim Việt Nam. Chỉ trong thời gian ngắn, UBMTTQ Việt Nam đã nhận số tiền quyên góp hơn 700 tỷ đồng. Ngoài ra, các chuyến xe tiếp tế từ miền Nam nối bánh nhau ra Bắc, bếp lửa nấu cơm trắng, bánh chưng xanh vẫn đỏ rực suốt ngày đêm để hướng về đồng bào tại các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Cao Bằng, Hải Phòng… Chưa bao giờ trong gian khó, chúng ta thấy được “những ông bụt, bà tiên” hiện hữu ngay cạnh mình, trong hoàn cảnh đời thường như vậy.

Những đau thương tại làng Nủ mãi mãi không bao giừo nguôi ngoai. Ảnh: Vietnamnet.

Chúng ta phải thừa nhận, nhờ vào sự chia sẻ thông tin sâu rộng trên mạng xã hội, nhiều cá nhân và tổ chức đã dang rộng cánh tay, nối dài tấm lòng nhân ái hơn đối với đồng bào. Chúng ta chứng kiến hàng nghìn tin nhắn “Cháu chỉ còn ngần ấy tiền nhưng muốn đóng góp hết cho đồng bào miền Bắc”, “Ủng hộ Mặt trời Tổ Quốc”, “Mong đồng bào sớm vượt qua nỗi đau”, hay vô vàn cá nhân, tổ chức gửi tặng hàng trăm triệu, tỷ đồng nhưng không để lại bất kỳ một dòng thông tin cá nhân nào…

Đồng ý! Thiện nguyện là một câu chuyện nhân văn, số tiền tùy tâm là để người nhỏ góp sức nhỏ, người lớn đóng góp lớn. Ấy vậy, nó cũng chính là cơ hội cho những người muốn đánh bóng tên tuổi, tận hưởng niềm vui tán dương trên mạng xã hội.

Những chiếc bill sao kê liên tục được phù phép.

Một tấm ảnh chụp bill chuyển khoản vài chục, vài trăm triệu đồng, được đổi thành hàng chục nghìn lượt like, share và comment tán dương. Một video ghi lại số tiền ủng hộ giúp Tiktoker thu về hàng triệu lượt xem… Thế nhưng chỉ sau 2 ngày UBMTTQ Việt Nam sao kê, “vở kịch” của các cá nhân tự cho mình là người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đã được phơi bày. Trong đó, họ chỉ chuyển khoản số tiền 20.000 đồng 50.000 đồng, 100.000 đồng… để dễ dàng “phù phép” lên số tiền 20 triệu đồng, 50 triệu đồng, thậm chí 1 tỷ, 10 tỷ đồng/

Khi chứng kiến chuyện này, tôi tự hỏi rằng họ bỏ tiền, danh dự và cả niềm tin từ người hâm mộ là vì đồng bào đang chịu thiệt hại hay để “mua” sự khoái cảm yêu thích trên mạng xã hội?

Một cựu vận động viên quốc gia ủng hộ 500.000 đồng được photoshop lên 500 triệu đồng, một tập thể quyên góp 10 triệu đồng nhưng tiền đến tay người chịu thiệt hại chỉ là 10.000 đồng, một buổi đấu giá của nhiều bà nội trợ nhận về hơn 10 triệu đồng và thực tế “đã đi đâu đó”, chỉ còn đúng 10.000 đồng kèm lời xin lỗi: “không cứu vãn được tình hình nên xin thoát khỏi nhóm”… Đó là những câu chuyện bi hài mà tôi được lắng nghe trên mạng xã hội, trong tất cả cuộc cà phê của bạn bè suốt 2 ngày qua.

Louis Phạm khiến người ta ngán ngẫm khiên liên tục sống ảo.

Tôi tự hỏi chính những người “phú phép” đã mưu cầu gì từ sự bi hài này? Họ có cảm thấy hổ thẹn khi chủ động “phù phép” dựa trên nỗi đau của những gia đình đã mất đi người thân? Họ có bao giờ xem thước phim khi cả một Làng Nủ 128 người mất mát sau một trận sạt lở, chứng kiến anh trưởng thôn 33 tuổi trong một buổi đêm phải đưa ra quyết định sinh tử cứu lấy 115 dân làng, đồng cảm được trước giọt nước mắt của người đàn ông sống sót duy nhất trong trận sạt lở núi, khóc cùng người vợ đứng trước dòng nước chảy dữ gọi chồng hay lời kêu cứu tuyệt vọng của những người còn sống tại sự vụ cầu Phong Châu?

Khi đặt bút bài viết này, lòng tôi đầy sự tức giận xen lẫn đau buồn. Mạng xã hội là nơi để chúng ta có thể kết nối với nhau, chia sẻ và hiểu thêm về cuộc sống. Nhưng chính nó cũng đang sinh ra những con người vô ơn, sống “ảo” dựa trên like, share, comment tán dương.

Mong đồng bào sẽ sớm vượt qua đau thương và mất mát.

Rồi mọi chuyện sẽ qua, người ở lại sau cơn bão dữ vẫn phải tiếp tục sống, nhiều cá nhân, tổ chức sẽ tiếp tục dang rộng cánh tay để đưa họ trở lại đời thường… Tôi mong rằng câu chuyện sao kê này mãi là một bài học cảnh tỉnh, để chính ta hãy sống đúng với trái tim, hành động đúng với sự đồng cảm cùng những gia đình đã chịu quá nhiều nỗi đau bởi thiên tai.