Betrai ra đi sau giờ ăn trưa ở lớp BV cấp cứu tiết lộ tình tiết đ/au lòng lúc đưa con vào

Đại diện Bệnh viện quận 6, TP.HCM cho biết, bệnh nhi được đưa từ trường mầm non tư thục vào viện trong tình trạng tím tái, hôn mê, ngưng tim, ngưng thở.

Báo Đời sống và pháp luật ngày 23/9 đưa thông tin với tiêu đề: Vụ bé trai 2 tuổi tử vong bất thường sau giờ ăn trưa: Bệnh viện cấp cứu nói gì. Với nội dung như sau:

Ngày 22/9, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị ngưng tim, ngưng thở ngoại viện. Các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng trẻ không qua khỏi.

Bệnh nhi xấu số là bé N.T.K. (2 tuổi, trú tại tại TPHCM). Bé được Bệnh viện quận 6 chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ngày 20/6 trong tình trạng tím tái, ngưng tim.

Theo bệnh sử, trước thời điểm rơi vào nguy kịch, bệnh nhi đi học tại trường mầm non tư thục V.H. (đường Chợ Lớn, quận 6). Sáng 20/9, khi đang được các cô bảo mẫu cho ăn thì bé bất ngờ bị sặc, tím tái. Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện quận 6 cấp cứu rồi tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng nguy kịch.

Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nỗ lực hồi sức giúp bé có nhịp tim trở lại. Bệnh nhi đã được cho thở máy, theo dõi điều trị liên tục. Các kết quả kiểm tra hình ảnh cho thấy trẻ bị phù não, phù phổi cấp. Một ngày sau nhập viện, tình trạng bệnh diễn tiến ngày càng nặng. Dù đã được điều trị tích cực nhưng bé không qua khỏi.

Camera ghi lại thời điểm bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện quận 6 cấp cứu. Ảnh: Báo Dân trí.

Liên quan đến vấn đề trên, chia sẻ trên báo Dân trí, sáng 23/9, đại diện Bệnh viện quận 6 (TP.HCM) cho biết, vào khoảng 10h40 ngày 20/9, bé D.T.K. (SN 2022) được đưa từ trường mầm non tư thục vào viện trong tình trạng tím tái, hôn mê, ngưng tim, ngưng thở.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, hồi sức, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản. Kết quả xét nghiệm máu của bé trong giới hạn bình thường, không bị hạ đường huyết.

Ekip điều trị ghi nhận, trong nội khí quản bệnh nhi có nhiều đàm nhớt lẫn thức ăn. Đây là một trong những lý do có thể làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Các bác sĩ cấp cứu ban đầu nhận định, có khả năng bé bị hít sặc.

“Khi vào viện, em bé vẫn còn mặc yếm ăn. Chúng tôi cấp cứu trong vòng 15 phút là bệnh nhi có tim trở lại, sau đó liên hệ ngay đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để chuyển tuyến. Tổng thời gian từ khi can thiệp đến khi bé được chuyển lên tuyến trên chỉ trên dưới 30 phút”, đại diện Bệnh viện quận 6 nói.

Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng cho biết, nơi này có tiếp nhận bé K. từ Bệnh viện quận 6 chuyển đến ngày 20/9, và sau đó bệnh nhi tử vong vào rạng sáng 21/9.

Vị trên cho biết, dù kết quả chụp CT không phát hiện dị vật trong phổi của bé K., nhưng không vì vậy mà vội vã khẳng định bé không xảy ra việc hóc dị vật.

“Không phải tất cả dị vật đều được phát hiện bằng CT, vì có thể đường thở bị co thắt. Do đó, nguyên nhân tử vong chính xác của trẻ thế nào phải chờ pháp y, cơ quan chức năng điều tra kết luận” , Bệnh viện Nhi đồng 1 nói.

Bệnh nhi tử vong vào rạng sáng 21/9. Ảnh: Báo Thanh niên.

Chia sẻ trên báo Thanh niên, ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận 6, cho biết Chủ tịch UBND quận 6 đã yêu cầu Phòng GD&ĐT phối hợp với UBND phường, rà soát lại, báo cáo vụ việc, đồng thời chỉ đạo cơ quan công an xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân vì sao bé trai 2 tuổi tử vong.

Bản thân ông Uyên, ngay trong sáng 20/9 khi nhận được điện thoại báo cáo có xảy ra vụ việc, ông đã lập tức có mặt ở trường mầm non, đồng thời có mặt tại bệnh viện, động viên gia đình đồng ý cho khám nghiệm tử thi cháu bé để tìm ra nguyên nhân cháu tử vong.

Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết bà đã nắm được vụ việc được báo cáo sơ bộ từ Phòng GD&ĐT quận 6. Bà Điệp chỉ đạo phía nhà trường, Phòng GD&ĐT quận trong lúc chờ kết quả từ cơ quan giám định pháp y, tiếp tục theo dõi sát sao vụ việc, hợp tác với cơ quan điều tra, đồng thời động viên, san sẻ với gia đình trẻ.

Trong các văn bản chỉ đạo cũng như buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, Sở GD&ĐT TP.HCM luôn đề nghị phòng GD&ĐT các quận, huyện, TP.Thủ Đức cần phải phối hợp chặt chẽ với UBND các phường, xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non, các trung tâm, cơ sở giữ trẻ để kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo.

Kiên quyết đình chỉ, xử lý các cơ sở giáo dục mầm non và cá nhân có hành vi gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với trẻ; các cơ sở chưa được cơ quan chức năng cấp phép hoặc hoạt động sai theo giấy phép được cấp cần được xử lý nghiêm và kịp thời…

Sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Kết quả giải phẫu tử thi không ghi nhận tác động của ngoại lực lên cơ thể bệnh nhi. Cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân bé trai tử vong.

Tiếp đến, báo Thanh Niên cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Bé trai 2 tuổi ở TP.HCM tử vong chưa rõ nguyên nhân: Lời kể từ giáo viên

Nội dung được báo đưa như sau:

Liên quan vụ việc bé trai 2 tuổi ở TP.HCM tử vong chưa rõ nguyên nhân sau giờ ăn trưa tại trường, sáng nay, 23.9, tập thể Phòng GD-ĐT Q.6 cùng Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND P.12, Q.6 tới gia đình bé động viên, thăm hỏi. Lãnh đạo Phòng GD-ĐT Q.6 tiếp tục tới Trường mầm non V.H chỉ đạo.

Tập thể lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD-ĐT Q.6 cùng Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND P.12, Q.6 tới thăm hỏi, động viên gia đình, chia sẻ với nỗi đau bé K. qua đời

ẢNH: VŨ ĐOAN

 

Phòng GD-ĐT Q.6 tới gia đình thăm hỏi

Có mặt tại nhà riêng của bé D.T.K, 2 tuổi, tử vong chưa rõ nguyên nhân lúc 1 giờ 35 phút sáng 21.9 tại Bệnh viện Nhi đồng 1, ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, thăm hỏi, chia sẻ với những mất mát to lớn của gia đình, đồng thời động viên những người thân của bé K. sau nỗi đau bé ra đi đột ngột.

Ông Lưu Hồng Uyên trao đổi với người thân của bé K. và cho biết cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục làm việc, điều tra, tìm ra nguyên nhân bé K. tử vong. Về vụ việc này, Chủ tịch UBND Q.6 đã trực tiếp chỉ đạo, Bí thư quận cũng chỉ đạo sát sao, đề nghị phải làm nghiêm, xác minh rõ, lý do vì sao bé trai 2 tuổi tử vong như vậy.

Tại buổi trao đổi sáng nay, chị L., cô ruột của bé, cho biết gia đình rất đau đớn sau khi cháu qua đời đột ngột, không rõ nguyên nhân như vậy. Mở những hình ảnh của cháu được lưu trong điện thoại, chị L. nghẹn ngào: “Sáng ra chúng tôi còn ôm cháu, chào cháu để cháu đến trường, vậy mà…”.

“Chúng tôi rất mong cơ quan điều tra sớm tìm ra nguyên nhân cháu tôi mất, trách nhiệm của bên nào. Khi đưa cháu tôi vào cấp cứu Bệnh viện Quận 6, mẹ của cháu có nghe thấy bác sĩ nói “có tim rồi, nhịp tim có rồi”, rồi chuyển viện tới cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, mà tại sao trong giấy của Bệnh viện Nhi đồng 1 lại nói cháu tôi ngưng tim ngưng thở trước nhập viện?”, chị L. nói.

ẢNH: THÚY HẰNG

Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, tới làm việc tại Trường mầm non V.H sáng 23.9

ẢNH: THÚY HẰNG

Giáo viên đút ăn cho bé và hiệu trưởng mong cơ quan điều tra sớm làm sáng tỏ

Sáng nay, 23.9, lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD-ĐT Q.6 cũng tới Trường mầm non V.H, đường Chợ Lớn, Q.6 để làm việc với ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên nhà trường. Khi PV Báo Thanh Niên cùng đoàn làm việc của Phòng GD-ĐT Q.6 tới, các cô giáo đang cho các bé ăn. Lớp nhà trẻ (19 tháng-24 tháng tuổi) – lớp mà bé K. theo học trước thời điểm xảy ra vụ việc đáng tiếc – nằm ngay tầng trệt. Khu vực các bé ăn và trong phòng học, phòng ngủ bán trú của các bé đều có gắn các camera.

Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, đề nghị các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tập trung làm việc, chăm sóc chu đáo cho tất cả các trẻ.

Vẫn chưa hết bàng hoàng, sốc, cô P.M.L.T, giáo viên trực tiếp đút ăn cho bé K., kể lại với PV Báo Thanh Niên diễn biến xảy ra hôm 20.9: “Sau khi bé K. ăn hết tô 1 với cá chưng tương, rồi bước qua ăn tô 2 là khoảng 10 giờ 35. Tô 2 ăn với món canh là mướp nấu nấm. Bé ăn được 1/3 là tôi thấy môi bé tím, người xoay lại, tôi đỡ bé lại sát cô, tôi lay bé, kêu bé, thấy môi tím hơn. Tôi sơ cứu cho bé. Tôi nghĩ bé sặc thì vỗ lưng, thì thấy không ổn nên tôi ẵm bé chạy ra phía ngoài, miệng thì kêu bảo vệ, rồi kêu người gọi cô hiệu trưởng, gọi người nhà của bé, cùng lúc diễn ra 3 hành động đó luôn. Chưa đầy 2 phút là tôi nhảy lên xe cùng bảo vệ tới Bệnh viện Quận 6, trên đường đi tôi lay bé, gọi tên bé thì thấy bé ọc thức ăn lên người tôi, bé chớp mắt nữa. Rồi vô tới bệnh viện, tới phòng cấp cứu, bác sĩ kêu tôi ra ngoài”.

Cô T. tiếp lời: “Sáng hôm đó bé K. đi học thì bình thường, bé vui chơi ngoài sảnh này, có lúc bé nhìn cô, tôi thấy mũi bé chảy, tôi lau cho bé, lúc sau bé lại chạy tới nhìn cô, tôi ôm bé, hun bé. Chơi ở sảnh một lúc, các bé đi uống nước, vệ sinh, lau mặt, rửa tay, vô bàn ăn cơm”.

Cô P.M.L.T, giáo viên trực tiếp đút ăn cho bé K., kể lại với PV Báo Thanh Niên diễn biến xảy ra hôm 20.9

ẢNH: VŨ ĐOAN

Cũng theo cô T., trước ngày trung thu, hôm 16.9, ba mẹ đưa bé K. tới lớp thì cô thấy bé sốt có gọi cho mẹ nhưng cuộc gọi đầu không thấy bắt máy, cô cho bé uống thuốc hạ sốt (thuốc này được mẹ bé để sẵn trong ba lô của bé). “Lát sau mẹ gọi lại, tôi nói tôi gọi cho mẹ không được, bé sốt nên tôi cho bé uống thuốc trước. Mẹ bé có nhờ tôi theo dõi giùm, lúc sau tôi lại thấy bé sốt, tôi gọi cho ba mẹ đón bé về để đi khám bệnh. Hôm đó bé sốt 2 lần như vậy. Ngày 17.9 thì bé đi học bình thường, mẹ bé có gửi thuốc nhờ tôi cho bé uống, mẹ nói bé bị ho, sổ mũi, có đờm. Nhưng sau đó tôi thấy bé vẫn ho nhiều, tôi mới báo mẹ bé là thuốc này không hiệu nghiệm, có gì mẹ đổi thuốc, đổi bác sĩ cho bé đi”, cô giáo trực tiếp chăm sóc bé K. hồi tưởng.

Sáng nay, trao đổi với PV Báo Thanh Niên, cô Quyên, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết từ lúc xảy ra vụ việc cho tới lúc bé được cấp cứu tại Bệnh viện Quận 6, Bệnh viện Nhi đồng 1, nhà trường, các cô giáo luôn túc trực, động viên gia đình, hợp tác với các cơ quan chức năng, cơ quan điều tra.

“Chúng tôi ở bệnh viện suốt, cho tới lúc bé vô phòng chuyên khoa đặc biệt ở Bệnh viện Nhi đồng 1, bà nội của bé, cô, dượng đều kêu chúng tôi về, phụ huynh mua bánh cho tôi ăn nữa… Đêm đó chúng tôi về, tới 5 giờ sáng hôm 21.9, cô T. gọi cho phụ huynh, thì không thấy bắt máy. Tới 6 giờ sáng, phụ huynh bé K. gọi lại cho cô nói bé đã đi rồi, đi lúc 1 giờ 30”, cô Quyên nghẹn ngào.

Trường có hệ thống camera giám sát, khu vực ăn, ngủ, học tập của các bé 19-24 tháng tuổi ở ngay tầng trệt

ẢNH: THÚY HẰNG

Tất cả các thầy cô giáo, nhân viên nhà trường đều đau xót, tâm trạng bàng hoàng. Tối qua, 22.9, tập thể nhà trường đã tới thăm hỏi, chia buồn với gia đình, chia sẻ với nỗi đau quá lớn mất đi người thân của gia đình. Bản thân nhà trường, cô T. và các cô giáo đều rất mong cơ quan công an sớm tìm ra nguyên nhân bé K. tử vong, làm rõ vụ việc.

Trường mầm non V.H được cấp phép thành lập năm 2005 (trước đây có tên là Trường mầm non tư thục V.H), trường có tổng số 93 trẻ, 19 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trường tư thục này cho phép phụ huynh xem camera trực tuyến lớp học bằng điện thoại di động của phụ huynh. Cô giáo P.M.L.T tốt nghiệp đại học, chuyên ngành sư phạm mầm non.

Giấy báo tử của bé K.

ẢNH: GIA ĐÌNH CUNG CẤP

Trước đó như Báo Thanh Niên đã đưa tin, người thân của bé D.T.K, 2 tuổi, trú Q.6, TP.HCM phản ánh với báo về việc bé K., tử vong chưa rõ nguyên nhân sau giờ ăn trưa tại Trường mầm non V.H. Bé học ở đây 2 tháng nay. Cơ quan công an và các cơ quan liên quan đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Kết quả ban đầu được thông báo cho gia đình là “không có tác động ngoại lực”. Gia đình cho biết cần phải chờ thêm 30 ngày để có thêm các kết quả chuyên sâu khác để tìm ra nguyên nhân khiến bé trai 2 tuổi tử vong.

Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6, nhấn mạnh: “Chủ tịch UBND Q.6 đã trực tiếp chỉ đạo, Bí thư quận cũng chỉ đạo sát sao, đề nghị phải xác minh rõ, lý do vì sao bé trai 2 tuổi tử vong như vậy. Ở đây dứt khoát chúng tôi không bênh vực nhà trường, nếu có sai phạm gì ở phía nhà trường, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm bởi ở đây là sinh mạng một con người. Phụ huynh mất con đã vô cùng sốc, đặt vào hoàn cảnh của bất cứ ai cũng sẽ đau xót như vậy”.