Cách trồng gừng trong chậu cho nhiều củ nhất, ăn quanh năm không tốn tiền mua

1027

Khi trồng gừng tại nhà, bạn có thể dùng cả phần lá và phần củ của cây.

Gừng là cây ưa sáng vừa phải, có khả năng chịu bóng nên không cần trồng ở nơi có nhiều nắng. Tuy nhiên, cây gừng không chịu được úng nước nên cần phải đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt.

Chọn và chuẩn bị giống gừng

Có nhiều giống gừng khác nhua như gừng trâu, gừng dé, gừng lai… Gừng trâu được trồng khá nhiều vì giống này cho củ to, ít xơ, ít cay. Ngoài ra, gừng dé cũng được trồng ở nhiều nơi. Loại này có củ nhỏ hơn, vị cay hơn và nhiều xơ hơn. Gừng trâu thường được trồng để xuất khẩu còn gừng dé được bán nhiều tại thị trường trong nước.

Khi chọn gừng giống, bạn nên lựa củ to, đẹp, không bị dập nát, không bị mốc hay hư hỏng. Bạn cũng có thể tận dụng những củ gừng đã mọc mầm tài nhà để trồng thành cây gừng mới.

Cách trồng gừng tại nhà rất đơn giản, ai cũng làm được.

Cách trồng gừng tại nhà rất đơn giản, ai cũng làm được.

Thời điểm trồng gừng

Bạn có thể trồng gừng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời tiết mùa xuân ở miền Bắc và bước vào mùa mưa ở miền Nam là lúc trồng gừng tốt nhất. Do khí hậu mát mẻ nên khả năng sinh trưởng của cây gừng cũng tốt hơn.

Đất trồng gừng

Gừng không kén đất nhưng bạn nên chọn đất sạch, giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt, ít sâu bệnh. Có thể trộn thêm phân trùn quế, phân hữu cơ vào đất trồng để tạo độ tơi xốp, đảm bảo khả năng thoát nước và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây.

Cách trồng gừng

Đầu tiên, bạn cần lấy dao sạch cắt củ gừng ban đầu ra thành 5-6 phần, tùy theo kích thước của củ gừng.

Để gừng phát triển tốt, hạn chế bị hỏng trong quá trình ươm mầm, bạn nên ngâm các mẩu gừng vừa cắt bằng dung dịch thuốc trừ nấm bệnh trong khoảng 30 phút (có thể tìm mua dung dịch này ở các cửa hàng bán vật liệu cây trồng, vật tư nông nghiệp).

Trồng gừng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy những mẩu gừng nhỏ, ủ cho gừng lên mầm là có thể vùi vào đất.

Trồng gừng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy những mẩu gừng nhỏ, ủ cho gừng lên mầm là có thể vùi vào đất.

Mang các mẩu gừng đã cắt bỏ vào các khay nhựa có đất trồng, phủ lên trên bằng một lớp xơ dừa. Phun sương để cung cấp độ ẩm cho gừng, giúp gừng nhanh mọc mầm. Trong khoảng 2-3 tuần, gừng sẽ nhú mầm.

Gừng đã mọc mầm vào chậu đất lớn hơn. Vùi sâu dưới mất đất khoảng 2-3cm là được, phần mọc mầm hướng lên trên.

Tưới nước giữ ẩm cho đất nhưng không tưới quá nhiều.

Đặt chậu gừng ở nơi thoáng mát, có ánh sáng giúp cây quang hợp tốt hơn, củ gừng mập mạp hơn. Không để cây ở nơi khuất gió, tối tăm khiến cây còi cọc, củ nhỏ.

Vào mùa mưa, không cần tưới nước cho cây nếu thấy đất còn ẩm.

Nên quan sát và cắt tỉa các cành là bị sâu bệnh trong quá trình trồng.

Trồng gừng không đòi hỏi nhiều công sức. Bạn chỉ cần giữ ẩm cho đất, quan sát để loại bỏ lá úa, sâu bệnh của cây gừng là được.

Trồng gừng không đòi hỏi nhiều công sức. Bạn chỉ cần giữ ẩm cho đất, quan sát để loại bỏ lá úa, sâu bệnh của cây gừng là được.

Sau khi trồng khoảng 5-6 tháng, củ gừng sẽ vừa đạt đến độ già để thu hoạch. Gừng càng để lâu sẽ càng già và có kích thước lớn, vị cay hơn nhưng nhiều xơ. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể thu hoạch gừng non hoặc già.

Với việc trồng gừng tại nhà, bạn có thể thu hoạch từng cây để sử dụng hoặc chờ gừng đến độ già mong muốn thì thu hoạch tất cả rồi bảo quản để dùng dần.

Phần lá gừng cũng có thể ngắt để nấu ăn, đun nước xông, nước gội đầu, ngâm chân…