Người hay nói chuyện theo 4 kiểu này nhất định là nhân cách không tốt, không nên chơi quá thân

778

Thứ chúng ta phải xem xét trước khi muốn kết giao với ai đó chính là nhân cách, chỉ những người có phẩm chất nhân cách tốt mới đáng để kết giao và tin tưởng. Kết giao với những người nhân cách không tốt thì kết quả sau này sẽ chỉ là những rắc rối vô tận.

Trong giao tiếp, thứ chúng ta phải xem xét trước khi muốn kết giao với ai đó chính là nhân cách, chỉ những người có phẩm chất nhân cách tốt mới đáng để kết giao và tin tưởng. Kết giao với những người nhân cách không tốt thì kết quả sau này sẽ chỉ là những rắc rối vô tận.

Muốn biết nhân cách của một người có tốt hay không, chúng ta có thể phán đoán qua cách nói chuyện của họ. Một người hay nói chuyện theo 4 kiểu sau đây, nhân cách nhất định không tốt, những người như vậy, tốt nhất tránh được bao xa thì hãy tránh.

1. Thích “dẫm” lên nỗi đau của người khác

Con người với nhau thường được kết nối bằng lời nói. Người khéo léo, nói chuyện luôn có chừng mực; người thô lỗ, thế nào cũng nói. Một người nếu biết cách nói chuyện, nhất định sẽ để ý đến cảm xúc của người khác.

Khi người khác thất vọng, họ sẽ nói điều gì đó an ủi để an ủi họ, tuyệt đối không nhắc tới chuyện vui của mình; khi người khác buồn, họ sẽ kiên nhẫn lắng nghe.

Nhưng trong thực tế, luôn có những người thích khoe khoang. Bất kể làm gì, họ đều luôn muốn tỏ ra mình hơn người khác. Một đồng nghiệp ở công ty tôi, vì lấy được chồng giàu nên suốt ngày ở văn phòng kể lể chồng mua cho chiếc túi đắt đỏ ra sao, xe ô tô hãng gì, nhà to như thế nào. Ở văn phòng khi đó lại có rất nhiều nữ sinh vừa mới tốt nghiệp, mỗi lần nghe thấy điều đó đều cảm thấy không thoải mái.

Có thể nói, người như vậy ở bên bạn chỉ là muốn lợi dụng bạn, chứ không hề muốn đối xử thật lòng với bạn. Chỉ những người tử tế từ bên trong thì khi nói chuyện mới để ý tới cảm xúc của người khác, đây cũng là một biểu hiện của người có EQ cao.

2. Nói chuyện không có lương tâm, thế nào cũng nói

Lương tâm là đạo đức căn bản của con người. Khi một người nói chuyện mà trong câu nói của họ không tồn tại thứ đạo đức căn bản này, có thể nói họ là người thờ ơ, lạnh lùng.

Tôi nhớ cách đây nhiều năm, khi nói về áp lực khiến học sinh phải tự tử, một người bạn cùng lớp của tôi nói rằng tự tử là tốt, nhiều người như thế, áp lực cạnh tranh lớn, bớt đi một người, bớt đi một phần áp lực. Khi đó, tôi thực sự “không còn gì để nói”.

Khi tất cả mọi người cảm thấy đau buồn thương xót, thì sự thờ ơ và lạnh nhạt của cậu ta cho chúng ta thấy thế nào là ích kỷ.

Ở cùng những người như vậy, đừng bao giờ trông cậy rằng họ sẽ giúp bạn, bởi vì mặt xấu xa của họ lớn hơn lương tâm của họ rất nhiều. Một người có lương tâm sẽ không bao giờ nói ra những lời cực đoan như vậy.

3. Nói lời không giữ lấy lời

“Nhất ngôn cửu đỉnh” mới là biểu hiện của người quân tử.

Một người luôn hứa này hứa nọ nhưng cuối cùng lại chẳng bao giờ làm được, suy cho cùng không phải là người đáng tin cậy. Bởi họ chỉ là đang muốn “nịnh” bạn chứ không hề muốn thực sự giúp đỡ bạn.

Tôi đã gặp một đồng nghiệp như vậy. Cậu ta thực sự rất thông minh, nhưng lại có một tật xấu là hay trì hoãn. Lãnh đạo giao cho tôi và cậu ta một dự án. Dự án đó lãnh đạo đang cần gấp, tôi hỏi cậu ta liệu ngày thứ 2 có thể bàn giao công việc cho tôi không, cậu ta nói được, nhưng kết quả ngày thứ 2 cậu ta lại nói rằng mình vẫn chưa xong, đáng nói là tôi chỉ cần một ngày để hoàn thành công việc, với trí tuệ của cậu ta thì việc này chẳng có gì là khó khăn cả. Kết quả, vì cậu ta mà cả đội bị mắng.

Dù bạn có giỏi tới đâu những nếu nói lời không giữ lời và còn làm ảnh hưởng đến người khác thì bạn hoàn toàn không là gì trong xã hội này cả.

4. Nói xấu sau lưng người khác

Có một kiểu người “khẩu phật tâm xà”, bề ngoài trông có vẻ là một tri thức, một người rất dịu dàng dễ gần nhưng lại thích nói xấu sau lưng người khác.

Kiểu người “hai mặt” này là kiểu người khiến người khác khó chịu nhất. Họ là điển hình của kiểu người “tâm cơ”, thích lợi dụng, chia rẽ người khác, còn mình thì làm “ngư ông đắc lợi”.

Loại người này tuyệt đối không được kết giao, bởi người chịu thiệt thòi sẽ chỉ là bạn, bạn sẽ không bao giờ biết được họ khi nào thì sẽ “đâm sau lưng” bạn. Thay vào đó hãy học cách “phản kích” một cách thích đáng, để họ biết rằng bạn không phải là người dễ bắt nạt.

Nói chung, xã giao là một môn nghệ thuật. Kết bạn với những người đồng chí hướng, nhân cách tốt, cuộc sống sẽ thuận lợi, nhưng kết bạn nhầm người sẽ chỉ khiến bạn rước họa vào thân. Đối phó với những người như vậy, cách tốt nhất là cho họ thấy bạn không phải là một người dễ “động vào” và sau đó là tránh càng xa càng tốt.

Nguồn : https://cafebiz.vn/hay-noi-chuyen-theo-4-kieu-nay-nhat-dinh-la-nhan-cach-khong-tot-khong-nen-choi-qua-than-20190701103619312.chn