Không thể tin nổi quá khứ gây s/ố/c của ông Thích Minh Tuệ trước khi nổi tiếng: Thế này bảo sao CEO Phương Hằng tuyên bố ‘không sai 1 chữ nào’

Khi có thời gian cô Hằng sẽ phân tích về những cái đúng và cái sai của ông Lê Anh Tú, tức Thích Minh Tuệ.
Nói chung vẫn như cô đã nói: “Quý vị đừng thần tượng ai một cách bất chấp mà hãy về thần tượng ônh bà, cha mẹ mình”.

 

Những ngày qua, câu chuyện của bà Phương Hằng nói về ông Thích Minh Tuệ đang nhận được sự quan tam chú ý rất lớn từ phía cư dân mạng và độc giả. Cũng bởi vậy, câu chuyện liên quan đến quá khứ của ông Tuệ cũng trở nên hot trở lại.  Theo cụ Lê Xuân, từ nhỏ “sư Thích Minh Tuệ” được đánh giá là người con hiền lành, hiếu thảo, học lực khá.

“Sư Thích Minh Tuệ” là ai?

Những ngày vừa qua, các thông tin về ông Lê Anh Tú (43 tuổi, quê gốc ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), người thường được gọi là “sư Thích Minh Tuệ”, thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước.

Theo báo Dân Trí, cụ ông Lê Xuân (84 tuổi, trú xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cha của ông Lê Anh Tú đã có những chia sẻ về thuở nhỏ của “sư Thích Minh Tuệ”.

Cụ Xuân cho biết, năm 1994, gia đình cụ từ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh vào Gia Lai lập nghiệp. Gia đình có 4 người con (3 trai, 1 gái), Lê Anh Tú là con thứ 2 trong gia đình.

Theo ông Xuân, thừa nhỏ Tú được đánh giá là người con trai hiền lành, hiếu thảo, học lực khá. Học xong phổ thông, Tú đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, sau đó theo học tại Trường Trung cấp lâm nghiệp Tây Nguyên (Gia Lai).Ra trường, Tú xin làm cho một công ty đo đạc tư nhân ở Phú Yên. Tuy nhiên, ông Tú thường làm việc ở tỉnh Đắk Lắk. Trong thời gian này, Tú thường ăn chay và tìm hiểu về giáo lý Phật pháp. Tú lúc ấy tâm tư cũng không muốn lập gia đình.

Đến năm 2015, Tú bất ngờ xin bố mẹ đi xuất gia. Gia đình cũng khuyên con suy nghĩ cho kỹ vì con đường đi tu rất khó khăn. Tuy nhiên, trước sự quyết tâm của con, vợ chồng cụ Xuân đồng ý cho con đi tu. Cụ Xuân dặn dò con đã đi tu thì không sân si.
Cụ Xuân. Ảnh: Người lao động

Cụ Xuân. Ảnh: Người lao động

Cụ Xuân cho biết, trước lúc đi, Tú có nói sẽ theo học một tu viện ở TP.HCM. Từ đó đến nay, gia đình không còn liên lạc với Tú nữa. Mấy hôm trước, người trong làng cho xem các video trên mạng, gia đình cụ Xuân mới nhận ra con trai mình trong trang phục như tu sĩ Phật giáo, đi bộ khách thực từ Nam ra Bắc và ngược lại.

 

“Trước khi đi tu, gia đình cũng có họp lại và ủng hộ với con đường mà Tú đã chọn. Sau nhiều năm mất liên lạc, chúng tôi cũng mới thấy Tú đi tu hành dọc từ Bắc vào Nam qua nhiều clip đăng tải trên mạng xã hội”, cụ Xuân bộc bạch.

Trong khi đó, ông Trịnh Viết Hùng, Chủ tịch UBND xã Ia Tô, huyện Ia Grai cho biết: “Thời gian gần đây, nhiều người cũng đến gia đình hỏi thăm về chuyện anh Tú. Chính quyền xã thấy việc anh Tú đi tu là nguyện vọng cá nhân, cũng là điều bình thường. Mọi người nên để sự việc tự nhiên, tránh tình trạng thần tượng hóa việc này”.

“Sư Thích Minh Tuệ” lên tiếng

Trước việc Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ, ngày 17/5, “sư Thích Minh Tuệ” đã chính thức lên tiếng.

Cụ thể, theo báo Người lao động, ngày 17/5, trong lúc dừng chân để nghỉ ngơi tại một bãi đất trống thuộc địa phận xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, “sư Thích Minh Tuệ” (tên thật là Lê Anh Tú) cho biết ông chưa từng nhận mình là tu sĩ, không tu tập và cũng không thuộc bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và bản thân cũng “cảm thấy chưa xứng đáng làm tu sĩ bởi đạo đức của mình chưa đạt đến cảnh giới đó”.

 

Theo ông Tú, trước đây ông từng có thời gian tu tập tại một ngôi chùa và được đặt pháp danh Thích Minh Tuệ. Cũng theo ông Tú, ông bắt đầu đi bộ tới nhiều tỉnh thành từ năm 2017. Đến nay, ông đã đặt chân đến gần như khắp mọi miền đất nước.
"Sư Thích Minh Tuệ". Ảnh: Người lao động

“Sư Thích Minh Tuệ”. Ảnh: Người lao động

Trên bước đường tu hạnh, những năm qua, ông chỉ nghe lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tập học tu hạnh đầu đà. Tu hạnh này có 13 pháp khổ hạnh. Người tu hạnh đầu đà chấp nhận những khó khăn trong các vấn đề ăn, mặc, ở (mặc áo vá, khất thực, ngày ăn một bữa, không nhận tiền cúng dường, khước từ mọi tiện nghi…). Cũng vì lý do đó nên ông Tú chỉ muốn bộ hành trọn đời và không có mục đích không nhằm truyền tải điều gì bởi mọi điều trong Phật pháp đã có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ dạy.

“Con luôn ước nguyện cho mọi người khi nào cũng được hạnh phúc, sống vui vẻ với gia đình” – ông Tú nói.

Cũng theo ông Tú, ông đã có hành trình tu hạnh 6 năm qua, thời gian này ông không dùng điện thoại và liên lạc về với gia đình. Tuy nhiên, lúc nào ông cũng nhớ tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ và luôn cầu nguyện cho người thân, gia đình được may mắn, bình an.

Trước đó, báo Tuổi trẻ đưa tin, liên quan đến trường hợp của “sư Thích Minh Tuệ”, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ đã có thông tin chính thức.

Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản thông tin: “Qua nắm tình hình bước đầu, ông Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”

Bên cạnh đó, văn bản của Giáo hội Phật giáo cũng cho biết: “Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo phật tử và nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư;

Liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”