Không con không cái, bà cụ U70 nhận nuôi cháu gái mong có chỗ dựa về già: Đến khi ốm nằm viện mới hiểu rõ 1 chuyện, ân hận vô cùng

Vì biết bản thân không có con cái, bà lão đối xử tốt với cháu gái để mong sau này về già có người chăm sóc. Từ lúc cháu gái còn nhỏ, bà thường xuyên mua quần áo, cho tiền sinh hoạt, học hành.
* Câu chuyện của bà Huệ Lan (70 tuổi, Trung Quốc) đang nhận được nhiều sự chú ý trên trang 163

Chấp nhận sự thật phũ phàng

Khi còn trẻ, vợ chồng chúng tôi đã từng có một đứa con. Nhưng vì một chuyện không may xảy ra, thằng bé chưa đầy một tháng bị bệnh qua đời. Đó có lẽ là một cú sốc lớn với tôi. Bản thân tôi sức khỏe không tốt, bác sĩ nói khó có khả năng mang thai lại.

Ngày đó, y khoa chưa phát triển như bây giờ. Chúng tôi chỉ biết nghe theo lời bác sĩ, uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Cứ như vậy, ròng rã 10 năm mà không có một tin vui nào.

Mãi về sau, vợ chồng chúng tôi mới chấp nhận được sự thật, chỉ biết động viên nhau là do “cái số không có con thì đành chấp nhận vậy”

Đối xử tốt với cháu gái mong sau này có chỗ dựa

Tôi có hai người em trai. Em trai đầu có một người con trai, còn em trai út có một trai một gái. Tôi biết bản thân không có con, nên tôi coi mấy đứa cháu như con ruột. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là các con, các cháu đều là máu mủ ruột thịt, là người thân cận với mình nhất.

Trong ba người, tôi thấy cháu gái là hợp với tôi nhất, cũng là đứa tôi quý nhất trong nhà. Từ nhỏ, tôi thường xuyên mua quần áo cho cháu. Sau này, cháu đi học đại học tôi cho cháu một khoản tiền để đóng học phí và trang trải sinh hoạt.

Cũng có mấy lần, tôi nói chuyện với các em ý nguyện của mình. Tôi muốn nuôi cháu gái để sau này về già cháu sẽ chăm sóc tôi, coi như là báo đáp công ơn. Nếu được sự đồng ý các em, tôi sẽ cho cháu toàn bộ tài sản của mình. Các em nghe xong đều đồng ý với mong muốn này của tôi.

Lúc cháu gái kết hôn, tôi cho cháu 10 vạn NDT (tương đương với 34 triệu VND). Cháu rể tôi cũng biết ý, thế nên sau này, hai vợ chồng cháu thường xuyên đến thăm tôi, gọi điện thoại hỏi han hằng ngày.

Cháu gái luôn quan tâm, giúp đỡ

Từ lúc chồng tôi mất, những ngày tháng về sau tôi sống một cách chán nản, buồn bã. Không ăn uống được, người gầy rộc đi. May mắn thay, những ngày tháng ấy có cháu gái luôn ở bên cạnh. Hằng ngày giúp tôi đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, lúc rảnh dắt tôi đi dạo. Nhìn thấy nụ cười cháu gái, tôi được an ủi đôi phần, nghĩ bản thân mình ít ra vẫn còn người bên cạnh chăm sóc

Cuộc sống cứ như vậy tiếp diễn, cho đến khi tôi bị bệnh phải nằm viện. Lần này, sức khỏe của tôi chuyển biến rất nghiêm trọng. Khi bắt đầu ở đây, cháu gái là người lo toan tất cả thủ tục vào viện, đưa tôi đi kiểm tra, xét nghiệm… Tôi cảm thấy khá yên tâm. Nhưng dần dần, tần suất cháu đến thăm tôi ngày càng giảm.

Mối nghi ngại

Hằng ngày, chỉ mỗi buổi trưa, cháu mới qua thăm tôi. Khi tôi ăn xong thì cháu vội vàng đi làm luôn. Tôi có hỏi cháu nhưng cháu chỉ trả lời đại khái là công việc khá bận.

Một hôm, như mọi ngày sau khi tôi ăn cơm trưa xong, cháu chạy vội đi làm, thấy vậy tôi dưng dưng nước mắt. Tự nhiên cảm thấy tủi thân, nghĩ rằng nếu như đây không phải là cháu tôi mà là con gái ruột thì sẽ không làm như vậy. Con bé sẽ không để tôi ở một mình.

Tôi có chút không thoải mái nên hôm sau cháu đến thăm, tôi tỏ thái độ khác thường. Con bé nói chuyện với tôi, tôi giả vờ không nghe thấy mà ngược lại còn tỏ thái độ tức giận. Thấy cháu không có phản ứng gì tôi lại càng giận hơn. Trong một giây phút nào đó, tôi đã hối hận vì định giao toàn bộ tài sản cho cháu gái.

Trước khi vào viện tôi, cháu gái đã tiêu 2 vạn NDT (tương đương với 68 triệu VND) để tạm ứng chi trả một số thủ tục nhập viện. Vì không muốn mắc nợ nên tôi đã trả luôn.

Cháu vừa dọn dẹp vừa bảo với tôi là không cần trả vội. Trong lúc không kiềm được cơn tức giận của mình tôi đã vội vàng nói: “Cháu chẳng phải là muốn lấy tiền của bác sao?”

Con bé nghe xong liền bật khóc. Tôi bắt đầu cảm thấy bản thân đã nói hơi quá đáng.

Ngày hôm sau, cả hai vợ chồng cháu gái đến thăm tôi, nghĩ đến chuyện hôm qua, tự nhiên cảm xúc tôi hỗn loạn.

Ăn cơm xong, cháu mới tâm sự với tôi: “Bác à, cháu với chồng thương lượng rồi, chúng cháu không cần nhà và tiền của bác, nhưng cháu và chồng vẫn có trách nhiệm với bác.

Bác biết đấy, chồng cháu là con trai duy nhất trong nhà, việc nuôi dưỡng bố mẹ chồng cũng là trách nhiệm chúng cháu, nên cháu không thể toàn tâm toàn ý chăm sóc bác được. Chưa kể cháu còn phải chăm sóc hai đứa con nhỏ, rồi phải đi làm. Cháu nghĩ bác nên thuê một người bảo mẫu, như vậy sẽ bảo đảm và tốt hơn.

Cháu cũng biết là từ nhỏ bác đối xử với cháu rất tốt, điều này cháu chưa bao giờ quên. Nhưng bây giờ, quả thật cháu không thể lo toan mọi thứ cùng một lúc được, đương nhiên cháu cũng không muốn bác cảm thấy tủi thân. Cháu chỉ sợ không làm được gì giúp bác. Về phần cháu, bác yên tâm, cháu vẫn sẽ báo đáp công ơn bác và đến thăm bác thường xuyên nhất có thể”.

Tôi bật khóc khi nghe những lời tâm sự của cháu gái, hóa ra cháu chưa quên lời hứa trước đây, cháu vẫn nhớ ơn, nhớ đến tấm lòng của tôi. Tôi đã suy nghĩ thoáng hơn, hiểu cho trách nhiệm, áp lực cháu đang gánh trên vai nên tôi quyết định sẽ thuê bảo mẫu để chăm sóc mình.

Sau này, tôi dùng số tiền mà định trả cho cháu gái thuê một người bảo mẫu chăm sóc. Cháu gái thường xuyên sang thăm tôi, cuối tuần cháu còn đưa đưa tôi đi ăn uống, đi dạo. Vì được chăm sóc tốt nên bệnh tình của tôi ngày càng hồi phục.

Có cháu gái bên cạnh, tôi không còn sợ hãi mà an tâm nhiều hơn khi về già. Tuy không có con nhưng cuộc sống tuổi già của tôi tốt hơn những gì tôi tưởng tượng.

Theo Lưu Ly

Theo ĐSPL

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/khong-con-khong-cai-ba-cu-u70-nhan-nuoi-chau-gai-mong-co-cho-dua-ve-gia-en-khi-om-nam-vien-moi-hieu-ro-1-chuyen-an-han-vo-cung-a408214.html