Giá cao đang cao ngất ngưởng bỗng tụt dốc, thương lái không thấy mặt mũi đâu khiến người dân hoang mang. TQ lại dùng ch’iêu “cũ”

Mấy tháng qua, giá cau tươi tại tỉnh Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Trung bất ngờ tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay, giá cau bắt đầu giảm dần, còn thương lái thì không thấy đâu.

Hai huyện Sơn Tây và Nghĩa Hành là vùng trồng cau lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi với khoảng 2.200 hecta. Mấy tháng qua, giá cau liên tục tăng. Đầu vụ, giá cau khoảng 50 – 60 nghìn đồng/kg. Lúc cao nhất giá cau lên hơn 90 ngàn đồng/kg. Nhờ vậy, các gia đình trồng cau có thu nhập cao, có hộ thu về cả tỷ đồng.

 

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng- Ảnh 1.

 

Những chùm cau trĩu quả nhưng luôn bấp bênh

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng- Ảnh 2.

Người dân cân cau bán cho thương lái

 

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng- Ảnh 3.

Người dân chở cau bán cho thương lái những ngày cao điểm

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng- Ảnh 4.

Những chùm cau nặng trĩu có giá cao lúc đầu vụ

Thế nhưng, trong những ngày gần đây, việc tiêu thụ cau bắt đầu “chững lại”. Giá cau cũng giảm dần và thương lái cũng dè chứng, không dám mua vào vì sợ không bán được.

Anh Trương Văn Phượng, chuyên mua cau cho biết, cau chỉ bán cho các đầu mối xuất khẩu qua Trung Quốc. Hiện nay, giá cau chỉ còn khoảng 50- 60 ngàn đồng/ kg. Nhưng đáng lo là các đầu mối không mua nhiều như trước nữa.

 

Anh Trương Văn Phượng cho biết: “3 ngày nay giá cau hạ hơn trước và cũng chưa biết họ có mua lại nữa hay không. đến 4 ngày nay thôi chứ lúc trước vẫn mua được. Có mấy điểm mua lẻ dọc đường mua cho lò là người ta không mua nữa. Chỉ mấy lò chính họ có vốn bao nhiêu thì họ mua cho mấy mối quen thôi thì họ mua vớt cho mấy bạn hàng của họ thôi, chứ người lạ họ không mua”

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng- Ảnh 5.

Xử lý cau sau khi sấy

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng- Ảnh 6.

Những rẫy cau của người dân Quảng Ngãi

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng- Ảnh 7.

Những rẫy cau bạt ngàn

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng- Ảnh 8.

Hiện tốc độ mua chậm nên các thương lái tạm dừng mua cau

Giá cau ở miền Trung chững lại do thương lái Trung Quốc dè chừng- Ảnh 9.

 

Cau được vặt quả sơ chế rồi sấy

Theo ông Đàm Bàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành, cây cau không phải là cây trồng chủ lực và địa phương không khuyến khích người dân trồng cau.

Thị trường tiêu thụ quả cau rất bấp bênh, phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc. Cứ năm nào cau được giá là bà con lại ồ ạt trồng cau, sau vài vụ không bán được thì chặt bỏ. Ông Đàm Bàng cho biết thêm:

“Cây cau ở huyện Nghĩa Hành đầu ra không ổn định. Người ta mua chỉ qua thương lái bên Trung Quốc.Họ mua thì được giá mà không mua thì dân lại chặt phá. Do vậy huyện không khuyến khích trồng cây và trong quá trình cơ cấu ngành nông nghiệp cũng không đưa cây cau vào quy hoạch để trồng cau, vì cây cau đầu ra không ổn định”.

Vì sao Trung Quốc bất ngờ ồ ạt gom mua cau Việt Nam?

Do sản lượng cau bị sụt giảm mạnh, Trung Quốc ồ ạt gom mua cau từ Việt Nam, khiến giá cau trong nước liên tiếp lập kỷ lục tới 120.000 đồng/kg.

Từ đầu vụ cau (tháng 8 hàng năm), giá cau tươi liên tục tăng, kỷ lục lên đến 120.000 đồng/kg. Nhiều người trồng cau cho biết bán hơn một tấn cau, có thể mua được một lượng vàng. Trong đó, loại cau quả dài, da xanh, hạt đặc, được thương lái “săn lùng”, trả giá cao ngất ngưởng.

Theo không ít người đi buôn, giá cau tăng mạnh do nhu cầu thị trường Trung Quốc tăng. Cau sau khi thu mua sẽ được nhập cho các cơ sở để sấy khô trước khi xuất sang Trung Quốc, là nguồn nguyên liệu để sản xuất kẹo cau, chuyên phục vụ thị trường các nước xứ lạnh.

Thực tế, Trung Quốc ồ ạt mua cau của Việt Nam chủ yếu do sản lượng cau sản xuất ở quốc gia này bị sụt giảm mạnh. Tại Trung Quốc, khoảng 95% sản lượng cau được trồng ở đảo Hải Nam. Năm 2021, diện tích trồng cau của Hải Nam là 2,5 triệu mẫu Anh, tương đương hơn 1,01 triệu ha, sản lượng 276.200 tấn.

Trong đó, cau ở Hải Nam được trồng nhiều ở TP Vạn Ninh với nửa dân số là hơn 300.000 người trồng cau, diện tích khoảng 534.000 mẫu Anh, tương đương hơn 216.000ha. Năm 2021, giá trị của ngành này ở Vạn Ninh vượt 14 tỷ nhân dân tệ, chiếm hơn nửa GDP của thành phố.
Vì sao Trung Quốc bất ngờ ồ ạt gom mua cau Việt Nam? - 1Vài năm trở lại đây, diện tích trồng cau ở đảo Hải Nam sụt giảm mạnh (Ảnh: Viện khoa học Nông nghiệp Trung Quốc).

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, sản lượng cau ở địa phương này sụt giảm mạnh do hàng loạt vườn cau bị bệnh vàng lá. “Không chỉ TP Vạn Ninh, mà cả những cây cau ở huyện Quỳnh Hải, Lăng Thủy và những nơi khác xung quanh đều bị nhiễm bệnh trên diện rộng, ước tính sơ bộ khoảng 60% diện tích cau”, Fu Xiqiang, chủ tịch Hiệp hội trầu ở TP Vạn Ninh chia sẻ hồi tháng 6, theo Beijing News.

Đặc biệt, cơn bão Yagi đổ bộ đảo Hải Nam vào đầu tháng 9 vừa qua cũng gây thiệt hại nặng nề cho hàng loạt vườn cau của địa phương này. Chính vì vậy, giá cau tại Trung Quốc, đặc biệt tại đảo Hải Nam cũng liên tục lập kỷ lục mới trong thời gian gần đây.

Theo Trung tâm giám sát giá tỉnh Hải Nam, ngày 18/10, giá mua cau trung bình tại địa phương này tăng lên mức 44,27 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 155.000 đồng/0,5kg), tăng tới hơn 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, vào cuối tháng 9, giá trung bình mặt hàng này chỉ ở mức 34,7 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 122.000 đồng/0,5kg).

Vì sao Trung Quốc bất ngờ ồ ạt gom mua cau Việt Nam? - 2Các sản phẩm ăn vặt làm từ trầu được bày bán tại cửa hàng tiện lợi Trung Quốc (Ảnh: Sohu).

Theo Cổng thông tin tỉnh Hồ Nam, cau Trung Quốc được sản xuất ở Hải Nam nhưng chủ yếu được chế biến và tiêu thụ ở Hồ Nam. Từ món ăn đặc sản địa phương ban đầu của Tương Đàm (Hồ Nam) đến nay đã phổ biến ở 23 tỉnh, thành phố Trung Quốc như Quảng Đông, Thượng Hải và Bắc Kinh.

Trước đây, tại Trung Quốc, cau được sử dụng như một loại dược liệu quan trọng, có tác dụng chống lão hóa, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, tại quốc gia này, cau còn được sử dụng làm nguyên liệu trong các sản phẩm như kẹo cao su, nước tăng lực, đồ ăn vặt…

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các phát hiện về tác nhân gây ung thư từ hạt cau đã khiến các cơ quan quản lý Trung Quốc siết chặt các quảng cáo, hoạt động kinh doanh các sản phẩm liên quan đến trầu cau.