Nhà đông con tôi phải chật vật lo ăn từng bữa, chồng chẳng mảy may quan tâm. Ấy thế mà khi em trai anh xây nhà hỏi vay tiền, chồng liền hứa cho 100 triệu khiến tôi phải bán hết vàng cưới mới đủ. Vừa chuyển tiền xong, tôi bỗng nhận được dòng tin nhắn từ chồng, xem xong mà :đờ đ:ẫn cả người

Chuyển tiền cho bố chưa bao lâu, điện thoại của tôi đổ chuông liên tục.

Mỗi lần nghĩ lại tuổi thơ của mình, tôi luôn có một cảm giác xám xịt, giống như những chiếc TV đen trắng ngày xưa không có màu sắc, không thể nói là buồn nhưng cũng không mấy tươi đẹp. Mẹ ruột mất khi tôi mới 6 tuổi. Sau đó, tôi sống với ông bà nội, còn bố đi làm xa kiếm tiền.

Cuộc sống lúc đó rất khó khăn đối với tôi. Mãi đến năm thứ 3 sau khi mẹ mất, bố cưới vợ mới. Mẹ kế từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ, có một người con riêng hơn tôi 1 tuổi, vì thế tôi gọi là người đó là anh

Sau khi hai người kết hôn, bố tôi không đi làm ăn xa nữa. Bố tôi và mẹ kế không có thêm con chung. Suốt bao năm qua gia đình tôi khá êm ấm, ít khi xảy ra cãi vã.

Thực ra, mối quan hệ giữa tôi và mẹ kế cũng không quá sâu sắc, vì dù sao chúng tôi cũng không có quan hệ huyết thống. Về phía mẹ kế, tuy bà luôn chuẩn bị cho tôi những thứ tôi cần, nhưng bà vẫn luôn đối xử với con riêng của mình tốt hơn tôi.

Có một việc tôi còn nhớ mãi. Năm đó thi trượt đại học, tôi muốn tiếp tục ôn thi để sang năm thi lại như anh trai kế nhưng mẹ kế đã gạt phắt đi. Bảo tôi học lực kém, có ôn thi nữa cũng khó đỗ đạt nên khuyên tôi đi làm. Dù rất khó chịu về chuyện này, nhưng ngẫm những lời mẹ kế nói khá hợp lý, bản thân tôi cũng không đủ tự tin để thi đỗ trong năm tới nên tôi đã đi làm

Dẫu vậy, từ đó về sau tôi thờ ơ với gia đình mình hơn. Tôi cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình, nên sau đó quyết định đi làm ăn xa, cả năm mới về thăm quê một lần.

Vì cảm thấy lạc lõng trong nhà nên tôi đã đi làm ăn xa. (Ảnh minh họa)

Vì cảm thấy lạc lõng trong nhà nên tôi đã đi làm ăn xa. (Ảnh minh họa)

Cách đây không lâu, mẹ kế đổ bệnh. Bố vội gọi điện xin tiền tôi chữa bệnh cho bà. Lúc đầu, bố còn ngại nói cho tôi biết chi phí là bao nhiêu, nhưng gặng hỏi mãi ông cũng nói ra con số 100 triệu.

Tôi không phải là người máu lạnh. Đây là lần đầu tiên sau ngần ấy năm bố xin tiền tôi. Vì thế, tôi nhanh chóng chuyển tiền cho bố và hứa sẽ sắp xếp thời gian về thăm mẹ kế.

Chuyển tiền cho bố chưa bao lâu, điện thoại của tôi lại đổ chuông liên tục. Ban đầu là số lạ gọi đến, tôi nhấc máy lên nhưng đầu dây bên kia không ai trả lời.

Vừa cúp máy xong thì điện thoại lại reo lên. Lần này là bố gọi tới, nhưng khi tôi hỏi thì đầu dây bên kia lại không nói gì. Khoảng 2 phút sau, bố lại gọi tới và ông nói lúc nãy là bấm nhầm số. Tôi lấy làm lạ, nhưng cũng không nghĩ nhiều về điều đó.

Nhưng một lúc sau điện thoại lại reo, lần này là số của mẹ kế. Tôi nhanh chóng nhấc máy, đầu giây bên kia chậm rãi nói:

– Lam à, con không phải gửi tiền về đâu, đừng nghe lời bố con nói, chỉ là một tiểu phẫu nhỏ thôi, không tốn bao nhiêu cả. Bố mẹ có tiền nên ông ấy có nói gì thì con cũng đừng chuyển cho ông ấy nhé.

– Dì không phải lo chuyện tiền nong đâu, lúc nãy con đã chuyển tiền cho bố con rồi. Dì cứ yên tâm chăm sóc cho sức khỏe của mình đi nhé.

Lam chính là tên của tôi. Sau khi hỏi thăm bệnh tình của mẹ kế, tôi nghe thấy giọng bố từ phía xa, hình như ông đang trách mẹ kế đã gọi điện cho tôi. Tôi cũng đoán được nguyên nhân. Có lẽ mẹ kế không muốn làm phiền tôi nhưng bố không còn cách nào khác là phải nhờ tới đứa con gái là tôi.

Cách đây không lâu, bố đã gọi điện vay tiền tôi để chữa bệnh cho mẹ kế. (Ảnh minh họa)

Cách đây không lâu, bố đã gọi điện vay tiền tôi để chữa bệnh cho mẹ kế. (Ảnh minh họa)

Sáng sớm hôm sau, tôi nhận được loạt tin nhắn từ người anh kế của mình: “Lam à, cảm ơn em đã bỏ tiền chữa bệnh cho mẹ anh. Sau này có tiền anh chắc chắn sẽ trả lại cho em”, “Cảm ơn em gái rất nhiều. Cũng tại vì bây giờ anh thực sự không có nhiều tiền như vậy nên mới phải làm phiền em. Nhưng em đừng lo lắng, khi nào có tiền anh sẽ trả lại cho em”, “Lam, cảm ơn em rất nhiều, anh nhất định sẽ hiếu thảo với bố mẹ”.

Câu nào anh cũng cảm ơn tôi, hứa sẽ trả tiền. Đọc những dòng tin nhắn đó, tôi đờ đẫn một lúc rồi bật khóc nức nở. Anh chưa bao giờ gọi bố tôi là bố, cũng chưa bao giờ gọi tôi là em gái mà hay xưng hô “mày – tao”. Anh cũng chưa bao giờ nhắn tin cho tôi như thế này. Vì thế lần này anh nhắn tin tới đã cho tôi thấy anh coi chúng tôi như một gia đình, điều này khiến tôi thực sự cảm động.

Tôi chỉ đáp lại anh: “Chúng ta đều là một gia đình mà. Anh đừng bận tâm nhiều quá, anh trai ạ”.

Đến đây, chúng tôi vốn không cùng huyết thống đã thực sự trở thành một gia đình, mọi nỗi buồn và sự bất mãn trong quá khứ cũng tan biến hết. Chỉ mong mẹ kế sớm khỏi bệnh, chúng tôi có thể cùng nhau đoàn viên.