Hình ảnh quan tài cụ ông giữa nước lũ Quảng Bình và nỗi đau nức nở của người vợ gây xót xa

241

Do nước lũ lên nhanh, đường sá bị chia cắt, một cụ ông ở Quảng Bình qua đời đột ngột nhưng không thể an táng. Gia đình phải bắc giàn giáo, kê quan tài lên cao để tránh nước ngập.

Báo Đời sống Pháp luật ngày 28/10 đưa thông tin với tiêu đề: Hình ảnh quan tài cụ ông giữa nước lũ Quảng Bình và nỗi đau nức nở của người vợ gây xót xa. Với nội dung như sau:

Do nước lũ lên nhanh, đường sá bị chia cắt, một cụ ông ở Quảng Bình qua đời đột ngột nhưng không thể an táng. Gia đình phải bắc giàn giáo, kê quan tài lên cao để tránh nước ngập. Lũ kinh hoàng ở Quảng Bình: Gần 30.000 ngôi nhà bị ngập, người dân chới với trong đêm Gần 18.000 nhà dân bị ngập ở Quảng Bình: Hình ảnh kinh hoàng từ tâm lũ Lệ Thủy Lũ lớn sau bão số 6 ở Quảng Bình: “Nước lũ lên quá nhanh, không kịp trở tay…”

Do ảnh hưởng của bão số 6 – bão Trà Mi, người dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đang phải hứng chịu trận lũ lịch sử, nước dâng cao hơn nhiều so với mức báo động. Dù mưa đã giảm nhưng do nước trên sông Kiến Giang vẫn trên báo động 3, khiến toàn bộ vùng trung tâm của huyện như lọt thỏm giữa mênh mông biển nước. Nước vây tứ bề khiến cuộc sống người dân lâm vào cảnh khó khăn.

Một gia đình ở rốn lũ Lệ Thuỷ có người thân mất đúng ngày nước lũ dâng cao khiến nhiều người xót xa

Ông cụ mất sáng sớm ngày 28/10 gia đình không thể tổ chức tang lễ do lũ dâng cao. Cả nhà phải bắc giàn giáo để kê quan tài lên cao tránh ngập nước

Trong số đó, hình ảnh một gia đình ở Thị trấn Kiến Giang (Lệ Thuỷ, Quảng Bình) có người mất nhưng không thể tổ chức tang lễ hay đưa tang vì nước lũ dâng cao, khiến cả thôn làng bị cô lập không thể di chuyển.

Theo dõi hình ảnh trong đoạn clip cho thấy nước lũ dâng cao ngang thân người. Gia đình phải kê giàn giáo lên cao để đặt chiếc quan tài tránh cho nước ngấm vào. Trong khi đó, người vợ của ông cụ phải lót tấm ván để ngồi lên cao sát với nóc nhà.

Quan sát xung quanh ngôi nhà trống trải chẳng có đồ đạc gì giá trị, nhiều tủ quần áo đã bị nước lũ nhấn chìm. Nước lũ vẫn dâng cao ngang chiếc tủ được kê cao để làm bàn thờ tạm được lập vội nên còn sơ sài.

Chiếc quan tài được kê lên cao, xung quanh nước lũ bủa vây

Vợ của ông ngồi sát trên nóc nhà để tránh lũ chẳng thể túc trực sát bên linh cữu chồng

Thấy có người ghé thăm, bà cụ ngồi cao trên sát nóc nhà để tránh lũ không khỏi nức nở vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Bà cho biết, “Ông nằm ngủ rồi sáng sớm là mất luôn. Mất lúc 3h30 sáng”, người phụ nữ nghẹn ngào.

Phía bên dưới, người con gái của ông cụ phải túc trực phía dưới, lội nước xung quanh để kiểm tra tình hình mực nước dâng, sợ bàn thờ của cha bị nước cuốn mất.

Hoàn cảnh của gia đình cũng như tình cảnh ngặt nghèo khi có người thân qua đời đúng đợt mưa lũ khiến nhiều người xót xa.
Bà nức nở cho biết, ông ngủ đến sáng thì đột ngột qua đời khiến cả nhà đau lòng

“Tội quá, nước ngập bủa vây tứ phía nhấn chìm nhiều tài sản đã khổ rồi mà có người mất thì còn khổ gấp trăm lần. Chia buồn với gia đình mong mọi người sớm vượt qua nỗi đau”, tài khoản D.L chia sẻ.

“Xót xa quá. Như này có muốn đi đưa tang cũng không được nữa. Nước dâng cao ngang người thế kia thì biết làm sao. Xin được chia buồn với gia đình ạ”, một người khác chia sẻ.

Theo thống kê được biết, đến chiều 28/10, một số khu vực ở Quảng Bình vẫn đang còn đổ mưa lớn, mưa không ngớt. Nếu trời tiếp tục mưa lớn như thế này, các địa phương ở 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh dự báo sẽ hứng trận lũ lịch sử hơn cả tháng 10-2020.

Thống kê sơ bộ, đến 15 giờ hôm nay đã có hơn 20.000 ngôi nhà người dân ở 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh – đang bị ngập sâu trong biển nước, làm tê liệt nhiều khu vực và nhấn chìm hàng loạt ngôi làng.

Tại huyện Lệ Thủy có hơn 12.000 ngôi nhà người dân bị ngập, nhiều làng mạc bị nhấn chìm trong dòng nước lũ. Nặng nhất là các địa phương vùng trũng nằm ven sông Kiến Giang, như: Thị trấn Kiến Giang, An Thủy, Lộc Thủy, Cam Thủy…. hầu như 90% nhà dân còn bị ngập nặng, có nhà bị ngập sâu hơn 1,5m.

Nước lũ từ thượng nguồn đổ về, kết hợp với mưa lớn kéo dài nhiều ngày, khiến mực nước dâng cao chưa từng thấy. Các tuyến đường chính bị chia cắt, nhà cửa ngập trong nước, nhiều hộ dân phải sơ tán hoặc sống trong điều kiện thiếu thốn.

Nhiều địa phương bị ngập rất sâu, chính quyền các xã đang khuyến cáo người dân hạn chế đi lại bằng ghe thuyền để tránh nguy hiểm, trường hợp quá cần thiết như phải đưa người đi sinh đẻ, chữa bệnh thì phải trang bị áo phao, sử dụng ghe lớn để đảm bảo an toàn.

Tiếp đến, báo Dân Trí cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Người thân mất giữa lũ lụt, gia đình phải kê cao quan tài chờ nước rút

Nội dung được báo đưa như sau:

Bà V.T.H., ở thôn Lộc Thượng, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy lâm bệnh đã lâu, chiều 26/10, bà qua đời. Gia đình đã lên kế hoạch tổ chức lễ tang và an táng vào sáng 28/10.

Tuy nhiên, tại huyện Lệ Thủy những ngày qua có mưa lớn, kéo dài do ảnh hưởng của cơn bão số 6, gây ngập lụt, chia cắt trên diện rộng, gia đình bà H. đành phải hoãn việc tổ chức an táng cho người quá cố.
Những câu chuyện đau thương trong lũ được nhiều trang mạng xã hội tại Quảng Bình chia sẻ (Ảnh: Nhật Anh).

Căn nhà của gia đình bà H. là nhà cấp 4, bị ngập sâu nên người thân đã đưa quan tài của bà đến nhà người con trai ở vị trí cao hơn, chờ nước rút sẽ tổ chức di quan, an táng theo phong tục địa phương.

Không chỉ bà H. tại huyện Lệ Thủy còn có trường hợp ông H.V.P., trú thị trấn Kiến Giang và bà cụ tên H., trú thôn Tuy Lộc, xã Lộc Thủy cũng qua đời.

Ông P. và bà cụ H. không may qua đời vào ngày 28/10, tuy nhiên do tình hình mưa lũ tại huyện Lệ Thủy phức tạp, nước ngập lụt tứ phía nên các gia đình phải tạm hoãn việc tổ chức hậu sự.

Lãnh đạo xã Lộc Thủy cho biết, sau khi nắm bắt thông tin bà cụ không may qua đời giữa lúc lũ lụt, chính quyền địa phương đã cử cán bộ đến thăm hỏi, chia buồn, hỗ trợ thân nhân kê cao quan tài, lo hương khói chu đáo cho người quá cố. Khi nước lũ rút, gia đình sẽ tổ chức hậu sự và an táng người quá cố.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tại vùng “rốn lũ” huyện Lệ Thủy, tối 28/10, thời tiết tiếp tục có mưa, nước dâng chậm. Tại nhiều khu vực, mực nước lũ chỉ còn cách mực nước trận lũ lịch sử năm 2020 khoảng 0,5-0,8m.
Chiều tối 28/10, mực nước lũ tại huyện Lệ Thủy vẫn tiếp tục dâng cao (Ảnh: Tiến Thành).

“Hiện nay nhà tôi nước đã lên cao hơn 1m, chỉ còn cách vạch nước lũ năm 2020 khoảng 50cm. Hy vọng trời ngớt mưa, để nước rút dần. Người dân chúng tôi lại thêm một đêm thức trắng để canh lũ”, anh Ngô Mậu Tình, trú tại xã An Thủy chia sẻ.

Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, tính đến 17h ngày 28/10, địa phương này có gần 30.000 nhà dân bị ngập lụt; 58 thôn, bản bị chia cắt; các tuyến đường giao thông bị ngập tại 84 điểm; sạt lở 13 điểm; 3 tàu cá bị chìm; sạt lở 1,5km kè biển…
Nhiều làng mạc tại huyện Lệ Thủy ngập trong nước lũ (Ảnh: Tiến Thành).

Tại Quảng Bình đã có 1 người tử vong, 1 người mất tích do nước cuốn trôi. Nước lũ dâng cao, gây ngập nhiều làng mạc khiến đời sống bà con gặp nhiều khó khăn.

Nhằm ứng phó với diễn biến của mưa lũ, các địa phương tại Quảng Bình đã di dời 1.205 hộ/3.522 nhân khẩu ở các địa phương, như: Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Ninh, Tuyên Hóa và thành phố Đồng Hới. Các địa phương cũng sẵn sàng nhân lực, vật lực, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.