Tôi có hai đứa con trai 9 tuổi và 5 tuổi. Chúng tôi sống cùng bố mẹ chồng trong nhà của ông bà. Bố mẹ chồng tôi khó tính, nhà cửa chật chội, nhưng ngay từ đầu khi mới cưới, chồng đã “chốt” hạ là không thể ra riêng vì anh là con trai độc nhất, bố mẹ coi trọng tình cảm và sự quây quần của con cháu. Thế rồi sự nuông chiều khiến ông bà dạy hư cháu và dùng quyền bề trên để áp chế khi tôi muốn uốn nắn con. Khi tôi quyết ra riêng thì bi kịch ập đến… .

Ông bà dạy hư cháu và dùng quyền bề trên để áp chế khi tôi muốn uốn nắn con, khiến tôi quyết ra riêng để dạy lại bọn trẻ, ngặt nỗi con trai lớn không chịu đi theo.

Tôi có hai đứa con trai 9 tuổi và 5 tuổi. Chúng tôi sống cùng bố mẹ chồng trong nhà của ông bà. Bố mẹ chồng tôi khó tính, nhà cửa chật chội, nhưng ngay từ đầu khi mới cưới, chồng đã “chốt” hạ là không thể ra riêng vì anh là con trai độc nhất, bố mẹ coi trọng tình cảm và sự quây quần của con cháu. Mặt khác, tài chính của chúng tôi không xông xênh, thu nhập vừa phải, đặt mục tiêu mua nhà ở riêng chính là tự chất gánh nặng lên lưng mình. Tôi đã an phận sẽ cố gắng thích nghi với cuộc sống chung đến hết đời nếu như tình hình của các con không đến mức báo động.

Tôi là mẹ hai đứa trẻ nhưng gần như không có quyền dạy con, chỉ vì ở trong nhà, ông bà nội là lớn nhất nên có quyền cao nhất, cãi lời là hư, là hỗn. Điều đáng nói là quan điểm giáo dục trẻ em của bố mẹ chồng trái ngược với chúng tôi, vì thế cách của vợ chồng tôi luôn bị phủ nhận. Thêm một thực tế nữa là ông bà có điều kiện thời gian ở bên cháu nhiều hơn nên ảnh hưởng rất lớn.

Tôi nhận ra các con mình có dấu hiệu hư khi yêu cầu đứa lớn học bài, nhưng nó cứ lờ đi không trả lời, khi tôi mắng thì người lên tiếng không phải thằng bé mà là bố chồng. Ông gắt: “Học gì học lắm thế. Để cho nó chơi”. Lúc đó, tôi thấy con mình liếc nhìn mẹ với nụ cười khoái chí. Cháu chỉ đơn giản nghĩ là mình nhờ ông bà bênh mà thoát được việc học, còn tôi thì lo sợ thấy ở con trai đã manh nha ý nghĩ coi thường mẹ, không nghe lời.
Mỗi lần con hư, tôi muốn uốn nắn là ông bà nội lại bênh. (Ảnh minh họa: AI)

Mỗi lần con hư, tôi muốn uốn nắn là ông bà nội lại bênh. (Ảnh minh họa: AI)

Tôi muốn dạy cho con mình biết chia sẻ, nhường nhịn khi chơi cùng các bạn trong cùng khu dân cư, nhưng ông bà nội lại khuyến khích cháu giành giật và giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Con tôi cao lớn, khỏe mạnh hơn các bạn, tính tình cũng bạo dạn, tôi không sợ cháu bị bắt nạt mà chỉ sợ cháu làm đau trẻ con nhà khác. Thế nhưng hễ bọn trẻ xích mích, cãi cọ nhau vì đồ chơi hay lượt chơi, ông bà chẳng những không ngăn mà như ngầm cổ vũ khi con tôi vung tay vung chân với bạn, bảo rằng “phải để bọn trẻ biết tự bảo vệ mình”.

Đã mấy lần tôi phải sang hàng xóm xin lỗi vì đứa lớn làm đau con nhà người ta, mẹ chồng thì can ngăn bảo “việc gì phải làm thế, trẻ con chơi với nhau đánh nhau là thường, cả hai bên cùng gây chứ có phải mỗi con mình đâu”. Bà còn xoa đầu cháu tự hào nói “thằng bé này sau lớn lên không bị ai bắt nạt”. Bọn trẻ trong khu ngại chơi với con tôi, có lần khi đi mua rau tôi vô tình nghe hai người phụ nữ nói không muốn con họ tiếp xúc nhiều với thằng bé vì nó hỗn và hay cậy mạnh.

Những chuyện tế nhị, tiêu cực của thế giới người lớn, tôi muốn con chậm biết càng lâu càng tốt, nhưng dù góp ý thế nào, ông bà nội vẫn cứ để cho cháu tiếp xúc với loại thông tin này. Dịp 20/11 năm ngoái, tôi chuẩn bị một món quà, bảo con trai lớn mang đến lớp tặng cô, cháu nói một câu mà tôi sững người: “Quà làm gì ạ? Bây giờ cái gì cũng tiền bỏ phong bì là xong”. Đây chính xác là câu của ông nội, đã nói rất nhiều lần trước mặt bọn trẻ.

Đến đứa con thứ hai cũng vậy, tôi phát nản vì tình trạng bố mẹ muốn xuôi thì ông bà bắt phải ngược. Khi thấy thằng bé 5 tuổi mắng bác giúp việc theo giờ mà tôi thuê đến dọn nhà với giọng hống hách, khinh thường thì tôi hoảng thực sự. Tôi biết ở tuổi này, con hoàn toàn hồn nhiên, cháu chỉ lặp lại cách cư xử, nói năng của người lớn, nhưng nếu không kịp uốn nắn, đến lúc tất cả thành tính cách, quan điểm sống thì sẽ khó sửa chữa.

Tôi yêu cầu con trai xin lỗi bác giúp việc, nó nhất định không chịu, vùng vằng rồi khóc rất to, còn bà nội ôm lấy cháu rồi gạt đi bảo “trẻ con biết gì”. Tôi không nhịn được, hai bên cãi nhau. Hôm đó tôi quyết định cứng rắn, nói với bố mẹ chồng chuyện dạy trẻ, đồng thời thẳng thừng đề nghị ông bà không can thiệp, đặc biệt không được phủ nhận cách của bố mẹ ngay trước mặt trẻ. Chồng cũng ủng hộ tôi, nhưng chẳng ăn thua vì ông bà lại làm um lên mắng chúng tôi vô ơn, hỗn láo. Đỉnh điểm là bố chồng tuyên bố đuổi chúng tôi ra khỏi nhà.

Có thể là hình ảnh về 5 người, mọi người đang học và văn bản

Vốn đã nung nấu ý nghĩ chuyển đi từ vài năm nay nên lúc đó tôi chớp luôn cơ hội xin phép ra riêng. Bố mẹ chồng bảo “chúng mày đi cho khuất mắt”, nhưng sau đó thấy tôi định làm thật thì tìm mọi cách gây sức ép để ngăn cản. Nhưng tôi đã quyết, tôi phải chuyển nhà để giành lại quyền dạy dỗ các con mình. Tôi bảo với chồng, nếu anh không đi thì tôi cũng vẫn đi.

Hiện tại tôi đã thuê được nhà gần nhà bố mẹ chồng, cũng gần trường các con học, đang sửa sang lại chút xíu và mua sắm đồ đạc để chuyển. Nhưng hóa ra mọi chuyện không đơn giản như tôi nghĩ. Không biết ông bà nhỏ to thế nào mà hai đứa con tôi chỉ muốn ở lại chứ không muốn đi. Đứa út thì tôi dỗ được, nhưng đứa lớn thì thực sự bướng bỉnh. Nó biết ở với mẹ sẽ phải vào khuôn phép, ở với ông bà thì được dung túng, thoải mái hơn. Con cũng khá lớn rồi, nó không đi thì tôi thực sự có ép uổng, mà nếu con ở nhà với ông bà thì chuyện chuyển nhà của tôi trở nên vô nghĩa.

Mong mọi người cho lời khuyên, tôi nên có đối sách thế nào đây?