Bạn không nên cho những đứa trẻ một trái tim để rồi mỗi ngày lên mạng kể ơn kể nghĩa, kêu réo như món nợ đời. Chúng sẽ sống với những trái tim rất buồn bã.
Tri ân bất cầu báo. Làm một việc nhân đức không phải là thứ thành tựu to lớn để bạn dùng nó hạch sách, phán xét người khác. Càng không phải là thứ để bạn nghĩ rằng mình là mẫu nghi thiên hạ, buông ra những lời cay nghiệt với bất kỳ ai.
Công đức chỉ là cái vỏ mỏng bên ngoài, nó chỉ là cái duyên để bạn gieo nhân lành cho mình. Bạn vẫn phải chịu nhân quả lớn nếu gieo ác nghiệp, cụ thể nhất là khẩu nghiệp.
Fan của bà Hằng vẫn thường hỏi “mày làm được gì cho xã hội”, một câu hỏi vô duyên và ít chất xám.
Một người có hàng chục nghìn tỷ cho đi vài trăm tỷ, một người chỉ có hàng chục triệu dám cho đi vài triệu, về biên độ là giống nhau.
Có người chọn lặng thầm, có người thích kể lể cũng là bình thường. Nhưng khi dùng số tiền để sinh tâm ngạo mạn thì công đức cũng đã đổ sông đổ bể.
Vì những đứa trẻ đó là duyên, nên không có bà Hằng thì sẽ có những người khác chăm lo cho chúng. Có cả một cộng đồng thiện tâm và lịch thiệp văn minh sẽ chung tay giúp chúng những trái tim sạch sẽ tinh tươm thay vì trái tim tẩm độc cay nghiệt.
Chính tư duy tiền bạc của fan cuồng bà Hằng góp phần làm cho bà ấy hư đốn. Bà ấy trở thành một người nghèo đến mức không có gì ngoài tiền, và xấu đến mức không có gì đẹp ngoài kim cương.
Chỉ có người không hiểu nhân quả mới dùng công đức làm thành trì. Như lâu đài bằng cát nguy nga không nền móng, to mấy rồi cũng sẽ đổ mà thôi!
Có một điểm chung giữa thầy Minh Tuệ và chị Hằng, là họ giúp chúng ta thấy hạnh phúc vì có quá nhiều thứ so với họ.
Với thầy Minh Tuệ, ta hạnh phúc vì có nhiều hơn ông ấy vật chất, sự an nhàn, sung sướng.
Với chị Hai, cho dù giàu nghèo hạnh phúc hay khổ đau, dù sao đi nữa chúng ta vẫn luôn có nhiều hơn chị ấy hai chữ “con người”
CEO Nguyễn Phương Hằng bị chỉ trích bằng nhạc chế
Những ngày qua, phát ngôn của CEO Nguyễn Phương Hằng liên quan đến cư sĩ Minh Tuệ đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người tỏ ra bất ngờ và khó hiểu khi CEO Nguyễn Phương Hằng tuyên bố “đòi quất sư Minh Tuệ không trượt phát nào” trong khi vị cư sĩ này chưa hề gặp gỡ cũng chưa hề có bất kỳ phát ngôn nào đụng chạm đến bà Nguyễn Phương Hằng. Nhiều người tỏ ra phẫn nộ vì cho rằng CEO Nguyễn Phương Hằng đang vượt quá giới hạn của “tự do ngôn luận”, có những phát ngôn mất kiểm soát đến cư sĩ Minh Tuệ.
Đặc biệt, trên mạng xã hội đã lan truyền nhiều bài nhạc chế hoặc nhạc tự sáng tác mang tính kể tội, chỉ trích, lên án… CEO Nguyễn Phương Hằng vì những phát ngôn liên quan đến cư sĩ Minh Tuệ. Trong đó, có bài nhạc chế đặt tựa “Thầy tôi tội gì?” dựa trên nền nhạc của bài “Đứa con tội lỗi” do một tử tù ở Nghệ An sáng tác năm 1995.
Bài nhạc chế có những lời như: “Cô ra tù được bốn năm hôm, địa nồi cơm sư Thích Minh Tuệ. Cô không nhìn mình sai hoặc đúng, cứ sồn sồn nói lời lộng ngôn. Tuy cô giàu nhưng rất hơn thua, dù là luôn làm phước đi chùa. Sư Minh Tuệ ngài tu thư thái, chưa bao giờ biết hờn một ai… Đại Nam vắng tanh, kể từ khi nhắc đến sư thầy, mới ra tù làm sao cô hiểu, sư Minh Tuệ đâu phải phàm nhân“.
Bài nhạc chế này ngay sau khi tung lên mạng đã được lan truyền chóng mặt. Thậm chí, còn có cả bản karaoke để mọi người có thể hát.
Ngoài ra, còn có một bài được đặt tựa đề “Than trách” do Nguyễn An Nhiên viết nhạc, Đông Hải viết lời, Thảo My thể hiện. Bài hát này có những đoạn: “Đụng tới thầy tôi bị quay xe, liền chứng tỏ mình hay phán xét làm chi. Nói chuyện người ta tôi không chen vào nhưng chạm tới thầy làm sao tôi ngó lơ. Đâu phải người quen, không phải người nhà thì hà cớ chi mà nói người ta. Đâu phải ỷ mình oai mà ép người tài, thầy muốn yên bình tu tập thế thôi…“.
Trao đổi với Dân Việt về câu chuyện này, Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên – nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL cho rằng, không phủ nhận thời gian qua CEO Nguyễn Phương Hằng cùng chồng và công ty làm được nhiều việc tốt, giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bà Nguyễn Phương Hằng muốn nói gì thì nói, đụng chạm đến ai thì đụng chạm.
“Tôi có cảm giác như bà Nguyễn Phương Hằng thích gây sự chú ý của mọi người, muốn nổi tiếng, muốn là ngôi sao. Bà Nguyễn Phương Hằng làm được nhiều việc tốt nhưng cũng luôn đi kèm với ồn ào. Nhiều người cũng làm việc tốt nhưng người ta âm thầm, lặng lẽ… và tôi thích tuýp người thứ 2 hơn.
Cần phải có sự cảnh tỉnh để bà Nguyễn Phương Hằng biết mình là ai và cũng phải có điểm dừng. Không thể vì làm được việc tốt là có quyền động chạm đến bất cứ ai, làm bất cứ việc gì”.
Theo Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên, CEO Nguyễn Phương Hằng nên biết tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tự do, tín ngưỡng… của người khác. Nếu phát hiện ai đó sai phạm thì báo cáo lên cơ quan chức năng (nếu có bằng chứng) để họ xử lý theo quy định của pháp luật. Không nên tự tạo ra một diễn đàn để thỏa mãn sự hiếu kỳ của một số người (có thể hết người này sẽ đến người khác, hết chuyện này đến chuyện khác…), chưa kể là cách nói rất cảm tính.
CEO Nguyễn Phương Hằng tuyên bố sẽ rút lui, không tạo thêm thị phi
Chiều qua (20/10), CEO Nguyễn Phương Hằng đã có buổi nói chuyện tại Khu du lịch Đại Nam với chủ đề “Thông cảm hay vô cảm”. Trước đó, CEO Nguyễn Phương Hằng khẳng định chắc nịch rằng, trong talkshow này, bà sẽ “quất sư Minh Tuệ không trượt phát nào”. Chính điều này khiến cho rất nhiều người hồi hộp chờ đợi để xem CEO Nguyễn Phương Hằng nói gì về sư Minh Tuệ nói riêng và một số người bà đã đề cập trước đó nói chung.
Tuy nhiên, trong talkshow này, bà Nguyễn Phương Hằng lại không “quất sư Minh Tuệ” như đã nói trước đó mà “đánh lái” sang một câu chuyện nhạy cảm khác. Tại buổi trò chuyện này, CEO Nguyễn Phương Hằng cũng thừa nhận quá khổ đau vì những chuyện trên mạng xã hội.
“Bây giờ, tôi chỉ nghe ngóng chuyện xã hội để biết tình hình xã hội thôi, chứ để đi sâu vào bàn luận… tôi không còn cảm xúc nữa. Tôi quá khổ đau vì những chuyện trên mạng xã hội rồi. Tôi đi xa… xa quá!”, CEO Nguyễn Phương Hằng nói.
CEO Nguyễn Phương Hằng cũng tâm sự rằng, bà sẽ vẫn xuất hiện thường xuyên ở Khu du lịch Đại Nam để giao lưu, chụp ảnh với mọi người. Nhưng không can thiệp vào những câu chuyện trên mạng xã hội nữa vì “như thế thì cô sỉ nhục cô quá!”.
“Con gái của tôi nói với tôi một điều mà tôi cảm thấy xấu hổ với con. Con nói rằng: “Mẹ ơi! Con van xin mẹ. Hai năm rưỡi qua mẹ đi tù, ba khổ vì mẹ quá nhiều rồi. Có những lúc ba rất cô đơn, ba rất buồn… con không dám nhìn ba. Mẹ hãy chăm sóc ba đi, chăm sóc mẹ đi, chăm sóc tụi con đi. Con thấy người ta chửi mẹ mà không biết làm gì để bảo vệ mẹ. Con thương mẹ, mẹ đã đau khổ quá nhiều. Con xin mẹ! Mẹ hãy thương ba đi, thương mẹ đi”.
Những lời nói của con khiến tôi thật sự thấy mình có lỗi. Thời gian qua, tôi có lỗi với chồng, với con tôi… đó là sự thật. Có lỗi rất là nhiều. Ngược lại, tôi cũng đã làm cho mọi người biết được nhiều cái xấu. Nhưng xã hội mà… tôi đã làm hết sức có thể. Tôi sẽ rút lui trong danh dự, rút lui trong sự yêu mến của mọi người. Tôi có tuổi rồi, tôi không bon chen làm gì nữa”, CEO Nguyễn Phương Hằng trải lòng thêm.
Trước đó: Nhạc chế về cư sĩ Minh Tuệ đều đang vi phạm nghiêm trọng Luật Sở hữu trí tuệ
Trên mạng xã hội hiện đang xuất hiện hàng loạt bài nhạc chế về cư sĩ Minh Tuệ. Những bài nhạc chế này vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả âm nhạc.
Nhạc chế về “sư Minh Tuệ” tràn ngập cõi mạng
Những ngày qua, sau một thời gian dài yên ắng, từ khóa “Thích Minh Tuệ” hay “sư Minh Tuệ” lại tiếp tục gây sốt trên nhiều diễn đàn. Đặc biệt, sau những phát ngôn của CEO Nguyễn Phương Hằng thì nhiều YouTube lại đổ về nơi cư sĩ Minh Tuệ đang ẩn tu để theo dõi từng động thái và phản ứng của ông. Kèm theo đó, trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến cũng xuất hiện hàng loạt bài nhạc chế về cư sĩ Minh Tuệ.
Chỉ cần vào trang YouTube tìm kiếm từ khóa “nhạc chế sư Minh Tuệ” là sẽ ra hàng nghìn kết quả. Trong đó, có nhiều bài nhạc chế nhận được lượng nghe và chia sẻ rất cao như: “Thương lắm thầy tôi” (chế lại bài Người đến từ Triều Châu), “Hát về sư Minh Tuệ” (chế bài “Đức con tội lỗi”), “Thầy bây giờ” (chế bài “Mùa xuân này anh sẽ cưới em”), “Hát về sư Minh Tuệ” (chế bài “Giọng ca dĩ vãng”), “Đừng ghét thầy tôi” (chế bài “Con út”), “Sư Minh Tuệ là Phật sống của đời con” (chế bài “Đứa con tội lỗi”)…
Đặc điểm chung của những bài nhạc chế này là viết lại phần lời dựa trên các bản nhạc có sẵn giai điệu. Nội dung phần lời mang nặng tính tự sự, đa phần hướng đến ngợi ca, tán thán hạnh nguyện và lối tu khổ hạnh của cư sĩ Minh Tuệ. Nhiều bài nhạc chế thậm chí còn tôn cư sĩ Minh Tuệ như một vị “Phật sống” và nguyện nối gót đường tu của ông. Và mặc dù nhiều bài nhạc chế có lời lẽ khá rời rạc, lủng củng, khô cứng… đôi chỗ hơi “hồn nhiên chủ nghĩa” nhưng nhiều người nghe vẫn để lại bình luận bày tỏ sự xúc động.
Ngoài những bài nhạc chế trôi nổi, còn có nhiều bài nhạc tự sáng tác, được đầu tư quay video khá đẹp mắt. Trong đó, bài tân cổ giao duyên “Hương sen ngược gió” của nghệ sĩ Châu Thanh và Ngọc Huyền Châu đã đạt được 1,2 triệu lượt nghe sau gần 3 tháng phát hành online. Hay bài tân cổ giao duyên “Cốc nhỏ quê nghèo” của nghệ sĩ Châu Thanh và Châu Ngọc Tiên cũng đạt 3,2 triệu lượt nghe sau 3 tháng ra mắt. Có kênh YouTube còn lập hẳn một danh mục “Tuyển tập những bài hát về sư Thích Minh Tuệ”.
Trao đổi với Dân Việt, nhạc sĩ Giáng Son cũng bày tỏ, việc chế lời bài hát hiện nay diễn ra khá phổ biến. Việc này cũng góp phần giúp bài hát gốc nổi tiếng hơn, nhưng với những phần chế lời phản cảm thì lại làm hại cho bài hát. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về bản quyền thì việc chế lời là hành vi vi phạm bản quyền.
“Nếu thật sự tôn kính cư sĩ Minh Tuệ thì chúng ta nên sáng tác một bài hát riêng để bài hát được tồn tại lâu dài, đúng pháp luật. Khi Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) ngày càng cao, các vi phạm sẽ bị xử lý ngay lập tức và sẽ bị mất hết những bài hát chế như thế này”, nhạc sĩ Giáng Son nhấn mạnh.
Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ quyền tác giả
Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang chia sẻ với Dân Việt rằng: “Việc chế lời bài hát mà không có sự cho phép của tác giả hoặc người được ủy quyền pháp lý cho tác giả thì được xem là hành vi xâm phạm Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT). Ở góc nhìn dư luận xã hội thì hành vi chế, ghép nhạc về ai đó còn để lại hệ lụy xấu cho xã hội, tạo tiền lệ tiêu cực về sau.
Những bản nhạc chế đó chưa chắc cư sĩ Minh Tuệ đã nghe được, mà nếu có nghe được thì những lời xướng tụng trong nhạc chế ít nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và quá trình tu tập của ông.
Chúng ta đang sống và làm việc ở Việt Nam – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì thượng tôn pháp luật vẫn là hàng đầu. Việc ngưỡng mộ hay ủng hộ con đường tu tập của cư sĩ Minh Tuệ hãy nên dừng lại ở sự giác ngộ.
Giác ngộ về thái độ tu tập nghiêm cẩn của cư sĩ, giác ngộ về chính thói hư tật xấu trong mình, để tự sửa tự răn bản thân sống tốt đời đẹp đạo. Từ đó góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn tích cực cho xã hội. Ý nghĩa cao cả của Phật giáo chính là sự giác ngộ để cho xã hội trở nên đại đồng, người với người yêu thương, tôn kính nhau”.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang, nếu mọi người thực sự yêu quý, ngưỡng mộ, ủng hộ con đường tu tập của cư sĩ Minh Tuệ thì nên để ông yên tĩnh, tránh xa những xáo trộn, ồn ào của bụi trần.
“Ngưỡng mộ ai đó trước hết là để cho họ an yên. Với cư sĩ Minh Tuệ, sự ngưỡng mộ của chúng ta dành cho ông còn là ở thái độ tự răn mình, sửa tham sân si trong chính con người mình nếu như thực sự yêu kính ông”, ông Ngô Hương Giang bày tỏ.
Chia sẻ với Dân Việt, Luật sư Phan Vũ Tuấn – Phan Vũ Tuấn – Luật sư Phan Tuấn Vũ – Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM, Trưởng Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam cho biết, theo Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), hành vi “chế” lời bài hát được xem là hành vi xâm phạm quyền tài sản, quyền nhân thân của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 28 Luật SHTT.
“Bài hát là một trong những tài sản trí tuệ của tác giả. Tác giả đã bỏ rất nhiều công sức, tâm huyết và trí tuệ của mình để nghiên cứu, sáng tác ra một tác phẩm âm nhạc. Vì vậy mà tác phẩm đó được Nhà nước cho phép đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
Quyền tác giả được bảo hộ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Việc chế lời bài hát dựa trên tác phẩm âm nhạc đã được công bố chính là sử dụng quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả”, Luật sư Phan Tuấn Vũ nhấn mạnh.
Theo Luật sư Phan Tuấn Vũ, Khoản 4 Điều 19 Luật SHTT quy định một trong những quyền nhân thân của tác giả là “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Như vậy, hành vi “chế” lời bài hát có thể được xem xét là hành vi xuyên tạc hoặc sửa đổi cắt xén tác phẩm – xâm phạm tới quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Do đó, người thực hiện hành vi xuyên tạc tác phẩm hoặc sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được xác định là hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, hành vi “chế” lời bài hát cũng có thể bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Theo quy định tại Điều 20 Luật SHTT thì quyền làm tác phẩm phái sinh do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Việc “chế”/viết lại lời bài hát mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì được xác định là hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.