Cậu bé 13t qua đời, mở cặp sách của con bố mẹ khóc nghẹn khi thấy một tập tranh vẽ u ám

400

Đây là bài học cho các bậc cha mẹ cần để ý con hơn và đây là một sự việc đau lòng nhưng hoàn toàn có thật, nó đã xảy ra trong gia đình của một nhà kinh tế học nổi tiếng tên là Tống Thanh Huy (ở Trung Quốc). Sự việc sau đó đã được bàn luận rất nhiều trên mạng xã hội với các luồng ý kiến khác nhau nhưng tất cả đều chung 1 nỗi niềm thương tiếc vì cậu bé 13 tuổi đã mãi mãi không còn ở trên đời này nữa!

Thông tin sự việc đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Chuyện xảy ra trong gia đình của nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc, Tống Thanh Huy vào ngày 23/11/2021, có lẽ đối với vợ chồng ông đó là ngày tăm tốt nhất trong cuộc đời khi cậu con trai Tống Hạo Nhiên đã đột ngột ra đi.

Vậy, điều gì đã khiến một đứa trẻ mới học lớp 7 tuyệt vọng đến mức lựa chọn cách rời xa thế giới này? Và tại sao thằng bé lại chọn cách đối mặt với nỗi tuyệt vọng một mình mà không nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ?

Bi kịch bắt đầu vào một buổi sáng định mệnh, con trai nhà kinh tế học Tống Thanh Huy thức dậy, ăn sáng và đi đến trường. Bình thường sẽ có mẹ đồng hành cùng cậu, tuy nhiên hôm đó vì mẹ bận nên cậu bé đã tự đến trường một mình. Tuy nhiên, người mẹ bất ngờ phát hiện định vị trên đồng hồ điện thoại của con trai vẫn ở trong khu nhà trong khoảng thời gian dài, mà không có dấu hiệu dịch chuyển.

Sau đó, cô đã gọi điện cho chồng và được biết con trai đã rời nhà đến trường. Linh cảm có chuyện chẳng lành, người mẹ đã bảo chồng đi tìm con trai. Thế nhưng, mọi chuyện đã muộn, và ông Tống Thanh Duy đau đớn phát hiện con trai đã từ tầng 17 xuống ban công tầng 2, đứa trẻ đã ra đi mãi mãi.

Sự ra đi của con trai Tống Hạo Nhiên là một cú sốc quá lớn đối với gia đình, với vợ chồng ông. Nhà kinh tế học Tống Thanh Huy cho biết, thời điểm ông cùng vợ kiểm tra cặp sách con trai, cả hai đã hoàn toàn suy sụp khi trông thấy một xấp giấy với rất nhiều bức tranh mà con trai đã vẽ.

hình ảnh

Những bức tranh nhiều màu tối và xuất hiện những ý nghĩ không mấy tích cực của một cậu bé mới 13 tuổi, ảnh: DSD

Ông nghẹn ngào chia sẻ, con trai từ bé đã đam mê hội hoạ, được nhiều người gọi là hoạ sĩ nhí. Tuy thành tích học tập ở trường không cao, chỉ ở mức trung bình nhưng đứa trẻ lại có năng khiếu ở bộ môn nghệ thuật này. Con trai từng tâm sự với ông rằng sau này muốn trở thành một hoạ sĩ.

Nói thêm về những biểu hiện mà vợ chồng nhà kinh tế học Tống Thanh Huy nhận thấy điều khác lạ ở con trước khi bi kịch xảy ra, ông cho biết kể từ khi bước vào cấp 2, khoảng thời gian đầu con dường như đã đánh mất niềm đam mê vẽ tranh và rất hay buồn bã. Thằng bé thường thức khuya dậy sớm để học bài, và làm bài tập về nhà, các bài kiểm tra, kết quả kiểm tra hàng tuần ở trường ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của con.

Lần gần nhất là hình ảnh con trai trở về nhà sau kỳ kiểm tra, trạng thái của đứa trẻ hoàn toàn rất tệ, thậm chí con trai của Tống Thanh Duy còn bị giáo viên phê bình trong nhóm chat của lớp vì chưa hoàn thành bài tập.

Có lẽ vì lý do này mà đứa trẻ đã hình thành cảm xúc tự ti, mặc dù người mẹ đã an ủi và động viên nhưng có lẽ áp lực, sức chịu đựng của con trai Tống Thanh Duy đã đến đỉnh điểm và ông cho rằng đó có thể là lý do khiến con trai lựa chọn giải thoát cho chính mình.

Sự việc xảy ra của gia đình nhà kinh tế học nổi tiếng Tống Thanh Huy sau đó đã khiến dư luận dấy lên nhiều tranh cãi. Nhiều người bày tỏ sự thương tiếc trước nỗi mất mát quá lớn của vợ chồng ông, thế nhưng cũng có không ít phụ huynh đưa ra những lời trách dành cho chính người làm bố làm mẹ.

Họ cho rằng, một đứa trẻ có thể đi đến bước đường cùng như thế này thì chắc chắn vấn đề tâm thần đã đến mức rất nghiêm trọng. Vậy bố mẹ có thực sự quan tâm đến sức khỏe tinh thần của con mình, nếu có thì bi kịch chắc chắn đã không xảy ra.

Song phải thừa nhận một sự thật là thực tế có nhiều bậc cha mẹ luôn có thói quen phủ nhận những cảm xúc của con, tự mặc định “Đứa trẻ còn nhỏ thì biết gì?”, “Đứa trẻ có thể gặp phải những rắc rối gì khi mới vài ba tuổi đầu cơ chứ?”. Chính vì bố mẹ phớt lờ những cảm xúc tiêu cực và những thay đổi tâm lý của con, nên họ mới đánh mất cơ hội tốt nhất để hướng dẫn đứa trẻ.

Câu chuyện bi thương này giống như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng tâm lý ở thanh thiếu niên là một hiện tượng phổ biến và không còn là trường hợp xem nhẹ rồi chủ quan, hay chỉ thỉnh thoảng mới quan tâm đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên. Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến những thay đổi tâm lý của con trong cuộc sống hàng ngày và giao tiếp tốt với con, nếu nhận thấy đứa trẻ có những cảm xúc tiêu cực thì nên hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời.

Bất kể khi nào cha mẹ phát hiện vấn đề tâm lý của con đã trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của đứa trẻ, xin đừng liều lĩnh hoặc giấu giếm bệnh tật mà phải đưa con đến bệnh viện, cơ sở tâm lý chuyên nghiệp để được tư vấn và có lộ trình điều trị phù hợp, đúng đắn để hạn chế và ngăn ngừa tối đa những bi kịch có thể xảy ra.