Buồn lắm giá vàng hôm nay 11/11: Nhà đầu tư khóc ròng, người mua khóc th/é/t

5326

Giá vàng trong nước sáng 11/11 điều chỉnh khoảng 100-300 nghìn đồng/lượng so với cuối tuần trước.

Sáng 11/11, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 82,0-85,5 triệu đồng/lượng, giữ nguyên chiều mua và giảm 300 nghìn đồng/lượng chiều bán so với cuối tuần trước.

Giá vàng nhẫn biến động nhẹ, điều chỉnh khoảng 100-300 nghìn đồng/lượng so với cuối tuần trước. Cụ thể, Công ty SJC giao dịch vàng nhẫn trơn với giá 82,0-84,5 triệu đồng/lượng, không thay đổi chiều mua và giảm 300 nghìn đồng/lượng chiều bán. Tập đoàn DOJI niêm yết loại vàng này ở mức 83,35-85,15 triệu đồng/lượng, tăng 100 nghìn đồng/lượng chiều bán ra.

Trong khi đó, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) áp dụng 82,0-85,0 triệu đồng/lượng. Bảo Tín Minh Châu tăng 100 nghìn đồng/lượng chiều mua vào, giữ nguyên gia bán, hiện niêm yết 83,42-85,12 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay hiện ở mức 2.673 USD/ounce, tương đương với khoảng 82 triệu đồng/lượng, chưa bao gồm thuế, phí.

Theo khảo sát mới nhất của Kitco News, trong số 14 chuyên gia phân tích tham gia, chỉ có 3 người (21%) dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tuần này, trong khi 9 người (64%) cho rằng giá sẽ giảm, và 2 người (14%) dự báo giá sẽ đi ngang. Đối với các nhà đầu tư bán lẻ, trong số 249 người tham gia khảo sát, 46% kỳ vọng giá vàng sẽ tăng, 36% dự đoán giảm và 18% cho rằng giá sẽ ổn định.

Giá vàng biến động, doanh nghiệp không mua vàng cho dân: Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói gì?

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, hệ thống kinh doanh vàng miếng gồm 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp có khả năng mua – bán vàng miếng. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp không mua vàng từ cá nhân có thể do cân đối dòng tiền hoặc các lý do kinh doanh khác.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đăng đàn trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng vào phiên họp sáng nay (11/11), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó, những nội dung liên quan đến thị trường vàng được nhiều đại biểu quan tâm.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện biện pháp can thiệp thị trường vàng bằng cách bán vàng “bình ổn”. Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ bán và không mua.

“Nếu người dân muốn bán thì bán ở đâu?. Mặt khác, ngân hàng bán vàng chỉ có ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tại sao không bán ở các tỉnh/thành khác?”, ông Hòa đặt vấn đề.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói lý do các doanh nghiệp vàng không mua vàng của người dân - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: Media Quốc hội.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói lý do doanh nghiệp, ngân hàng không mua vàng cho dân

Trả lời vấn đề của đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ: Từ năm 2014 đến năm 2023, NHNN không tăng cung vàng miếng SJC ra thị trường. Tuy nhiên, từ tháng 4/2024 đến nay, trước xu hướng tăng mạnh của giá vàng thế giới, NHNN thực hiện can thiệp thị trường vàng qua đấu thầu và bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung vàng miếng SJC cho thị trường; hạn chế tác động đến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, ngoại hối.

“NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng; Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Với bối cảnh nhu cầu gia tăng, NHNN đã cung vàng. Tuy nhiên, NHNN chưa đặt vấn đề mua lại. Đối với Ngân hàng thương mại Nhà nước, bán vàng “bình ổn” chủ yếu là thực hiện giải pháp tăng cung vàng”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay.

Cũng theo Thống đốc, hệ thống kinh doanh mua – bán vàng miếng hiện nay có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng. Các đơn vị này hoàn toàn có thể mua – bán vàng miếng.

“Câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân, có thể vì một vài lý do như cân đối dòng tiền,…”, Thống đốc nêu rõ.

Đối với việc các ngân hàng thương mại không mua vàng cho dân, để người dân phải bán ở “chợ đen”, Thống đốc thông tin, bản thân các tổ chức tín dụng vừa qua thực hiện theo chỉ đạo, yêu cầu của NHNN để bình ổn thị trường vàng. Mặt khác, vàng không như ngoại tệ do phải kiểm định chất lượng vàng, hàm lượng vàng khi giao dịch mua – bán. Như vậy, khi mua vào, các tổ chức tín dụng cũng phải đầu tư về con người, thiết bị để thiết bị nhằm tránh rủi ro về chất lượng vàng.

Thống đốc cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ cân nhắc và tổng kết Nghị định 24, đề xuất thêm giải pháp để có thể xử lý những vấn đề này.

“22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp đã có chi nhánh mua – bán và địa điểm giao dịch ở nhiều nơi. Cho nên, việc không mua có thể đến từ nguyên nhân biến động mạnh của thị trường vàng”, Thống đốc chia sẻ thêm.

Dẫn ví dụ, bà Hồng cho biết, giá vàng thế giới có thời điểm biến động mạnh trong một ngày. Như vậy, mỗi doanh nghiệp mua – bán cũng phải cân nhắc để đề phòng rủi ro. Đồng thời, NHNN khuyến cáo, đây là mặt hàng biến động khó lường, phức tạp. Nếu để đầu tư mặt hàng vàng, người dân đối mặt nhiều rủi ro khi mua – bán.

Thành lập sàn vàng cần đánh giá tác động kỹ lưỡng

Đề cập đến câu hỏi của ĐBQH Phạm Văn Hòa về việc tại sao lại chỉ bán ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh?. Thống đốc nêu rõ, NHNN chỉ cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh mua – bán vàng miếng, không quy định ở địa điểm nào. Các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng sẽ tự xem xét, đánh giá nhu cầu ở các tỉnh thành và mở các địa điểm mua – bán vàng miếng.

Nhưng qua đánh giá, báo cáo của chi nhánh ngân hàng các tỉnh/ thành phố, NHNN nhận thấy nhu cầu mua – bán vàng miếng tập trung chủ yếu ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Còn các tỉnh thành trên cả nước, hầu như không có hiện tượng khách hàng xếp hàng mua – bán vàng.

Đề cập đến ý kiến của ĐBQH về thành lập sàn vàng, Thống đốc thông tin, ở một số nước trên thế giới có thành lập sàn vàng như Trung Quốc có sàn vàng ở Thượng Hải. Tuy nhiên, cũng có nhiều quốc gia trong khu vực không thành lập sàn vàng.

Theo bà Hồng, mặt tích cực khi thành lập sàn vàng là giao dịch minh bạch, nhu cầu mua – bán của chủ thể (doanh nghiệp, người dân, nhà đầu tư) thuận lợi hơn… “Tuy nhiên, đi kèm với nó đòi hỏi sự đầu tư về cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, Việt Nam không phải là đất nước sản xuất vàng và vàng khi vàng giao dịch giữa các chủ thể trên thị trường phải nhập từ thị trường quốc tế. Như vậy, để thành lập sàn vàng, đòi hỏi NHNN và các bộ/ngành cần có thời gian nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng để tham mưu Chính phủ ở thời điểm phù hợp và phù hợp với bối cảnh Việt Nam”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đánh giá.