Giá vàng chiều 12/11 r:ớt th:ê th::ảm: Dân mua vàng miếng từ ngân hàng, lúc cần tiền ‘bán hoài không mua’, chỉ s::ợ về đ:ầu 5

Mỗi lượng vàng sáng nay giảm thêm 1,3-1,4 triệu đồng về vùng 83-84 triệu, thấp hơn 6% so với mức kỷ lục thiết lập cuối tháng 10.

Sáng 12/11, giá vàng miếng và nhẫn trơn trong nước đồng loạt điều chỉnh theo diễn biến thế giới.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng 80,6 – 84,1 triệu đồng, giảm 1,3 triệu đồng ở cả hai chiều mua bán so với hôm qua.

Vàng nhẫn trơn cũng đi xuống. Nhẫn trơn tại SJC hạ về 80,5 – 83 triệu đồng, giảm 1,4 triệu đồng ở hai chiều. Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI giảm xuống 81,4 – 83,4 triệu. Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng niêm yết 82 – 83,9 triệu một lượng.

Như vậy, so với mức đỉnh thiết lập cuối tháng 10, hiện mỗi lượng vàng giảm 6 triệu đồng, tương đương mức điều chỉnh 6%. Còn so với đầu năm, mỗi lượng nhẫn trơn cao hơn khoảng 32% còn vàng miếng có hiệu suất sinh lời 14%.

Trên thị trường quốc tế, kim loại quý vừa tiếp tục có phiên điều chỉnh mạnh thứ hai chỉ trong vài ngày qua. Mỗi ounce vàng hiện đã giảm hơn 160 USD từ sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ.

Kim loại quý đang chịu sức ép trong ngắn hạn khi đồng đôla Mỹ tiếp tục đi lên và nhà đầu tư đánh giá việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ gây sức ép lên chính sách tài khóa và lãi suất của nước này.

Đồng thời, dòng tiền đổ vào vàng cũng đối diện với sức cạnh tranh cao hơn từ kênh tiền mã hóa, khi Bitcoin liên tục lập kỷ lục. Nhà đầu tư kỳ vọng chính sách dưới thời Trump sẽ tạo ra thời kỳ thuận lợi cho tài sản số này.

Đại biểu Phạm Văn Hòa chất vấn về việc vì sao người dân mua vàng miếng từ ngân hàng nhưng đến khi cần tiền mặt thì ‘bán hoài không mua’.

Báo Thanh Niên ngày 11/11 đưa thông tin với tiêu đề: “Dân mua vàng miếng từ ngân hàng, lúc cần tiền ‘bán hoài không mua'” cùng nội dung như sau: 

Sáng 11.11, Quốc hội thực hiện chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là diễn biến thị trường vàng thời gian vừa qua.

Vì sao chỉ bán vàng ở Hà Nội và TP.HCM?

Đại biểu Lưu Văn Đức (đoàn Đắk Lắk) đề nghị Thống đốc NHNN cho biết thời gian qua đã có những giải pháp nào để bình ổn thị trường vàng.

Cùng mối quan tâm, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, việc Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường được người dân rất ủng hộ. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ bán mà không mua, nếu người dân muốn bán vàng để lấy tiền mặt thì bán ở đâu?

Mặt khác, việc bán vàng chỉ diễn ra ở Hà Nội và TP.HCM, sao không bán khắp cả nước để cho người dân thuận lợi khi có nhu cầu?

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, thị trường vàng tại Việt Nam thời gian qua có nhiều biến động, đây cũng là diễn biến chung của thị trường thế giới.

Đến tháng 6.2024, trước tình hình giá vàng tăng, chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới tăng cao, NHNN đã thực hiện các biện pháp can thiệp cần thiết để ổn định thị trường.

NHNN đã tổ chức 9 phiên đấu thầu vàng. Ban đầu chính sách này được đánh giá là rất hiệu quả. Nhưng sau đó giá vàng quốc tế vẫn rất cao, giá chênh lệch vẫn lớn.

Để thực hiện cân bằng nhanh giá vàng giữa trong nước và quốc tế, NHNN chuyển sang bán trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Nhờ vậy, chênh lệch giá vàng từ 15 – 18 triệu đồng mỗi lượng đến nay chỉ còn 3 – 4 triệu đồng mỗi lượng.

Tuy vậy, Thống đốc đánh giá thị trường vàng thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam lại là quốc gia không sản xuất vàng. Việc can thiệp sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu vàng quốc tế, nên rất khó lường. NHNN sẽ bám sát để đưa ra các chính sách phù hợp.

Riêng việc chỉ bán mà không mua vàng miếng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, trước bối cảnh nhu cầu vàng gia tăng, NHNN chủ yếu thực hiện biện pháp tăng nguồn cung, thông qua việc bán vàng, chứ không mua lại.

Hiện nay, đối với thị trường kinh doanh vàng miếng, có 22 tổ chức tín dụng, 16 doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng. Các đơn vị này vẫn thực hiện mua bán bình thường. Còn việc có đơn vị nào đó không mua vàng của cá nhân thì có thể vì một vài lý do, trong đó có yếu tố cân đối tài chính.

Vẫn theo Thống đốc, NHNN chỉ cấp phép đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng chứ không quy định bắt buộc phải bán ở địa điểm nào. Việc bán ở đâu sẽ do tự các tổ chức tín dụng cân nhắc, quyết định. Tuy nhiên, qua tổng hợp cho thấy nhu cầu mua chủ yếu là ở Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn.

Cần tiền mặt nhưng “bán hoài không mua”

Sau khi Thống đốc NHNN trả lời, đại biểu Phạm Văn Hòa tiếp tục chất vấn rằng, nếu ngân hàng chỉ bán mà không mua vàng miếng sẽ dẫn tới việc mua bán trên “chợ đen”.

Ông Hòa nói, người dân đã mua vàng miếng của ngân hàng rồi, giờ cần tiền bán lại thì ngân hàng phải mua để họ có thể sử dụng tiền phục vụ cho các nhu cầu cá nhân. “Đằng này bán hoài không mua, cũng không biết đến thời điểm nào ngân hàng có khả năng bán hoài hết hay không, trong khi lượng vàng trong dân rất nhiều”, ông Hòa phản ánh.

Trả lời chất vấn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, vàng không như ngoại tệ, muốn mua thì phải kiểm định chất lượng, hàm lượng vàng. Trong khi việc này rất khó khăn, các tổ chức tín dụng sẽ phải đầu tư trang thiết bị, con người để tránh rủi ro. Tới đây, NHNN sẽ cân nhắc đề xuất các giải pháp để có thể xử lý những việc này.

Vẫn theo Thống đốc, hiện nay 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng có chi nhánh mua bán, giao dịch ở nhiều nơi. Việc mua hay không mua vàng có thể do nhiều nguyên nhân, nhất là trong bối cảnh thị trường vàng biến động, giá tăng, giảm theo từng giờ. Mỗi doanh nghiệp bán hay mua vàng từ người dân sẽ phải cân nhắc rất thận trọng để phòng ngừa rủi ro.

Thống đốc khẳng định, NHNN luôn khuyến cáo đây là mặt hàng biến động rất khó lường, phức tạp, việc đầu tư mặt hàng này sẽ có rủi ro nhất định.

Sao không vay USD từ người dân?

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng chất vấn rằng, lượng kiều hối về Việt Nam hiện nay rất lớn, riêng năm 2023 là khoảng 16 tỉ USD. Tuy nhiên, người dân gửi USD vào ngân hàng với lãi suất 0 đồng, để ở nhà thì không an tâm. Trong khi đó, ngân hàng vay vốn nước ngoài bằng ngoại tệ thì phải trả lãi.

“Sao không vay của người dân để có lợi cho dân, dù lãi suất thấp hơn?”, ông Hòa đặt vấn đề.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc không áp dụng lãi suất đối với đồng USD là để ổn định thị trường ngoại hối.

Trước đây, thị trường ngoại hối và tỷ giá tại Việt Nam thường xuyên biến động, xảy ra tình trạng người có thì không bán, người chưa có nhu cầu thì đã mua.

Từ năm 2016, NHNN áp dụng nhiều giải pháp, trong đó kiên định mục tiêu giữ ổn định giá trị, tăng sự hấp dẫn của VND, vì thế lãi suất USD đưa về 0%. Đồng thời, NHNN cũng ban hành thông tư hạn chế việc doanh nghiệp mua ngoại tệ trước khi có nhu cầu…

Những việc làm trên đã hạn chế tình trạng đầu tư, đô la hóa trong nền kinh tế. Người dân có USD thì bán cho tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng bán cho NHNN. Qua đó, dự trữ ngoại hối nhà nước gia tăng, có lúc lên tới cả trăm tỉ USD.

“Đây là chính sách rất hiệu quả, rất tốt cho ổn định kinh tế vĩ mô”, Thống đốc NHNN nói và nhận định, nếu tăng lãi suất ngoại tệ sẽ khiến người nắm giữ USD vừa được lợi về biến động tỷ giá, vừa được lãi suất. Việc này dẫn đến tâm lý chuyển dịch từ VND sang USD.