Như một định mệnh và các bạn đã kết nối được với anh. Khi anh biết anh có đứa con gái cùng chị ở quê nhà anh rất xúc động. Càng xúc đông hơn là chị vẫn một mình nuôi con. Từ khi biết tin về chị anh trầm tư ít nói hơn, bởi vì anh đã có vợ và 3 đứa con trai.Trong Tận cùng sâu thẳm anh vẫn nhớ chị và thấy có lỗi bởi một phút yếu lòng để chị lỡ dỡ một đời. Anh quyết định về Việt Nam tìm chị và nhìn đứa con gái sau nhiều năm chưa biết mặt cha mình… Để rồi 1 hôm nọ …

1152

Chị Mai buông chiếc điện thoại, chi ngồi trầm tư với khuôn mặt buồn rười rượi khi cuộc gọi vừa kết thúc với vợ anh Đức.

Anh Đúc và chị là đôi bạn “thanh mai trúc mã” từ trước giải phóng. Họ quen nhau vì chung xóm nhỏ. Lớn lên chút nữa thì học chung trường. Gia đình anh là người Bắc di cư vào Nam năm 1954.

Gia đình anh có truyền thống làm giò chả, giò chả nhà anh luôn đắt hàng. Ngoài giờ đi học anh về nhà có nhiệm vụ bỏ cho mối và thu tiền cho mẹ. Anh chị yêu nhau từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Một mối tình trong sáng thơ ngây của những năm mới giải phóng.

Chị Mai mồ côi mẹ, mẹ chị bị ung thư chết sớm, nhà có ba chị em gái, chị là út, ba chị có vợ sau và sinh thêm cậu em trai. Từ ngày có em trai ba chị yêu quý bà hai và con trai nhiều hơn, từ đó chị em chị trở thành cái gai trong mắt mẹ kế.

Hai chị lớn lần lượt có gia đình đi xa, chỉ còn chị vừa đi học vừa làm đủ thứ việc nhà. Ấy vậy mà còn chưa vừa lòng mẹ kế. Đó là những năm 1978. Những lúc buồn, chị và anh Đức thường ra biển ngồi, lúc thì anh đem cho chị vài miếng chả lụa, lúc thì vài cái nem chua.

Cứ thế họ chia sẻ với nhau niềm vui nỗi buồn. Anh học lớp 12, chị học lớp11. Chủ nhật như thường lệ, sau khi đã làm xong công việc thường ngày anh chị lại ra hòn rù rì tâm sự.

Gần đây gặp nhau anh Đức có vẻ buồn, hình như anh có tâm sự gì đó. chị Mai nhiều lần gạn hỏi thì anh nói gia đình tổ chức vượt biên và anh muốn chị đi cùng anh.

Chị nói để chị suy nghĩ thêm, cuối cùng chị vẫn quyết định không đi cùng anh vì thương cha, thương các chị. Đêm cuối cùng chia tay nhau anh chị đã không làm chủ được cảm xúc, và họ đã là của nhau trong một đêm cuối trước khi anh lên tàu vượt biển.

Sau cái đêm định mệnh ấy, một sinh linh đã hình thành trong bụng chị. Cái thai lớn dần chị không thể giấu ai được. Chị sợ nhưng không biết làm sau khi có một mình.

Ba chị biết được đánh chị nhừ tử, đuổi chị ra khỏi nhà và từ chị vì có đứa con chửa hoang. Có một người đàn bà tốt bụng, độc thân, đã thương tình cảnh và cưu mang chị lo cho chị sinh nở.

Thời gian trôi qua, ba chị vì uất ức lâm bịnh mà chết. Chuyến đi của anh cũng bặt vô âm tính. Không hề có tin tức gì.

Hai mươi năm sau.Thời kỳ Việt Nam mở cửa. Việt Kiều về thăm quê, từng đoàn người trở về, chị vẫn ngóng tin anh. Có một số bạn cũ về gặp lại chị.

Chị có hỏi thăm về tin tức của anh và biết chuyến đi của anh trót lọt. Càng vui hơn gia đình anh đã định cư ở cali, nơi mà cộng đồng người Việt sinh sống nhiều. Các bạn hứa sẽ tìm anh giúp chị.

Như một định mệnh và các bạn đã kết nối được với anh. Khi anh biết anh có đứa con gái cùng chị ở quê nhà anh rất xúc động. Càng xúc đông hơn là chị vẫn một mình nuôi con.

Từ khi biết tin về chị anh trầm tư ít nói hơn, bởi vì anh đã có vợ và 3 đứa con trai.Trong Tận cùng sâu thẳm anh vẫn nhớ chị và thấy có lỗi bởi một phút yếu lòng để chị lỡ dỡ một đời. Anh quyết định về Việt Nam tìm chị và nhìn đứa con gái sau nhiều năm chưa biết mặt cha mình.

Chị Mai vừa đi biển về, trên tay chị là mớ cá vụn, công việc hằng ngày của chị là nhặt cá cho các tàu đánh cá của các chủ tàu. Số tiền cũng đủ cho mẹ con chị và người ơn chị sống.

Cuộc sống khó khăn nên con chị chỉ học hết lớp 9 ở nhà học may và giúp mẹ chăm bà. Bà ấy không con cái nên chị có trách nhiệm chăm sóc bà. Họ nghiễm nhiên thành gia đình của nhau.

Một buổi sáng có một người đàn ông tìm đến địa chỉ nhà chị. Người đó không ai khác hơn là anh Đức. Người mà chị ngày đêm thương nhớ. Anh chị gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi. Anh chị im lặng nhìn nhau mà không nói được lời nào.

Anh nắm bàn tay chai sần của chị nhẹ nhàng nói : “Anh đã về! Xin lỗi, vì đã để mẹ con em cực khổ !” Chị rụt tay về và khóc tức tưởi. Tiếng khóc như chất chứa vạn điều u uất. Chờ lắng dịu bình tĩnh chị kêu con gái “chào ba đi con”.

Anh nhìn con gái nó giống anh như khuôn đúc.Tình huyết thống làm cho cha con mau xích lại gần hơn. Con bé đã là thiếu nữ, rất xinh đẹp như chị ngày xưa. Chị luôn giữ khoảng cách với anh, một chút buồn, một chút ghen hờn khi biết anh đã có vợ và ba con trai bên ấy.

Nhưng trái tim yếu mềm và họ nối lại tình xưa.Trước khi về, anh để lại cho chị số tiền lớn để chị trang trải cuộc sống. Để chị có tiền hộ thân khi trái gió trở trời.

Sau ba tuần anh trở lại Mỹ. Anh có những dự tính cho chị và con gái. Hằng tháng gởi tiền chị để chị bớt vất vả mưu sinh. Trong hai năm, những cánh thư đi, thư về trong nhớ nhung mong đợi.

Chị lại mong anh về. Nhưng sự đời thật oái oăm, cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi. Một lần chị vợ bên ấy phát hiện thư chị gởi anh và chị ấy đã gởi tất cả thư chị ngược về và kèm theo bức thư của chị ấy.

Câu chuyện bại lộ, bị vợ cấm đoán, anh Đức tuyệt vọng. Bỏ thì thương mà vương thì tội. Những lần sau về Việt Nam luôn có vợ đi kèm. Anh cũng không thể công khai đến thăm chị.

Chỉ nhờ người đến đưa những thứ cần thiết cho chị. Đời thật là trớ trêu, anh mai mối một người bạn độc thân cưới chị để đón mẹ con chị qua nhưng chị nhất quyết không chịu.

Chị nói : “không được trùng phùng thì chị sống cùng con gái suốt kiếp, nhất định không đi bước nữa”. Chị giờ đã làm bà ngoại của hai cháu. Chị vẫn một mình, vẫn thương anh. Và họ vẫn thường xuyên chát với nhau.

Chị và anh không có hồi kết, dù họ đã làm ông nội bà ngoại. Muốn được phần ta thì phần người phải hẹp. Chị nhận phần hẹp cho anh được yên vui. Đó cũng là sự hy sinh của một tình yêu hiếm có. Mong rằng chị yên vui cùng con cháu đến cuối đời.

P/S: Viết theo lời kể của chị Mai. Biển Vũng Tàu và ảnh của tác giả.