Vợ mất tôi vội vàng lấy bạn thân xinh đẹp của vợ. Nhưng một lần đi làm về sớm, tôi phát hiện Nguyệt đang cho sữa đặc vào sữa đậu nành cho con gái tôi uống. Tôi bất giác nhớ ra con gái bị d:ị ứ::ng sữa bò như vợ cũ, nên chuyện uống sữa đặc hoàn toàn không. Tôi vội chạy đến giằng cốc sữa từ tay con gái, hỏi Nguyệt tại sao em cho sữa vào sữa đậu nành cho con uống, Nguyệt tái mặt như vừa bị l::ật t:ẩy chuyện gì đó… để rồi

Cứ nghĩ cưới được người vợ mới tốt bụng, cửa nhà yên ấm, con gái riêng được phát triển toàn diện nhưng tôi đã lầm.

Tôi năm nay 42 tuổi, lẽ ra ở tuổi này sự nghiệp đã chín muồi, hôn nhân cũng có quả ngọt nhưng cuộc đời đúng là không ai nói trước được điều gì, đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn không hiểu vì sao quãng thời gian đó mình lại mù mờ đến vậy, chỉ đến khi con gái bị tổn thương, tôi mới muộn màng nhận ra mọi chuyện.

Tôi từng có một người vợ hiền lành, tháo vát chu toàn mọi việc cho tôi yên tâm phát triển sự nghiệp. Chúng tôi quen nhau từ trên ghế giảng đường, bên nhau từ khi tay trắng, đến tận ngày tôi có thành quả thì em lại rời bỏ tôi và con gái. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, đúng sinh nhật của con gái đầu, vợ báo tin vui đang mang thai đứa con thứ 2. Tôi vui mừng tổ chức tiệc chúc mừng tại một khách sạn hạng sang, mời ông bà nội ngoại đến chung vui. Sau khi đặt tiệc tại khách sạn, tôi lái xe đi đón bố mẹ hai bên, vợ và con gái đi lấy bánh sinh nhật. Chỉ nửa giờ sau đó, một cuộc điện thoại đã lấy đi tất cả.

 

Ảnh minh họa

 

Ảnh minh họa

Con gái gọi điện báo tin vợ bị ngất trên đường, nghe tiếng con khóc khản trong điện thoại, tôi vội vàng đến hiện trường thì vợ đã được đưa vào phòng cấp cứu. Cuộc phẫu thuật 5 giờ đã cứu sống vợ nhưng biến chứng đã khiến em ra đi 1 tháng sau đó. Tôi bàng hoàng vì từ trước đến nay, vợ tôi chu toàn mọi việc để tôi yên tâm đi làm. Nỗi day dứt dâng lên mỗi ngày, vợ tôi từng kêu đau đầu, tôi nhấn nhá công việc nên bảo vợ đợi nửa tháng nữa cho xong dự án, sẽ đưa em đi khám, nhưng không ngờ, sự chần chừ đã đẩy tôi vào nỗi hối hận muộn màng.

Sau khi vợ qua đời, tôi vừa sống trong dằn vặt vừa chăm sóc con gái. Dù có sự hỗ trợ từ bố mẹ vợ nhưng tôi vẫn không thể cân bằng được cuộc sống và cảm xúc của hai cha con. Từ việc rửa mặt đánh răng cho con, đến việc tắm rửa mỗi ngày tôi đều bỡ ngỡ vì chưa từng làm bao giờ, chưa kể, con gái tôi năm nay đã 6 tuổi, nhiều khi việc vệ sinh thay quần áo cho con cũng thấy không phù hợp.

Bố mẹ vợ già nua, không thể mãi chăm sóc cho cháu ngoại nên nhiều lần hối thúc tôi tái hôn. Nhiều người giới thiệu đối tượng nhưng tôi vẫn chưa thoát ra khỏi cái bóng của vợ cũ, dặn lòng lấy công việc quên đi nỗi đau, nuôi con khôn lớn. Thế nhưng một câu nói của con gái đã khiến tôi giật mình “Bố ơi, bố cưới dì Nguyệt đi, dì ấy rất tốt với con”. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyệt 34 tuổi, là bạn thân hồi đại học với vợ tôi. Cô ấy và chúng tôi kết hôn cùng ngày nhưng Nguyệt đã ly hôn chồng được 3 năm, đang làm mẹ đơn thân nuôi con gái. Hồi vợ còn sống, họ vẫn hay đi chơi, cà phê trò chuyện, con gái của hai bên cũng chơi thân thiết với nhau. Sau khi vợ tôi mất, cô ấy thường xuyên lui tới nhà thăm hỏi bố mẹ vợ, chăm sóc con gái tôi.

Câu nói của con gái khiến tôi suy nghĩ, nhìn thấy con gái khao khát tình cảm của mẹ, tôi lại càng khó tả trong lòng. Những lần đến nhà chơi, Nguyệt càng chủ động với tôi, đối xử vô cùng tốt với con gái tôi khiến tôi nhanh chóng tái hôn lần hai chỉ sau 1 năm vợ mất.

Ban đầu, tôi lo lắng sợ cảnh mẹ kế con chồng, lo sợ con gái bị đối xử lạnh nhạt, nhưng nhìn bàn ăn lúc nào cũng đầy ắp món ngon cho 2 bố con, thậm chí con gái riêng của Nguyệt cũng không được chiều chuộng, nấu món ăn yêu thích như con gái tôi. Nhìn cảnh Nguyệt tắm giặt, sấy tóc, ôm hôn con tôi mỗi sáng, tôi thầm yên tâm giao con cho cô ấy rồi lại tiếp tục lao vào công việc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nửa năm sau khi kết hôn, Nguyệt mang thai. Tôi phản đối không muốn cô ấy sinh vì sợ con gái mình thiệt thòi. Thế nhưng Nguyệt nói rằng cô ấy cần một chỗ nương tựa, khi sau này 2 đứa con gái đều đi lấy chồng, trách móc tôi chỉ biết quan tâm đến bản thân và con gái mình mà không hề nghĩ cho mẹ con cô ấy. Bố mẹ vợ không vui khi Nguyệt mang bầu nhưng cũng đồng ý cho cô ấy sinh đứa con này. Hơn nữa, Nguyệt luôn lấy chuyện đứa bé trong bụng là con trai ra để nói, khiến tôi dần chấp nhận, dặn lòng chăm chỉ kiếm tiền để lo cho tương lai của cả nhà.

Mọi chuyện bắt đầu đảo lộn từ khi Nguyệt mang bầu, cô ấy gắt gỏng hơn, không còn dịu dàng ngọt ngào với bố con tôi như trước. Chưa kể, con gái tôi bắt đầu phàn nàn rằng dì Nguyệt đã thay đổi từ khi có em bé. “Con không được ăn cánh gà rán, không được ăn món con thích nữa vì dì Nguyệt không làm cho con nữa”, chưa kể việc học hành vệ sinh cá nhân của con, Nguyệt cũng bắt đầu thoái thác trách nhiệm, mặc kệ cho con bé tự một mình xoay sở.

Ban đầu tôi nghĩ trẻ con nhiều chuyện nhưng một lần đi làm về sớm, tôi phát hiện Nguyệt đang cho sữa đặc vào sữa đậu nành cho con gái tôi uống. Tôi bất giác nhớ ra con gái bị dị ứng sữa bò như vợ cũ, nên chuyện uống sữa đặc hoàn toàn không thể. Nguyệt cũng hoàn toàn biết chuyện này nhưng đã ngó lơ đi cho con tôi uống mỗi ngày. Bảo sao, gần đây con bé hay khò khè, khó chịu, hay kêu đau bụng sức khỏe không được ổn định. Cô giáo cũng gọi điện kể lại chuyện con hay xin đi vệ sinh ở trên lớp cho bố.

Tâm lý của trẻ cực kỳ quan trọng, bố mẹ đừng để những thay đổi đời tư ảnh hưởng đến con cái

Tâm lý của trẻ cực kỳ quan trọng, bố mẹ đừng để những thay đổi đời tư ảnh hưởng đến con cái

Tôi vội chạy đến giằng cốc sữa từ tay con gái, hỏi Nguyệt tại sao em cho sữa vào sữa đậu nành cho con uống, Nguyệt tái mặt như vừa bị lật tẩy chuyện gì đó. Sau đó, cô ấy lấy lại bình tĩnh nói rằng thêm sữa đặc là để thêm chất dinh dưỡng cho con. Tôi giận dữ chất vấn Nguyệt rằng rõ ràng cô biết chuyện con gái tôi bị dị ứng đạm sữa bò nhưng vẫn cố tình cho nó uống mỗi ngày. Con gái tôi hiểu ra mọi chuyện, phản ứng mạnh đẩy ngã Nguyệt rồi chạy vào phòng.

Nguyệt ôm bụng kêu đau, tôi vội vàng bế cô ấy đến viện khám nhưng còn phát hiện ra một bí mật động trời khác. Đó chính là chuyện giả mang bầu của Nguyệt, tôi không hiểu vì sao cô ấy phải làm như vậy nhưng chuyện tày đình này đã khiến tôi ngay lập tức ly hôn cô vợ mới cưới, đưa con gái riêng về nhà bố mẹ vợ chung sống.

Tài sản đã được công khai rõ ràng trước khi kết hôn nên chúng tôi không phải chia tài sản, Nguyệt ra đi tay trắng nhưng tôi cũng cho cô ấy 300 triệu, coi như trả công những tháng ngày cô chăm sóc cho bố con tôi.

Sau cuộc hôn nhân thứ 2 đứt gánh, tôi sợ hãi cảnh mẹ kế con chồng, có lẽ tôi nên ở vậy cả đời để nuôi con cho đến khi trưởng thành, tránh những tổn thương sau này cho con.

Tâm sự của độc giả Nguyenhong197x…@gmail.com

Bố mẹ ly hôn, tái hôn có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm lý của con trẻ. Sau ly hôn, bố mẹ có thể có nhiều bạn đời mới, nhưng con mãi chỉ có một người cha và một người mẹ. Đó chắc chắn là sự thiếu hụt lớn trong cuộc đời đứa trẻ sau này. Khi bố mẹ bắt đầu một mối quan hệ mới, cũng là lúc cuộc sống của đứa trẻ có thể đứng trên bờ vực cheo leo, vì vậy, để một đứa trẻ được ổn định tâm lý, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý những khía cạnh sau đây:

– Đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu: Ly hôn – tái hôn để đảm bảo đời sống tình cảm cá nhân nhưng cũng nên tôn trọng con trẻ, cho trẻ có tâm lý ổn định nhất có thể với sự thay đổi tình cảm của bố mẹ. Cho trẻ lựa chọn quyền ở cùng ai sau ly hôn, trẻ con luôn có cảm nhận đúng nhất về sự an toàn của bản thân khi chọn lựa sống cùng ai. Trong trường hợp không xác định được nhờ sự can thiệp của pháp luật, tôn trọng quyết định của tòa án, chu cấp đầy đủ, hoàn thành trách nhiệm làm bố làm mẹ.

– Đảm bảo tâm lý cho con: Tâm lý vô cùng quan trọng, đừng để cuộc ly hôn, tái hôn của bố mẹ thay đổi cuộc đời của con. Luôn yêu thương, săn sóc con cho dù đã ly hôn hoặc có bạn đời mới, để trẻ cảm nhận được dù bố mẹ có không ở với nhau, bố có vợ mới, mẹ có chồng mới… nhưng tình cảm dành cho con không hề thay đổi.

 Không kìm hãm trẻ, ép trẻ theo suy nghĩ của người lớn: Sau ly hôn, cha mẹ có thể làm một số việc để giảm thiểu tác động tới con cái, cố gắng duy trì cuộc sống bình thường cho trẻ. Sau khi ly hôn, không được tước quyền thăm nom của bên kia, mà hợp tác hết mức có thể. Không được phép để con tham gia vào cuộc đấu tố của đôi bên. Không nói xấu đối phương, tranh luận vấn đề nuôi dạy trước mặt trẻ. Nếu một bên tái hôn, đừng đặt ra quá nhiều yêu cầu và ép trẻ làm những việc chúng không muốn, chẳng hạn như gọi bạn đời mới là “bố” hoặc “mẹ”.

– Xây dựng mối quan hệ của con với bạn đời mới: Nếu có ý định tiến xa trong tình cảm với người mình quý mến, bố mẹ hãy nghĩ đến việc cho con cảm giác gần gũi với người đó, nhằm tạo dựng tình cảm trong con về mối quan hệ mới giữa người bạn yêu và cô bé. Hãy kiên trì để con chấp nhận theo cơ chế lấn dần từng bước từ quen biết đến quan tâm đến tạo dựng sự thân thiết, gần gũi và chiếm được lòng tin của con trẻ.

Tóm lại, ly hôn tái hôn là chuyện không ai mong muốn nhưng người lớn hay tỉnh táo suy xét, đặt lợi ích con cái lên hàng đầu để đảm bảo cuộc sống của con không bị thay đổi sau sự chia rẽ của bố mẹ, cùng hợp sức tìm hướng giải quyết với con chung, để đứa trẻ lớn lên với tâm lý vững vàng, ổn định nhất.