Chồng ă::n b::á:m tôi từ khi lấy nhau xong. Bố mẹ chồng tôi lớn tuổi, lại thường xuyên ốm đau. Anh cho rằng lo cho ông bà là trách nhiệm của anh, nhưng thay vì tìm cách kiếm tiền, anh thẳng thắn yêu cầu tôi phải trả viện phí. Khi mẹ chồng phải nhập viện quốc tế, anh tự hào khoe với gia đình rằng anh “chu đáo với bố mẹ”. Nhưng người chi trả mọi hóa đơn lại là tôi, tôi đang bị xem như cái “máy rút tiền”. Thậm chí, mẹ chồng còn buông một câu…

Người ngoài nhìn vào, họ luôn khen cuộc sống của tôi hoàn hảo: một gia đình nhỏ với hai đứa con ngoan, một công việc ổn định mang lại thu nhập tốt. Nhưng mấy ai biết rằng, đằng sau cánh cửa khép kín ấy, tôi đang gồng mình gánh vác mọi thứ, từ chi tiêu sinh hoạt đến cả những món nợ mà chồng tôi và gia đình anh tạo ra.

Tôi gặp anh khi còn trẻ, trong những ngày tình yêu dường như chỉ cần cảm xúc mà không bận tâm đến vật chất. Anh từng là một người đàn ông tràn đầy hoài bão, luôn nói về ước mơ kinh doanh và sự nghiệp. Nhưng thực tế sau khi kết hôn lại hoàn toàn khác. Những ngày đầu, tôi còn không dám tin rằng mình sẽ phải trở thành người duy nhất lo liệu tài chính cho cả gia đình. Chồng tôi bắt đầu làm ăn thua lỗ, và kể từ đó, mọi gánh nặng đổ dồn lên vai tôi.

Ngày anh thông báo với tôi rằng cửa hàng anh vừa mở đã phải đóng cửa vì không sinh lời, tôi đã động viên anh, nghĩ rằng thất bại đầu đời sẽ là bài học giúp anh mạnh mẽ hơn. Nhưng anh không đứng dậy sau vấp ngã. Thay vào đó, anh trở nên uể oải, không tìm kiếm công việc mới, mà chỉ quanh quẩn ở nhà.

Chồng mang thiệp tới mời vợ cũ và sự thật câu chuyện 5 năm trước - 2sao

Tôi làm việc quần quật 10 tiếng mỗi ngày, nhận lương tháng gần 40 triệu, nhưng số tiền ấy không chỉ dành cho gia đình nhỏ của chúng tôi. Nó còn phải chi trả cho những khoản nợ của chồng từ việc làm ăn thất bại. Anh thường nói, “Em là vợ, cùng gánh vác khó khăn với anh là điều bình thường,” nhưng những lần anh đưa tiền về cho mẹ anh, tôi lại chẳng thấy “bình thường” chút nào.

Bố mẹ chồng tôi lớn tuổi, lại thường xuyên ốm đau. Anh cho rằng lo cho ông bà là trách nhiệm của anh, nhưng thay vì tìm cách kiếm tiền, anh thẳng thắn yêu cầu tôi phải trả viện phí. Khi mẹ chồng phải nhập viện quốc tế, anh tự hào khoe với gia đình rằng anh “chu đáo với bố mẹ”. Nhưng người chi trả mọi hóa đơn lại là tôi.

Khi bố mẹ chồng ra viện, cảm giác trong tôi là một mớ hỗn độn khó tả. Nhìn ông bà vui vẻ khỏe mạnh trở về, tôi thấy nhẹ lòng vì ít nhất những đồng tiền mình bỏ ra đã có ý nghĩa. Nhưng sâu thẳm, một nỗi chán chường lại trào dâng. Tôi đứng đó, cố gắng mỉm cười nhưng không thể xua đi ý nghĩ rằng mình đang bị xem như cái “máy rút tiền” không hơn không kém.

Bố mẹ chồng không một lời cảm ơn, chỉ nhắc đến công lao của chồng tôi vì đã lo lắng chu toàn. Thậm chí, mẹ chồng còn buông một câu: “Cũng may có thằng T., nếu không, chúng tôi không biết phải làm sao.” Tôi đứng im, không biết nên khóc hay cười. Chồng tôi – người đàn ông chỉ biết lấy tiền của tôi để làm tròn trách nhiệm hiếu thảo – bỗng nhiên được xem như người hùng trong mắt gia đình. Còn tôi, vẫn là một cái bóng mờ nhạt, một người phụ nữ chẳng ai ghi nhận dù đang làm tất cả.

Điều khiến tôi mệt mỏi nhất là sự thiên vị. Mỗi lần tôi muốn gửi chút quà nhỏ cho mẹ đẻ, anh lại tỏ vẻ khó chịu, hỏi những câu như “Có cần thiết không?” hay “Chỉ cần gọi điện hỏi thăm là được mà”. Trong khi đó, bất kể nhu cầu nào từ gia đình anh, anh đều nhiệt tình đáp ứng, tất nhiên là bằng tiền của tôi.

Anh không chỉ không phụ giúp về tài chính, mà cả những việc nhà nhỏ nhặt anh cũng chẳng muốn động tay. Những ngày đi làm về muộn, tôi phải vừa nấu cơm, vừa dọn dẹp nhà cửa, trong khi anh ngồi chơi điện thoại hoặc xem tivi. Đã thế, anh còn hay lên mặt, phê bình tôi không dành đủ thời gian cho gia đình.

Chúng tôi nhiều lần tranh cãi. Tôi thậm chí đã đưa ra tối hậu thư: “Nếu anh không tìm được việc làm trong vòng ba tháng, chúng ta sẽ chia tay.” Nhưng anh chỉ cười nhạt, cho rằng tôi sẽ không dám làm vậy, vì anh hiểu rằng tôi yêu con hơn tất cả.

Và đúng là như vậy. Con tôi rất quấn bố. Mỗi lần anh đi xa vài ngày, con đều khóc đòi, làm tôi không nỡ cắt đứt mối quan hệ này. Có lần, tôi thử tưởng tượng cuộc sống nếu không có anh, tôi sẽ thoải mái hơn về mặt kinh tế và tinh thần, nhưng con tôi sẽ mất đi một người cha mà chúng yêu thương.

Có lẽ mong muốn của tôi không quá nhiều: chỉ cần anh làm được 10 triệu đồng một tháng, đủ để anh tự lo cho bản thân, trả nợ và phụ giúp gia đình. Nhưng anh vẫn mãi như vậy, sống dựa vào tôi mà không hề cảm thấy áy náy.

Tôi vẫn đang đứng trước ngã rẽ của cuộc đời, không biết nên tiếp tục chịu đựng hay bước ra khỏi mối quan hệ mà mình không còn tìm thấy hạnh phúc.