Hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm S:ổ đ:ỏ, c::ứ làm theo 4 cách này …

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, vẫn có cách để xử lý khi gặp phải trường hợp này.

Thứ nhất vẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Theo Khoản 2 Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận không được từ chối nhận hồ sơ với lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh nếu không có tranh chấp đất đai.

Cùng với đó, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được từ chối với lý do có tranh chấp đất đai xảy ra trên thực tế mà chỉ được từ chối tiếp nhận nếu nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.

Như vậy, dù hàng xóm có nói sẽ không ký giáp ranh để không được cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất vẫn nộp hồ sơ theo quy định.

Thứ hai đề nghị cơ quan nhà nước trả lời bằng văn bản: Trên thực tế nhiều người dân không được cấp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận dù có đủ điều kiện theo quy định nhưng bị từ chối vì hàng xóm không chịu ký giáp ranh.

Do vậy, căn cứ Điều 11 và Khoản 3 Điều 12 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về xác định và đo vẽ ranh giới thửa đất – cho thấy các thửa đất đã được địa chính xác định, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới và lưu tại hồ sơ địa chính để quản lý ngay cả khi chưa được cấp Giấy chứng nhận.

Vụ tranh chấp nguy cơ tạo “điểm nóng” đất đai tại Thanh Hóa | Báo Pháp luật  Việt Nam điện tử

Khi xác định ranh giới thửa đất để đo vẽ chi tiết đã có mặt của những người sử đất liền kề, trường hợp người sử dụng đất liền kề vắng mặt thì phải niêm yết công khai trong vòng 15 ngày.

Như vậy, đều có quy định niêm yết công khai 15 ngày và ranh giới thửa đất trong hồ sơ địa chính được xác định, đo vẽ trước đó theo quy định đã ghi nhận sự đồng ý của người sử dụng đất liền kề về ranh giới thửa đất.

Trường hợp hàng xóm không chịu ký giáp ranh và cũng không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai thì vẫn có căn cứ để cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện. Nói cách khác, không có quy định nào từ chối cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp chỉ vì hàng xóm không chịu ký giáp ranh.

Thứ ba là đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai: Khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh với lý do tranh chấp đất đai, người đề nghị cấp Giấy chứng nhận có thể tự hòa giải với người đang có tranh chấp hoặc thông qua hòa giải viên; hoặc gửi đơn đề nghị UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất hòa giải.

Khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận nếu có đơn tranh chấp thì sẽ tạm dừng thực hiện thủ tục.

Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp, nếu hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn không thành thì có quyền gửi đơn khởi kiện tại tòa án hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh giải quyết theo quy định.

Sau khi kết thúc tranh chấp đất đai sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định.