Sau khi được thả tự do, bà Nguyễn Phương Hằng quay trở lại điều hành Đại Nam. Bà cho biết sẽ hạn chế xuất hiện, dành nhiều thời gian để bù đắp cho chồng và các con sau gần 3 năm qua xa gia đình.
Mới đây, nữ CEO Bình Dương còn hé lộ bản thân đang đi du lịch châu Âu. Thậm chí, bà cho biết có thể sẽ ở lại đây 2 năm. Trong thời gian này, bà sẽ chơi cuộc chiến pháp lý với những ai kiếm chuyện, réo tên bà trên livestream với mục đích xấu, làm tổn hại danh dự của bà.
“Vài năm nữa tôi sẽ trở về. Tôi nhất định đi tới cùng, mấy em bên nước ngoài bên Mỹ á, cố gắng mắng chị nữa đi. Chị kiện ra tới quốc tế luôn. Cái gan chị to, tiề.n chị cũng không có thiếu. Khi mấy em thua là mấy em phải trả tiề.n đó cho chị đó. Bây giờ chị tạm ứng thôi. Một lời nói là 1 danh dự, không bao giờ rút lại lời nói đó.
Cố gắng đi tụi mày sẽ nổi tiếng ở lãnh sự của tụi mày. Cộng thêm đưa tụi mày ra toà án quốc tế. Dùng DN của tao thưa tụi mày ra tới toà án quốc tế. Bồi thường xem tụi mày chạy đằng trời. Nói đi, đầy đủ pháp lý tao quất 1 phát là đi xa”, bà Hằng đanh thép tuyên bố.
Sau hành động của nữ đại gia này, cư dân mạng lập tức tranh cãi. Một số người ủng hộ bà tạm rời xa mạng xã hội, tập trung giải quyết trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Số khác lại tố bà chủ Đại Nam phông bạt, liên tiếp soi ra bằng chứng bà vẫn còn trong nước, chưa sang châu Âu.
Nguyễn Sin, người thường réo tên bà Hằng tiếp tục có chia sẻ chú ý khi đối phương tuyên bố sang châu Âu định cư.
Anh viết: “Vậy là sau bao ồn ào, việt kiều đảo Síp cũng đã về nước, hứa hẹn không ngày trở lại, tuyên bố sống ẩn và không lên mạng nhưng vẫn thề sẽ chiến pháp lý đến cùng với mấy người bơi ngược dòng với chị.
Đến hôm nay thì tổng cộng có 4 danh sách mà quý công ty của chị kiều bào này tung lên mạng nhằm tuyên bố sẽ tham gia cuộc chiến pháp lý, tổng số kênh, người liên quan là 358 người.
Trong 358 người này thì có khoảng 1 phần 8 người trước đây là Fan chính nghĩa, cũng từ danh sách được lập bằng file sơ xài này mà fan cuồng của chị miệt mài đi tấ.n côn.g dọa bỏ tù tùm lum người.
Mà khoan nha, ông Tuệ đi Ấn Độ, chị 2 đi Châu Âu, đừng nói hẹn gặp nhau đâu đó bên Tây Trúc giảng hoà nha trời quơi!”.
Được biết, bà Nguyễn Phương Hằng trước đây mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, đến năm 2010 đổi tên như hiện tại. Ngoài quốc tịch Việt Nam, bị can còn có quốc tịch Cộng hòa Síp (Cyprus).
Việc các doanh nhân Việt Nam có thêm quốc tịch khác không phải là chuyện hiếm như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch Malta hay Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp được báo chí quốc tế nhắc đến hồi tháng 8/2020.
Theo Cafef, năm 2019, có 2 doanh nhân mang hộ chiếu nước ngoài là “Nguyen Hang Phuong”, “Huynh Uy Dung” đã cùng một số doanh nhân khác góp vốn vào một công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.
Hai doanh nhân “Nguyen Hang Phuong” và “Huynh Uy Dung” có cùng nơi đăng ký tại đảo Síp có tên khá giống với vợ chồng doanh nhân Huỳnh Uy Dũng – Nguyễn Phương Hằng chủ của khu du lịch Đại Nam. Do đó không loại trừ khả năng đây có thể quốc tịch thứ 2 của hai doanh nhân này.
Tại CTCP Đại Nam cũng như một số công ty liên quan, doanh nhân Huỳnh Uy Dũng đều dùng quốc tịch Việt Nam.
Síp là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004 và nằm trong số những nơi định cư tốt nhất thế giới, theo khảo sát của hãng tư vấn bất động sản Knight Frank.
Hầu hết các nhà tư vấn thuế quốc tế đều cho rằng Cộng Hoà Síp là quốc gia có cơ chế thuế cá nhân trong nước ưu đãi: 12,5% thuế DN (nước có mức thuế thấp nhất châu Âu); 0% thuế thừa kế và doanh thu bán cổ phiếu; không phải chịu thuế nếu có mặt ở Síp dưới 1 năm…
Chương trình định cư Cộng hoà Síp thông qua đầu tư được ban hành vào tháng 4/2013 cho phép các nhà đầu tư trên thế giới có quyền thường trú nhân hoặc quốc tịch khi mua bất động sản Síp (Golden Visa). Chương trình đầu tư để trở thành công dân của Cộng hoà Síp căn cứ theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng ngày 13/9/2016 ban hành, dựa theo điều 111A (2) của luật đăng ký nhận quốc tịch năm 2002.
Để tham gia vào chương trình đầu tư nhập quốc tịch Síp, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra tối thiểu từ 2 – 2,5 triệu euro (52 – 66 tỷ đồng) vào một bất động sản tại quốc gia này. Nhà đầu tư cũng được yêu cầu quyên góp một khoản không hoàn lại trị giá 100.000 euro cho Quỹ Nghiên cứu và Đổi mới và 100.000 euro cho Tập đoàn phát triển đất đai của Cộng hoà Síp.
Với chương trình đầu tư định cư cấp thẻ thường trú nhân (thẻ xanh), nhà đầu tư đầu tư vào một bất động sản có giá ít nhất 300.000 euro và chứng minh thêm một