Chúng tôi tranh thủ ngày nghỉ chạy lên Lâm Đồng thăm nhà dưỡng lão tư nhân của hai vợ chồng dân sống lâu đời ở trên này. Anh chị thấy người già neo đơn lang thang hay có những người vì lý do nào đó lặn lội đem mẹ vào gửi tại đây. Chính quyền địa phương ở đấy cũng nghèo vì người dân tộc thiểu số đông chỉ giúp cấp bảo hiểm y tế thỉnh thoảng quyên góp giúp anh chị. Ơn trời anh chị có sức khoẻ và hai cậu con trai đi đánh cá một Úc, một Canada, anh chị thích điền trang nên năm 1985 đã lên đây lập nghiệp .. Anh chị không cho kể chuyện về mình. Không quyên góp từ thiện và nhất không thích báo chí đăng tin .. Nhưng tôi mạn phép viết chút về tình người mà thôi….Đọc tiếp tại bình luận…

Chúng tôi tranh thủ ngày nghỉ chạy lên Lâm Đồng thăm nhà dưỡng lão tư nhân của hai vợ chồng dân sống lâu đời ở trên này. Anh chị thấy người già neo đơn lang thang hay có những người vì lý do nào đó lặn lội đem mẹ vào gửi tại đây.

Chính quyền địa phương ở đấy cũng nghèo vì người dân tộc thiểu số đông chỉ giúp cấp bảo hiểm y tế thỉnh thoảng quyên góp giúp anh chị. Ơn trời anh chị có sức khoẻ và hai cậu con trai đi đánh cá một Úc, một Canada, anh chị thích điền trang nên năm 1985 đã lên đây lập nghiệp ..

Anh chị không cho kể chuyện về mình. Không quyên góp từ thiện và nhất không thích báo chí đăng tin ..

Nhưng tôi mạn phép viết chút về tình người mà thôi. Quen anh chị cũng tình cờ, bạn bè tôi đi mua rẫy trên ấy. Đậu một dãy xe 4 chiếc vì đi chơi nữa. Thì anh có nhờ chúng tôi đưa bà cụ đi bệnh viện bị té gãy chân và có bệnh kinh niên ..

Khi đến bệnh viện bác sĩ nói bên đưa cụ lên bệnh viện Chợ rẫy, tiện xe chúng tôi về đi luôn. Nhập viện xong Triều An nói khi nào ra viện gọi cậu chở lên để xem chỗ mua bán giấy tờ …
Chúng tôi chở vào tận nhà thì tá hoả thấy hơn hai mươi cụ lận ai cũng vui vẻ hỏi bệnh nhân. Lúc ấy anh mới nói :

– Các cụ vô gia cư vợ chồng em đón về đấy. Cũng vất vả nhưng có bà con xung quanh, có trạm xá và nhất các thầy cô giáo, các em học sinh cấp 2 giúp đỡ, ờ đây không có các cụ bệnh lây nhiễm chỉ bệnh già và các bệnh thông thường của người già ..

Xuống khu vực bếp thấy 3-5 người nấu ăn, nồi cháo, máy xay thịt người nhặt rau …Thỉnh thoảng có người ghé cho bí đỏ, bầu bí …Gần cuối rãy có chuồng nuôi heo, gà và vịt ..

Thấy sức anh chị phi thường. Anh chị cười đoàn thanh niên giúp đấy. Lúc đầu vợ thấy bà cụ ăn xin dưới thị trấn tội quá đưa về, rồi đi đâu thấy các cụ la lết vỉa hè nhờ chính quyền hỏi rồi đưa về ..rồi đủ kiểu ..

Tôi rất chú ý một cụ dáng thanh mảng nhưng cốt cách có vẻ người có trí thức bà đau thần kinh toạ và tim mạch. Anh nói :

Bà này vài được mấy năm tôi “ nhặt” ở Nha trang  trong lần về quê. Nằm vỉa hè nhà cháu tôi. Không giấy tờ, hơi lẩm thẩn nhưng hỏi gì không nhớ. Tôi báo chính quyền ở đấy xác nhận đưa bà lên đây. Mấy năm rồi bà không hé răng quê quán ở đây, nhưng bà khéo tay, nấu ăn ngon, bà khoẻ là xuống phụ bếp ..

Lần này xuống giường bà nằm đã có người thay thế bên nhà thờ đã có hình thờ bà. Được anh kể lại :

Sinh nhật bà 67 tuổi. Anh chị đặt bánh kem nhưng shop làm tặng luôn, tổ chức rất vui vẻ. Thấy bà xuống sắc anh chị gọi bác sĩ vào kiểm tra cho bà, ra về bác sĩ nói bà thích gì thì chiều không còn lâu nữa ..

Đêm ấy. Vợ chồng tôi ngồi sắc thuốc cho các cụ, thì bà ra nói :

– Cho bà gọi một cú điện thoại về nhà ..

Vợ anh đưa điện thoại bấm số cho bà, bên kia bắt máy giọng đàn ông, chị đưa máy lại cho bà, bà nói nhỏ nhẹ :

Mẹ đây, không nhận ra mẹ rồi hả. Con có thể lên gặp mẹ lần cuối được không ? Mẹ sắp đi gặp ông bà ngoại con rồi ..

Sáng hôm sau vợ được người đàn ông đó hỏi địa chỉ. Rồi nói đang trên đường ra sân bay và hỏi đường từ sân bay về chỗ đó bằng phương tiện nào ?

Chiều muộn thấy anh ta đứng trước cồng. Anh chị đón vào gặp mẹ, mẹ con ôm nhau khóc. Ba hôm sau thì bà đi bà trân trối với anh chị :

– Bà đội ơn hai con cho bà sống nốt quãng đời còn lại, bà đã bị trả giá khi khuyên con trai lấy vợ môn đăng hội đối.

Ngày trước vợ chồng bà có của ăn của để… Ông có vợ bé, hai đứa con đứa đua xe chết. Đứa út này thì vợ nó muốn đẩy bà ra khỏi nhà, dưới quê thì không tiền không ai chứa bà, nên bà theo xe khách vào Nha Trang sống lang thang cũng 16 tháng thì gặp hai con.

Hiện nay bà chỉ còn một chỉ vàng. Bà mong hai con làm đám tại đây thiêu gửi chùa 5 năm sau rải xuống sông. Bà không muốn con trai thờ tự bà nên rải tro thì đốt ảnh ..

Anh chị và những người già sống ở đó bắt tay từ biệt bà. Bà cười ra đi. Mặc cho con trai, con dâu cháu nội hỏi thăm ..

Anh chị nói ý bà cụ vậy. Vợ chồng con trai bà, nhất là con dâu đòi đưa bà ra bắc đề làm đám, cả hai người đều có địa vị xã hội nên đám bà sẽ to. Cô con dâu có vẻ bực tức mắng chồng, hỏi chồng có tìm ra sổ tiết kiệm, hay tiền của bà.

Anh chị kiên quyết làm theo ý cụ. Đưa giấy từ con của cụ cho chính quyền ..

Cụ chưa thiêu mà vợ và cháu lên xe ra sân bay ra bắc. Còn con trai sợ bị các cụ nói đàng ở lại. Cậu ta phải hàng trăm lần lục lọi tư trang của cụ chẳng biết tìm gì. Thiêu cụ xong là ra sân bay về luôn, không vào nữa ..

Đến 100 ngày cúng bà. Anh chị nhớ cái túi nhỏ bà gửi anh chị nói :

100 ngày thì mới mở ra. Cứ theo lời  trong túi mà làm cho bà..

Anh chị mở ra có CMND của bà có hai quyển số tiết kiệm gửi ngân hàng Đông Á HN. Số tiền trong sổ khoảng 1ty với bức thư nói :

– Tặng hai cháu, hãy dùng tiền này xây lại nhà, trang bị quạt … Tất cả để chăm nuôi những người ở đây.

Bà kể số phận của bà .. khá bi đát khi chồng bỏ theo gái, con chết vì nghiện, thằng út lấy vợ giàu nhưng thực dụng, bán nhà chồng cũ và con út xâu xé, nghe lời con trai con dâu bà đưa tiền để ở với con trai.

Cũng may người mua là ban thân của chồng bà họ bớt lại 1tỷ5 lập riêng cho bà hai sổ tiết kiệm và họ gữi. Tới khi bà bị đuổi họ mới đưa bà nói vào Miền Nam vào chùa mà sống với sống tiền này là sống đủ ..

Bà rút 500tr thuê nhà ở Nha Trang rồi bị trộm .. rồi gặp quí nhân.

Mấy lần bà nói chở bà ra ngân hàng rút tiến đóng sinh hoạt phí là vậy ( sổ hưu hơn 5tr/ tháng con trai cần). Tuyệt đối không cho con bà biết nếu không nó sẽ dùng thừa kế đòi lại vì giấy này không bảo đảm pháp lý. ..

Chứng tỏ bà rất hiểu biết trình độ có. Tất cả đồ của bà chính con trai bà đưa vào đốt hết sạch sẽ, mọi người đưa giường bà dùng nước rửa sạch sẽ phơi nắng để đón người khác ..

Chúng tôi thắp nén nhang cho các cụ được thờ tại đây. Bức ảnh thờ của bà được một nhiếp ảnh gia chụp tự nhiên không chỉnh sửa, nét mặt đôn hậu cặp mắt u buồn miệng như thường lệ cám ơn các con nhé ..

Thăm các cụ. Gửi chút lòng thành chúng tôi chào mọi người ra về. Cũng tâm trạng thật. Cũng may Miền Nam nhiều nơi hảo tâm đón các cụ vô gia cư về sống vui vẻ được chăm sóc tuy không giàu có, nhưng tử tế để các cụ vui cuối đời ..

Tác giả: Trần Linh