Mẹ vợ tôi là một người mẹ đ;ơn th;ân, cả đời chỉ có một người con duy nhất là vợ tôi. Khi còn trẻ khỏe, bà sống một mình trong căn phòng trọ nhỏ. Vợ chồng tôi thỉnh thoảng ghé thăm, mang chút quà cáp, an ủi bà lúc buồn. Đến khi tuổi gi;à sức yếu, bà không còn tự chăm sóc bản thân được nữa, vợ tôi xin phép bố mẹ chồng đưa bà về nhà phụng dưỡng. Thế rồi lúc bà m;ấ;t, vợ tôi lập b;à;n th;ờ mẹ đ;ẻ trong căn nhà của chúng tôi rồi tận tình chăm sóc bố mẹ chồng đến khi q;u;a đ;ời. Trong mắt tôi cô ấy là một người vợ rất chu toàn và đảm đang. Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi khi bố mẹ tôi q;u;a đ;ời. Các anh chị trở mặt. Anh cả bảo rằng vợ tôi không được phép th;ờ mẹ đ;ẻ trong căn nhà này, vì đây là nhà của bố mẹ tôi, không phải nơi để th;ờ bà ngoại. Tuần trước là giỗ bố tôi. Vợ chồng tôi chuẩn bị 7 mâm cỗ, khách khứa đến đông đủ, nhưng không có bóng dáng gia đình các anh chị. Tôi gọi điện thì chị gái bảo gi:ỗ được tổ chức ở nhà anh cả. Một hôm, anh cả mặt hằm hằm đi đến nhà chúng tôi, lớn tiếng: – Đây là nhà của bố mẹ, không phải nơi th;ờ người ngoài. Hai đứa định chiếm luôn ngôi nhà này à? Vợ tôi ngồi lặng, mắt đỏ hoe nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh. Cô ấy nói nhỏ, nhưng rõ ràng: – Nếu mọi người muốn đòi nhà, cứ kiện ra tòa. Đây là nhà của bố mẹ để lại, và em tin rằng bố mẹ chồng em nếu còn sống sẽ không bao giờ đồng ý với những lời các anh chị nói hôm nay. Lời vợ tôi như châm ng:òi n:ổ. Anh cả gi:ậ:n d:ữ đứng dậy, đ:ập b:àn: – Mày thách đúng không? Được, tao sẽ làm đến cùng! Ngay lúc không khí đang căng như dây đàn, bác trưởng họ bất ngờ xuất hiện. Bác mang theo một chiếc phong bì dày và nói lớn: – Các cậu cãi nhau cái gì? Đây là di chúc mà bố mẹ các cậu đã để lại. Trước khi ông bà m:ất, tôi đã được bố mẹ các cậu nhờ giữ và trao lại khi cần thiết. Giờ xem đi!….

Các anh chị bỗng nhiên trở mặt. Anh cả bảo rằng vợ tôi không được phép thờ mẹ đẻ trong căn nhà này, vì đây là nhà của bố mẹ tôi, không phải nơi để thờ bà ngoại.

Mẹ vợ tôi là một người mẹ đơn thân, cả đời chỉ có một người con duy nhất là vợ tôi. Khi còn trẻ khỏe, bà sống một mình trong căn phòng trọ nhỏ. Vợ chồng tôi thỉnh thoảng ghé thăm, mang chút quà cáp, an ủi bà lúc buồn. Đến khi tuổi già sức yếu, bà không còn tự chăm sóc bản thân được nữa, vợ tôi xin phép bố mẹ chồng đưa bà về nhà phụng dưỡng.

Chúng tôi sống chung với bố mẹ vì kinh tế eo hẹp sau khi cưới. May mắn thay, bố mẹ tôi là những người thấu tình đạt lý, luôn đối xử nhân hậu với mọi người, nên không hề phản đối việc vợ tôi đưa mẹ vợ về sống cùng.

Từ ngày có bà ngoại, mẹ tôi vất vả hơn hẳn. Bà phải lo dọn dẹp, vệ sinh cho bà thông gia, vì bà ngoại không thể tự làm được. Thế nhưng, mẹ tôi chưa bao giờ kêu ca nửa lời. Bà chỉ nhẹ nhàng bảo:

– Ai rồi cũng sẽ già cả, rồi sau này con dâu cũng sẽ chăm sóc vợ chồng mình như thế.

Sự hy sinh và lòng tốt của mẹ khiến vợ tôi vô cùng cảm kích. Vì thế, những năm tháng cuối đời của bố mẹ chồng, cô ấy đã một tay chăm sóc ông bà chu đáo, không than phiền lấy một câu. Nhờ có cô ấy, các anh chị tôi được yên ổn làm ăn, gia đình luôn hòa thuận, vui vẻ.

Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi khi bố mẹ tôi qua đời. Các anh chị trở mặt. Anh cả bảo rằng vợ tôi không được phép thờ mẹ đẻ trong căn nhà này, vì đây là nhà của bố mẹ tôi, không phải nơi để thờ bà ngoại. Họ đòi quyền thừa kế ngôi nhà và tuyên bố nếu chúng tôi còn tiếp tục giữ di ảnh bà ngoại ở đây, họ sẽ làm căng.

Tôi và vợ không cãi lại. Vợ tôi lì lợm nói kệ họ, ai có nhà riêng thì về nhà riêng, không ai có quyền hắt hủi gia đình chúng tôi ra đường. Ban đầu, các anh chị làm ầm ĩ, nhưng thấy chúng tôi không phản ứng thì dần lặng im, để mọi chuyện tạm thời lắng xuống.

Tuần trước là giỗ bố tôi. Vợ chồng tôi chuẩn bị 7 mâm cỗ, khách khứa đến đông đủ, nhưng không có bóng dáng gia đình các anh chị. Tôi gọi điện thì chị gái bảo giỗ được tổ chức ở nhà anh cả. Lý do là vì nhà tôi vẫn còn thờ bà ngoại. Họ dọa rằng nếu không chuyển di ảnh bà ra khỏi nhà, thì cả họ sẽ không bao giờ bước chân đến đây nữa.

Một hôm, anh cả mặt hằm hằm đi đến nhà chúng tôi, lớn tiếng:

– Đây là nhà của bố mẹ, không phải nơi thờ người ngoài. Hai đứa định chiếm luôn ngôi nhà này à?

Tôi nhẫn nhịn giải thích:

– Anh à, vợ em đã chăm sóc bố mẹ suốt bao năm. Giờ cô ấy muốn thờ mẹ đẻ ở đây, em thấy chẳng có gì sai cả.

Nhưng anh cả không chịu, còn lôi kéo hai anh trai khác đến để gây sức ép với vợ chồng tôi. Cuộc tranh cãi trở nên gay gắt hơn khi chị gái tôi lên tiếng:

– Căn nhà này là tài sản chung, chú không có quyền tự ý quyết định. Chúng tôi sẽ đòi lại phần của mình nếu chú không chuyển di ảnh bà ấy ra khỏi nhà!

Vợ tôi ngồi lặng, mắt đỏ hoe nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh. Cô ấy nói nhỏ, nhưng rõ ràng:

– Nếu mọi người muốn đòi nhà, cứ kiện ra tòa. Đây là nhà của bố mẹ để lại, và em tin rằng bố mẹ chồng em nếu còn sống sẽ không bao giờ đồng ý với những lời các anh chị nói hôm nay.

 

Lời vợ tôi như châm ngòi nổ. Anh cả giận dữ đứng dậy, đập bàn:
– Mày thách đúng không? Được, tao sẽ làm đến cùng!

Ngay lúc không khí đang căng như dây đàn, bác trưởng họ bất ngờ xuất hiện. Bác mang theo một chiếc phong bì dày và nói lớn:

– Các cậu cãi nhau cái gì? Đây là di chúc mà bố mẹ các cậu đã để lại. Trước khi ông bà mất, tôi đã được bố mẹ các cậu nhờ giữ và trao lại khi cần thiết. Giờ xem đi!

Bác mở phong bì, rút ra một tờ giấy đã ngả màu và đọc trước mọi người. Giọng bác chậm rãi nhưng rõ ràng:

– Căn nhà này, bố mẹ để lại cho vợ chồng thằng út. Ông bà nói, nó là đứa ở gần, chăm sóc ông bà lúc cuối đời. Các con khác đã được chia phần từ trước, giờ không ai được quyền tranh chấp.

Không khí lặng ngắt. Các anh chị tôi khó chịu ra mặt nhưng không dám nói gì thêm.

 

Nghe đến đây, tôi cảm thấy như trút được gánh nặng. Tôi quay sang vợ, nhẹ nhàng nắm lấy tay cô ấy:

– Anh đã nói rồi, đây là nhà của chúng ta. Em cứ thờ mẹ ở đây, ai có ý kiến gì anh sẽ bảo vệ em đến cùng.

Vợ tôi nhìn tôi, nước mắt rơi nhưng là giọt nước mắt của sự biết ơn và nhẹ nhõm.

Các anh chị tôi, dù không hài lòng, cũng không dám nói thêm lời nào. Từng người một đứng dậy ra về.