Nhà chồng tôi có 4 người con, chồng tôi là con cả, dưới là 3 cô em gái và đã lập gia đình. Ngay từ ngày về làm dâu tôi đã không hơp với mẹ chồng nhưng vẫn cố phải tỏ ra vui vẻ, cam chịu sống cùng. Bởi vì tôi biết, chồng tôi rất thương mẹ vất vả nên muốn phụng dưỡng bà đến hết đời. Tôi dù không thích nhưng cũng cố gắng ngậm bồ hòn làm ngọt chứ chưa bao giờ dám c;;;ãi hay h;;ỗn l;;áo với mẹ chồng. Oái oăm 1 cái là, suốt 10 năm về làm dâu, năm nào mẹ chồng cũng đưa cho 100 nghìn đồng yêu cầu vợ chồng tôi làm 5 mâm cỗ đãi khách dịp giỗ bố. Các chị cũng chỉ đến bữa mới thấy có mặt, ăn uống ê hề xong lại gói đồ mang về chứ chẳng đóng góp hay hộ đỡ gì. Năm nay, tôi quyết không cam chịu nữa. Gần ngày giỗ bố chồng, mẹ chồng vẫn đưa 100 nghìn như thường lệ, tôi vẫn vui vẻ nhận tiền để rồi đến giờ ăn, cả nhà được phen n;;áo l;;oạn: Phải thế mới chừa được…Đọc tiếp tại bình luận…

Đã bảo năm nay tôi phải chịu cảnh làm giỗ bố chồng với 100k đóng góp rồi. Năm nay, tôi quyết tâm vùng lên không để mình bị chèn ép mãi được. Cuối cùng, tôi cũng nghĩ ra cách để mẹ chồng và 3 cô em gái bên chồng phải rút ví ra chứ không thể ‘lờ’ đi mãi như thế được!

Chuyện là thế này, cứ năm nào sắp đến giỗ bố chồng là vợ chồng tôi lại lo ngay ngáy (vì tiền). Bản thân tôi vừa tiếc của lại vừa thấy ấm ức vô cùng. Suốt 10 năm về làm dâu, năm nào mẹ chồng cũng đưa cho 100 nghìn đồng yêu cầu vợ chồng tôi làm 5 mâm cỗ đãi khách dịp giỗ bố.

Nhà chồng tôi có 4 người con, chồng tôi là con cả, dưới là 3 cô em gái và đã lập gia đình. Ngay từ ngày về làm dâu tôi đã không hơp với mẹ chồng nhưng vẫn cố phải tỏ ra vui vẻ, cam chịu sống cùng. Bởi vì tôi biết, chồng tôi rất thương mẹ vất vả nên muốn phụng dưỡng bà đến hết đời. Tôi dù không thích nhưng cũng cố gắng ngậm bồ hòn làm ngọt chứ chưa bao giờ dám cãi hay hỗn láo với mẹ chồng.

Nếu gia đình có điều kiện thì tôi chẳng tiếc gì bỏ ra mấy triệu làm cỗ. Nhưng khổ nỗi vợ chồng tôi tôi đều lương thấp, thu nhập mỗi tháng chỉ đủ nuôi 5 miệng ăn và dư được chút đỉnh. Mẹ chồng lương hưu hàng tháng được 5 triệu đồng nhưng bà chẳng bao giờ bỏ ra một đồng để chi tiền thức ăn hay mua cho cháu hộp sữa. Nhiều lần ấm ức lắm, tôi than với chồng thì anh ấy bênh mẹ chằm chặp.

hình ảnh

Năm nào vợ chồng tôi cũng phải tự bỏ tiền lo đám giỗ bố, ảnh minh họa

Cho đến một ngày, đi làm về từ ngoài sân tôi đã nghe thấy ba cô con gái đang nịnh nọt mẹ chồng và ra sức nói xấu tôi. Trước khi mọi người ra về, mẹ chồng dúi vào tay mỗi cô con gái một chỉ vàng và bảo đừng nói cho ai biết kẻo lại đến tai chị dâu. Tôi mỉm cười mà nước mắt tuôn rơi. Bao nhiêu năm phụng dưỡng chăm lo cho  bà nhưng bà chỉ coi tôi như ‘kẻ địch’

Năm nay đến dịp giỗ bố chồng, mẹ chồng lại đưa tôi 100k, điều này tôi cũng không lấy gì làm lạ nữa. Còn gia đình 3 cô em gái ở gần thì chỉ mua trái cây tiền vàng đến cúng bố, chứ không góp với vợ chồng tôi đồng nào. Để có được 5 mâm cỗ tươm tất giỗ bố, vợ chồng tôi phải tiết kiệm trước từ 3 tháng mới đủ tiền chứ không hề dễ dàng gì.

Mẹ chồng nói là hết tiền rồi nên chỉ có thể góp với tôi 100 nghìn đồng như mọi năm. Tôi khẽ mỉm cười rồi nhận số tiền. Trong lòng tôi biết hết, bà có thể mua vàng cho con gái mà không thể bỏ tiền ra giỗ chồng. Tôi thầm nghĩ, mình không thể bị mấy mẹ con họ lợi dụng mãi được, thế là tôi nghĩ ra một kế để vùng lên tự cứu lấy mình.

Bình thường vào ngày giỗ bố chồng năm nào tôi cũng đặt cỗ, năm nay tôi vẫn đặt như vậy rồi đi làm bình thường. Tôi biết khi gặp sự cố mẹ chồng sẽ gọi điện cho chồng nên ngay buổi sáng tôi bảo điện thoại hỏng, mượn tạm máy chồng để liên hệ cỗ bàn cho tiện. Và chồng vui vẻ đưa cho tôi mượn.

Đến 10h, mẹ chồng hốt hoảng gọi điện hỏi tôi sao chưa thấy ai đưa cỗ đến? Tôi vội về nhà, nhìn thấy khách đã đến đông đủ rồi mà cỗ chưa đến, tôi rất đắc ý trong bụng. Vừa nhìn thấy tôi, mẹ và các em đã hỏi, tôi bảo là tháng này con ốm, không có tiền trả cỗ nên họ không đưa tới.

hình ảnh

Tôi nghĩ mình không làm gì sai cả, ảnh minh họa

Mẹ chồng tức giận bảo con gái gọi điện cho chồng tôi hỏi có lo được cỗ giỗ bố không? Khi không thể liên lạc được với chồng tôi, mấy người náo loạn cả lên. Đến lúc này tôi mới bảo 5 mâm cỗ giá trị 4 triệu đồng, ai có tiền thì góp ra để trả cho nhà hàng và họ sẽ mang cỗ đến ngay.

Nhìn 4 mẹ con bấm bụng rút ví mà tôi thở phào nhẹ nhõm. Không biết mẹ chồng và các cô em chồng có hiểu được cảm giác phải lo tiền giỗ bố bao năm nay của vợ chồng tôi không. Tôi thầm mong là sau lần ‘nhắc nhở khéo’ này, các cô em chồng sẽ có ý thức hơn và biết đỡ đần anh chị trong việc lo công việc chung của gia đình.

Xong tiệc, khách khứa về hết, mẹ chồng tôi tức tối kể hết mọi chuyện với chồng tôi, ngay lập tức tôi bị một cái t/á/t bỏng má.

Đến lúc này cũng chẳng còn gì mà phải giữ ý nữa, tôi ấm ức nói ra tất cả.

Tôi nói bố mẹ đẻ ra nuôi lớn thành người cũng chưa chăm sóc được ngày nào, cớ sao đi lấy chồng, làm được đồng nào phải lo cho cả nhà chồng? Đã thế giỗ bố chồng, mẹ chồng và các em gái có tiền song không ai bỏ ra, để mình con dâu tự lo, tôi gánh thế nào được. Thế nhưng, dù tôi có uất ức thế nào thì chẳng ai cho lời tôi nói là đúng, họ đều cho rằng tôi là dâu mà hỗn láo, tị nạnh và không biết chăm lo cho gia đình chồng như những người phụ nữ khác. Tôi chán nản quá, theo mọi người tôi nên làm gì bây giờ.