Tôi lấy cô vợ lớn hơn mình 3 tuổi, vì gia cảnh nghèo khó nên đành an phận ở rể. Thời gian đầu về ở rể, tôi cũng chịu khó cày cuốc để lo cho vợ con và phụ giúp thêm cho bố mẹ vợ, mỗi tháng góp 5 triệu cho ông bà. Sau khi cưới 3 năm, công ty BĐS tôi làm phá sản, tôi thất nghiệp. Tôi nghĩ bản thân lúc này không đủ khả năng để trợ giúp bố mẹ vợ 5 triệu mỗi tháng như trước. Để tiết kiệm tiền lo cho con gái ăn học, tôi đành ngậm ngùi thổ lộ với bố mẹ vợ về việc cắt giảm tiền. Cứ ngỡ sẽ nhận được sự cảm thông, nhưng bố mẹ vợ tôi lại tỏ thái độ tức giận: “Anh “ăn nhờ ở đậu” nhà tôi suốt mấy năm nay, đỡ được biết bao nhiêu tiền. Vợ chồng tôi cũng không đối đãi tệ bạc với anh, thế mà bây giờ anh lại bảo cắt giảm tiền phụ giúp là như thế nào? Con anh tôi trông, tôi chăm sóc từ bé đến giờ chưa đòi trả công. Lúc vợ chồng anh đi làm bận rộn, tôi cũng phụ “cơm bưng nước rót”, vậy mà giờ anh đòi cắt tiền phụ trợ. Anh nghĩ 5 triệu của anh mà đủ hả?”. Mặc cho tôi ra sức lý giải, bố mẹ vợ vẫn khó chịu ra mặt. Thậm chí còn lớn giọng trách mắng khiến cho con gái nhỏ đang ngủ trong phòng ra ngoài chứng kiến chuyện không hay ho này, đọc thêm dưới bình luận

Bố mẹ tôi mất sớm, một tay bà ngoại nuôi tôi từ năm tôi 15 tuổi cho đến khi yên bề gia thất. Chứng kiến ngày thành hôn của tôi, và trông thấy đứa chắt nhỏ chào đời, nửa năm sau thì bà ngoại cũng về với ngàn thu. Tôi lấy cô vợ lớn hơn mình 3 tuổi, vì gia cảnh nghèo khó nên đành an phận ở rể, vả lại vợ tôi cũng được cưng chiều từ nhỏ nên nhất quyết không chịu sống trong căn nhà có phần hơi xập xệ mà bà ngoại trước khi mất đã để lại cho tôi.

Dù nhà vợ cũng không khá giả là bao, nhưng so với hoàn cảnh của tôi thì đỡ hơn nhiều. Thời gian đầu về ở rể, tôi cũng chịu khó cày cuốc để lo cho vợ con và phụ giúp thêm cho bố mẹ vợ. Tuy học hành không được đến nơi đến chốn vì nhà nghèo, nhưng thời điểm đó tôi may mắn được bác ruột nhờ vào mối quan hệ mà giới thiệu vào làm nhân viên sale cho một công ty bất động sản. Mức lương kiếm được từ công việc này cũng tạm ổn định, đủ lo cho gia đình. Nếu biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý thì tôi cũng sẽ để dành được một khoản dư, dù không nhiều.

Sau 2 năm cưới vợ và về nhà vợ ở rể, tôi cũng khá được lòng bố mẹ vợ vì tính tình hiền lành, lại chăm chỉ làm ăn và biết chăm sóc vợ con. Vả lại lúc đó đều đặn mỗi tháng tôi đều gửi cho bố mẹ vợ 5 triệu, tháng nào trúng mánh hơn thì tôi sẽ phụ thêm. Vì tôi nghĩ ở với bố mẹ vợ, bố mẹ cũng đã phụ hai vợ chồng chăm sóc cháu gái rất tốt, và tôi cũng ở nhờ nhà bố mẹ vợ suốt mấy năm nay. Vậy nên khoản tiền này chi ra đều là thấu tình đạt lý.

Lúc trước khi có công việc ổn định, tôi thường tặng quà bố mẹ vợ vào mỗi dịp lễ (Ảnh minh hoạ).

Nhưng rồi 3 năm trở lại, kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát thì mọi thứ đã dần thay đổi. Không chỉ mất rất nhiều khoảng thời gian để phòng bệnh và chữa bệnh, khiến công việc của tôi điêu đứng, mà cái hậu Covid để lại mới thật sự đáng sợ. Từ cuối năm 2022 đến nay, nền kinh tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam cũng không ngoại lệ bắt đầu rơi vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, hàng loạt các công ty lớn nhỏ thi nhau cắt giảm nhân lực vì nguồn vốn thiếu hụt. Và rồi chuyện đáng sợ nhất mà tôi không mong muốn xảy đến với mình cũng đã đến, mặc dù trước đó tôi cũng đã đoán được phần nào nhưng vẫn không ngừng nuôi hy vọng.

Tôi bị công ty đã gắn bó suốt mấy năm qua sa thải, vì ngành bất động sản thời gian này như đã “đóng băng” hoàn toàn. Nguồn thu nhập chính và cũng là duy nhất của tôi, của cả gia đình tôi đã mất đi một cách không thể làm gì được. Kể từ ngày tôi thất nghiệp, khoảng tiền chắt chiu dành dụm trước đó cũng dần cạn kiệt.

Vợ tôi cũng rơi vào hoàn cảnh không khác gì tôi cả. Mặc dù chưa bị đuổi việc, nhưng công ty của cô ấy cũng sắp đứng trên bờ vực cạn vốn khi mấy tháng liên tiếp nợ lương nhân viên. Nhưng khác với tôi, tôi càng tiết kiệm bao nhiêu thì vợ tôi lại tiêu xài phung phí bấy nhiêu. Tiền dành dụm của cả hai vợ chồng hầu như đều là của tôi, bởi vì ngày trước, cô ấy làm ra được đồng nào thì liền đổ hết vào việc mua sắm, ăn uống và vui chơi vô tội vạ.

Dù hiện tại cả hai vợ chồng đều rơi vào hoàn cảnh này, nhưng cái tính “xài tiền như giấy” của vợ tôi vẫn không bỏ. Bao nhiêu chi phí trong gia đình, ăn uống, điện nước, học hành cho con đều do một lưng tôi gánh vác. Nhiều lần cũng vì áp lực mà tôi và vợ xảy ra tranh cãi. Thực ra tôi cũng biết tính này của vợ là vì bố mẹ vợ lúc trước đã cưng chiều cô quá mức, là con một nên đều muốn gì được nấy. Lần nào vợ chồng tôi cãi nhau, tôi cũng sẽ đều bị bố mẹ vợ mắng mỏ và không cần biết đúng sai, họ liền ngay lập tức bênh vực cô “con gái rượu” của mình.

Bố mẹ vợ buông lời cay đắng, phản đối gay gắt khi tôi ngỏ ý cắt giảm tiền phụ trợ (Ảnh minh hoạ).

Vì đang giai đoạn thất nghiệp nên tiền bạc cũng dần túng thiếu và nhạy cảm hơn. Tôi nghĩ bản thân lúc này không đủ khả năng để trợ giúp bố mẹ vợ 5 triệu mỗi tháng như trước. Để tiết kiệm tiền lo cho con gái ăn học, tôi đành ngậm ngùi thổ lộ với bố mẹ vợ về việc cắt giảm tiền. Cứ ngỡ sẽ nhận được sự cảm thông, nhưng bố mẹ vợ tôi lại tỏ thái độ tức giận:

– Anh “ăn nhờ ở đậu” nhà tôi suốt mấy năm nay, đỡ được biết bao nhiêu tiền. Vợ chồng tôi cũng không đối đãi tệ bạc với anh, thế mà bây giờ anh lại bảo cắt giảm tiền phụ giúp là như thế nào? Con anh tôi trông, tôi chăm sóc từ bé đến giờ chưa đòi trả công. Lúc vợ chồng anh đi làm bận rộn, tôi cũng phụ “cơm bưng nước rót”, vậy mà giờ anh đòi cắt tiền phụ trợ. Anh nghĩ 5 triệu của anh mà đủ hả? 

– Con cũng hiểu được phần nào và biết ơn những gì bố mẹ đã làm với gia đình nhỏ của con từ trước đến nay. Thế nhưng thực sự hoàn cảnh bây giờ không cho phép bố mẹ ạ! Bố mẹ thông cảm cho con, cho con thời gian. Khi nào kinh tế khấm khá hơn, con cũng ráng xin được việc thì sẽ phụ giúp bố mẹ nhiều hơn.

Tôi nói với giọng vô cùng khẩn khiết và nhẹ nhàng. Thế nhưng bố mẹ vợ vẫn mặt nặng mày nhẹ, không đồng ý với lời thỉnh cầu của tôi. Càng đáng buồn hơn khi vợ tôi cũng không thông cảm và hiểu cho chồng, mà một mực nói đỡ cho bố mẹ, và còn không quên nói với giọng điệu chế giễu.

– Tôi không biết, anh làm gì làm, bây giờ mình còn đang ở nhờ nhà bố mẹ, anh phải phụ tiền để đỡ đần bố mẹ. Anh còn phải lo cho tôi và con không được thiếu bất cứ thứ gì đâu đấy! Anh làm chồng mà không lo được đầy đủ cho gia đình thì tôi thực sự hối hận khi lúc trước đã lấy anh.

– Không phải là con không phụ bố mẹ, con chỉ xin cắt giảm bớt một phần để còn lo tiền đóng học cho bé Min, học phí trường con bé cũng khá cao, thời gian này khó khăn quá nên con chưa xoay xở kịp với nhiều khoản phải chi như thế bố mẹ ạ. Bố mẹ hãy hiểu cho con nhé!

Con gái thấy mọi người trong nhà cãi nhau liền sợ hãi (Ảnh minh hoạ).

Mặc cho tôi ra sức lý giải, bố mẹ vợ vẫn khó chịu ra mặt. Thậm chí còn lớn giọng trách mắng khiến cho con gái nhỏ đang ngủ trong phòng thức giấc. Nó với gương mặt bơ phờ đi ra, tôi thấy vậy liền ra hiệu cho bố mẹ và vợ kết thúc cuộc tranh luận ở đây, vì không muốn con gái nhỏ phải chứng kiến điều này. Thế nhưng bố mẹ vợ tôi vẫn mặc kệ sự xuất hiện của cháu gái, tiếp tục gằn giọng:

 

– Mày ra đây mà xem bố mày có vô dụng không hả? Nuôi mày đã đủ tốn công, bây giờ lại còn nhận được ít đồng bạc lẻ. Thế thì từ mai ăn rau cả nhé, rồi có không lớn nổi thì đừng trách bà, trách là trách bố mày không có năng lực lo cho gia đình sung túc. 5 năm trời rồi mà không dành dụm được đồng nào để xây cái nhà riêng, cứ “ăn nhờ ở đậu” thế này, lại không chịu bỏ tiền, thân già này lo chưa xong mà còn phải lo thêm 3 miệng ăn nữa thì ai chịu nỗi.

Tôi thực sự bất lực và khó chịu vì thái độ của bố mẹ vợ lúc này. Họ không hề nể nang gì tôi cả, mà còn lớn giọng trách mắng tôi ngay trước mặt con gái khiến đứa trẻ đang trong cơn chưa tỉnh ngủ cũng bị hoảng sợ và mếu máo.

Tâm sự từ độc giả minhhuy…@gmail.com

Theo chuyên gia tâm lý, việc người lớn cãi nhau trước mặt trẻ nhỏ có thể gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý và hành vi của trẻ. Khi trẻ chứng kiến người lớn cãi nhau, trẻ có thể trở nên sợ hãi, lo lắng, bối rối và không biết phải làm gì. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, gây ra những vấn đề như khó ngủ, tăng động, giảm khả năng tập trung, hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng học tập và tương tác xã hội của trẻ.

Bên cạnh đó, việc người lớn cãi nhau trước mặt trẻ cũng có thể gây ra những tác động xấu lâu dài đến tâm lý và hành vi của trẻ, như tạo ra những khuất tất, căng thẳng và mâu thuẫn trong gia đình. Do đó, người lớn cần nhận thức được tác động từ hành vi của mình đến trẻ, và cần có sự kiểm soát trong việc giải quyết xung đột trước mặt trẻ nhỏ. Nếu không thể tránh khỏi các tranh cãi, người lớn cần kiểm soát cảm xúc của mình và giải quyết tình huống một cách trưởng thành, văn minh và có tình yêu thương đối với trẻ.