Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát
Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.
Chỉ sau vài giờ chia sẻ câu chuyện của chính mình, bài viết của anh Trương Tiến thu hút sự chú ý của người dùng
Tôi được sinh ra trong 1 gia đình thuần nông. Cả 2 bố mẹ đều là những người nông dân chân chất, thật thà. Dẫu vất vả nhọc nhằn đến mấy, gia đình đều mong muốn tôi học hành tử tế, có công việc ổn định trên thành phố nhằm thoát nghèo.
Không phụ lòng mong mỏi của mọi người, sau khi học xong đại học, tôi may mắn được mời làm việc tại một tập đoàn tài chính lớn. Ở 1 mình lại chi tiêu tiết kiệm, tôi dư được khoảng khoảng 10 triệu đồng để gửi về biếu bố mẹ ở quê.
Trong suốt 10 năm qua, tôi vẫn đều đặn gửi tiền vào tài khoản của bố vào ngày đầu tháng. Tôi cố gắng hết sức với mong muốn giúp bố mẹ ở nhà không phải vất vả như trước.
Ánh minh họa
Hôm đó, trong lúc đến ngân hàng để gửi tiền về, tôi bắt gặp một người quen cùng quê. Trong cuộc trò chuyện chỉ vỏn vẹn khoảng 2 phút, anh ấy vô tình nhắc đến việc gần đây bố tôi thường xuyên đến ngân hàng để giải quyết công việc gì đó. Tôi khá bất ngờ và tỏ ra khó hiểu khi biết được thông tin này.
Bằng mối quan hệ với 1 vài nhân viên ngân hàng, tôi xem được lịch sử giao dịch từ tài khoản của bố. Điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả là số dư tài khoản của ông là con số 0. Sau khi tôi gửi tiền về, bố không chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm hay rút ra để tiêu. Thay vào đó, ông lại chuyển vào 1 tài khoản của người xa lạ nào đó mà tôi chưa từng biết tên.
Nhìn vào lịch sử giao dịch, tôi hoài nghi và đầy bối rối. Chẳng lẽ số tiền tôi khó nhọc kiếm được lại bị bố chuyển cho 1 người xa lạ nào đó. Ngay tối hôm đó, tôi quyết định gọi điện về nhà để hỏi chuyện.
Ban đầu, bố lưỡng lự và từ chối trả lời câu hỏi của tôi. Sau một hồi, ông mới bắt đầu kể đầu đuôi câu chuyện. Chủ nhân của tài khoản ngân hàng kia là 1 người đàn ông giàu có trong làng. Người này đã kêu gọi mọi người góp vốn để đầu tư vào một loại tiền ảo cho lãi suất cao hơn cả gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nghe những lời đường mật đó, cộng thêm vốn kiến thức ít ỏi, nhiều người trong làng, trong đó có bố tôi đã góp vốn đầu tư với hy vọng đổi đời.
Anh ta hứa hẹn sau ít nhất 1 năm góp vốn sẽ sinh được lời. Chẳng chút hoài nghi nào, trong vòng hơn 1 năm qua, bố tôi đều đặn gửi tiền vào tài khoản của người đàn ông kia với hy vọng sẽ nhận được 1 khoản tiền khổng lồ.
Tuy nhiên, đã 1 năm rưỡi từ ngày góp vốn, bố tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền lãi nào. Không chỉ bố tôi và những người cùng góp vốn cho người đàn ông này đều thắc mắc về khoản tiền lãi. Song, người này chỉ nói rằng hoạt động đầu tư đang gặp trục trặc nên lại hẹn sau 2 năm mới nhận được tiền.
Nghe đến đây, tôi biết chắc rằng người đàn ông kia đã lợi dụng người dân nhẹ dạ cả tin để lừa tiền nhằm chiếm đoạt tài sản nên lập tức báo cáo sự việc cho cảnh sát địa phương.
May mắn, chỉ khoảng 1 tháng sau đó, cảnh sát đã triệu tập bố con tôi tại cơ quan điều tra nhằm trả lại toàn bộ số tiền.
Ảnh minh họa
Nhìn lại trải nghiệm này, tôi thở phào nhẹ nhõm vì đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc làm của bố. Sau gần 10 năm gửi tiền về cho bố mẹ, tôi quyết định ngừng việc này. Song điều này không có nghĩa là tôi bỏ mặc họ. Ngược lại, tôi dành thời gian để đồng hành và chăm sóc bố mẹ. Tôi thường xuyên trở về nhà để trò chuyện, ăn uống để hiểu được mong muốn của họ. Nhận thấy trong nhà còn thiếu đồ đạc gì, tôi chủ động mua sắm thêm.
Với những gì đã trải qua, tôi nhận ra phụng dưỡng cha mẹ, chu cấp cho họ bằng khoản tiền mình kiếm được là điều con cái nên làm. Tuy nhiên, những người làm con như chúng ta cũng cần phải dành thời gian cho đấng sinh thành. Bầu bạn cùng cha mẹ, quan tâm đến sức khỏe và nói lời yêu thương họ mỗi ngày là cách tốt nhất để thể hiện lòng hiếu thảo.