Mẹ chồng của con gái tôi là kiểu “trưởng giả học làm sang”, bà ta không hề có nguồn tài chính ổn định để chi trả cho những sở thích xa xỉ như shopping những chiếc túi hàng hiệu, chi tiền cho những chuyến du lịch nước ngoài. Đáng nói, thông gia thường xuyên gây áp lực để con gái tôi phải đứng ra trả tiền cho những khoản mua sắm đó, chính là số tiền dành dụm có thể dùng để mua sữa, tã, bỉm cho cháu nội của bà. Điều trớ trêu là dù bà có thể dành cả ngày bên ngoài để mua sắm nhưng lại không sẵn lòng dành chút thời gian để trông nom cháu. Khi con gái hết cữ, nó nhờ bà ấy giữ cháu đến khi thằng bé đủ tuổi đi nhà trẻ nhưng câu trả lời luôn là một sự từ chối thẳng thừng với lý do “bận rộn” hoặc “đã có kế hoạch khác”. Không thể để con gái ấm ức, tôi đánh liều gọi điện cho con rể để bí mật làm 1 việc nhằm dạy dỗ thông gia… 👇ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

Thôi thì bà ấy không thương con dâu đã đành nhưng chẳng lẽ không thương con trai mình?


Gả con gái đi lấy chồng là nỗi lòng của nhiều bà mẹ chứ chẳng phải của riêng tôi. Hàng ngày đối mặt với bao nhiêu sóng gió trong cuộc sống gia đình đã đủ đau đầu rồi nhưng cứ nghĩ đến những tủi thân của con gái ở nhà người ta tôi lại càng nặng lòng hơn.

Có lẽ, mỗi lần nhắc đến thông gia, nhiều người sẽ đến những mối quan hệ có chút chừng mực và khách sáo nhưng đối với tôi, đó lại là những câu chuyện đầy trăn trở và mệt nhọc.

Bà thông gia của tôi, một người phụ nữ quý phái và đầy sức sống, có một sở thích thành nghiện ngập luôn đó là mua sắm. Không phải là mua sắm những thứ cần thiết, mà là những cuộc vui chơi tiêu hoang không hồi kết. Bà có một đam mê bất tận với những chuyến shopping, những chiếc túi hàng hiệu, và không ngần ngại chi tiền cho những chuyến du lịch xa hoa mỗi khi có cơ hội. Tôi hiểu, mỗi người có quyền theo đuổi niềm đam mê của riêng mình, nhưng đó là khi họ tự chủ về tài chính.

Tuy nhiên, điều khiến tôi đau đầu nhất không phải là thói quen xa xỉ của bà, mà là việc bà không hề có nguồn tài chính ổn định để chi trả cho những sở thích ấy. Và thay vì tự lập và tiết kiệm, bà thường xuyên gây áp lực để con gái tôi phải đứng ra trả tiền cho những khoản mua sắm đó. Mỗi lần như vậy, lòng tôi lại quặn thắt khi phải lấy từ số tiền dành dụm của con gái, số tiền mà vợ chồng chúng nó có thể dùng để mua sữa, tã, bỉm cho con.

Điều trớ trêu là dù bà có thể dành cả ngày bên ngoài để mua sắm, bà lại không sẵn lòng dành chút thời gian nào để trông nom cháu mình. Khi con gái tôi nhờ bà ấy giữ cháu cho đến khi thằng bé đủ tuổi đi nhà trẻ để con bé có thể đi làm, câu trả lời luôn là một sự từ chối thẳng thừng với lý do “bận rộn” hoặc “đã có kế hoạch khác”. Tôi không thể hiểu nổi tại sao việc gặp gỡ bạn bè, đi chơi xa hay ngồi hàng giờ trong các trung tâm thương mại lại quan trọng hơn việc chăm sóc và dành thời gian cho cháu mình.

Cuối cùng, như các cụ đã nói, cháu bà nội tội bà ngoại, thương cháu thương con, tôi đành gác lại nhiều việc để ở nhà trông thằng bé. Tôi không thể không cảm thấy sự bất công cho con gái mình khi mà nó vừa phải làm việc vất vả để kiếm tiền, vừa phải chăm sóc con nhỏ, trong khi bà thông gia lại sống một cuộc sống vô tư, không lo lắng về bất kỳ trách nhiệm nào.

Đôi khi, tôi tự hỏi, liệu bà ấy có thực sự yêu thương và quan tâm đến gia đình con trai mình không, hay chỉ coi chúng nó là nguồn tiền bất tận cho những thú vui cá nhân? Tôi cảm thấy đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra và yêu thương nuôi nấng là thế đang bị cuốn vào một trò chơi mà luật lệ chỉ có một mình bà thông gia đặt ra, còn nó chỉ là một quân cờ bị đẩy đưa theo ý muốn của bà ấy.

Trong những đêm dài thao thức, tôi thường nghĩ về cách để thay đổi tình hình này. Tôi biết rằng mình cần phải đặt ra giới hạn và bảo vệ quyền lợi của bản thân và gia đình nhưng khổ nỗi mối quan hệ giữa 2 nhà thông gia luôn là mối quan hệ rất nhạy cảm. Khi vợ chồng chúng nó vẫn đang cố gắng nhẫn nhịn thì tôi đành phải đứng ngoài nhìn, xót con, thương cháu mà chẳng thể làm gì được.

Bà thông gia nghiện mua sắm, tiêu tiền như phá, bắt con dâu phải trả nhưng nhờ trông cháu thì chối đây đẩy- Ảnh 1.
Tôi từng gọi con rể sang để nói chuyện, tôi muốn biết tâm nguyện của nó thế nào. Thằng bé cũng có những nỗi khổ tâm của riêng mình. Bố nó mất lâu rồi giờ chỉ còn mỗi mẹ, biết rằng bà tiêu xài hoang phí làm khổ vợ con mình nhưng cũng chẳng bỏ được mẹ.

Tôi phân tích rõ ràng tình hình cho con rể nghe, yêu thương không có nghĩa là phải chiều chuộng vô độ. Bây giờ tiền không phải vỏ hến cứ tiêu hết đi rồi đến khi chính bà thông gia có việc gì như ốm đau thì lấy đâu ra tiền mà lo?

Hôm vừa rồi, con gái tôi gọi điện xin về nhà ở 1 thời gian vì vợ chồng nó cãi nhau căng thẳng vì chuyện bà thông gia vay tín dụng để đi du lịch rồi giờ về bắt con cái chi trả. Bên tín dụng họ gọi điện liên tục, làm phiền kinh khủng cuộc sống của cả nhà. Hai vợ chồng nó vì chuyện này mà xích mình không thể giải quyết được…

Tôi bảo con gái cứ đưa cháu về nhà ở tạm đã rồi tính sau. Tôi có linh cảm vợ chồng nó đến phải ly dị vì bà thông gia mất thôi. Có vẻ như con gái tôi cũng quá mệt mỏi khi phải “nuôi” 1 cái thùng không có đáy ấy.

Tôi đau lòng chứ, nhưng lại không dám khuyên con gái dứt khoát, lời khuyên nào liên quan đến hôn nhân của người khác đều là không nên.

Tôi thật sự không hiểu, cùng là những người mẹ, tại sao tôi đau lòng con cái đến như vậy mà bà thông gia thì lại luôn hành hạ cuộc đời chúng nó? Thôi thì bà ấy không thương con dâu đã đành nhưng chẳng lẽ không thương con trai mình? Tại sao không xót những đồng tiền mà con cái nó làm ra để tiêu như để phá như thế?