Lương 8,5 triệu, chạy xe máy leo lên vỉa hè bị phạt 6 triệu đồng….Leo lề là sai, tôi không có gì để biện minh. Mức phạt tăng cao, tôi tự tìm cách thích nghi.

Mức phạt từ 4-6 triệu đồng đối với hành vi chạy xe leo lên vỉa hè theo quy định mới đã gây ra không ít tranh luận.

Nhiều người đặt câu hỏi: Với thu nhập bình quân tháng của lao động năm 2024 là 8,5 triệu đồng, liệu mức phạt này có thực sự hợp lý?

Phạt nặng có thể giúp nâng cao ý thức người tham gia giao thông, điều này không sai. Tuy nhiên, tiền phạt cần được cân nhắc dựa trên mức sống trung bình chung.

Do đó, thay vì chỉ nhìn nhận lỗi này dưới góc độ ý thức cá nhân, cần xem xét cả yếu tố khách quan.

Một số mức xử phạt theo Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Một số mức xử phạt theo Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Một điều khác cần được đặt ra là sự công bằng. Khi người dân leo xe lên vỉa hè bị phạt nặng, vậy những trường hợp lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, dựng rạp cưới hay để xe cá nhân sẽ bị xử lý ra sao?

Vỉa hè vốn là của người đi bộ, nhưng ai sẽ đòi lại không gian ấy cho họ? Hơn nữa, mức phạt cũ vẫn đủ tính răn đe nếu được thực thi nghiêm túc. Vấn đề cốt lõi không chỉ nằm ở việc tăng mức phạt, mà là làm sao để luật pháp được áp dụng công bằng và hiệu quả.

Có thể bổ sung hình thức phạt lao động công ích, chẳng hạn như dọn dẹp vỉa hè hoặc tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng? Điều này vừa mang tính giáo dục vừa giảm bớt gánh nặng tài chính cho người vi phạm, đồng thời giúp họ nhận thức rõ hơn về hành vi sai trái của mình.

Tóm lại, tôi thấy nâng cao ý thức giao thông cần được thực hiện đồng bộ, từ việc cải thiện hạ tầng, xử lý triệt để lấn chiếm vỉa hè, đến áp dụng các biện pháp phạt mang tính giáo dục.

Quan điểm của bạn về mức xử phạt vi phạm giao thông mới thế nào?

Phạt nặng có thể sẽ tạo được cảm giác răn đe, nhưng xin đừng chỉ tập trung vào con số mà quên đi những yếu tố thực tế khác.

Bị phạt vì đi xe máy lên vỉa hè nhưng đổ lỗi tại ôtô

‘Là người đi xe máy, tôi vẫn phải chấp nhận xếp sau ôtô. Không lý do gì xe máy mặc định có quyền đi trước ôtô ở làn hỗn hợp’.

“Có một thực trạng là nhiều người đi xe máy leo lên vỉa hè luôn biện minh cho hành vi vi phạm của mình là do bị ôtô chiếm mất làn của mình. Nhưng xin thưa phần lớn đường nội đô đều là làn hỗn hợp, tức cả ôtô lẫn xe máy đều được đi, ai tới trước thì đi trước, chứ chẳng có gì là giành đường của nhau ở đây cả. Ôtô nếu đi sai làn thì còn bị phạt nặng hơn cả xe máy, nên tôi có thể đảm bảo là đa số người đi xe hơi không dám chiếm làn xe máy (nếu đường có phân làn rõ ràng).

Thực tế, ở chỗ tôi, trên đường đi làm, tôi quan sát thấy dù đường thông, hè thoáng, nhưng nhiều người đi xe máy vẫn leo lên vỉa hè để đi cho nhanh. Lâu dần, trong đầu họ hình thành nên thói quen leo lề bất cứ lúc nào, dù đường rộng thênh thang. Thói quen chính là thứ hun đúc nên ý thức”.

Đó là quan điểm của độc giả Trunksleessj về những tranh cãi xung quanh ý kiến cho rằng “người đi xe máy leo lên vỉa hè do bị ôtô giành đường”. Từ 1/1/2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan) sẽ bị phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị trừ điểm giấy phép lái xe thêm 2 điểm.

Sau hai tuần áp dụng quy định mới, nhiều trường hợp đi xe máy trên vỉa hè bị lực lượng CSGT phát hiện và xử phạt. Không ít người trong số đó lấy lý do “đường đông, ôtô chặn hết lối đi nên buộc phải leo lên lề đường”. Phản đối lập luận này, bạn đọc Thiên Hạo phân tích: “Đường sá chật hẹp hay ôtô đỗ sai, đi sai làn thì sẽ có cơ quan chức năng xử phạt. Còn nếu các bạn cho rằng xe máy phải được chạy bên phải, vượt phải ôtô thì đó là sai luật.

Nhiệm vụ của người tham gia giao thông là giữ khoảng cách với xe phía trước, đủ an toàn mới được vượt, còn không thì phải xếp hàng phía sau. Không thể lấy cớ đường đông, đường hẹp, bị ôtô chắn lối đi để cho mình cái quyền leo lên vỉa hè”.

Ủng hộ quan điểm trên, độc giả Dũng Trần nhấn mạnh: “Nếu là làn hỗn hợp thì xe máy đến sau phải đi sau. Còn nếu là làn dành riêng cho xe máy, xe thô sơ, thì ôtô đi vào sẽ bị phạt. Không có lý do gì xe máy mặc định có quyền vượt ôtô ở làn hỗn hợp cả. Nếu người lái ôtô lịch sự thì họ có thể nhường đường cho xe máy, còn nếu không thì các bạn phải chịu xếp sau. Tôi là người chủ yếu đi xe máy và vẫn phải chấp nhận như vậy”.

“Xe máy leo vỉa hè để đi cho nhanh nhưng cuối cùng vẫn phải chen ngược xuống lại lòng đường, gây xung đột với các xe khác, nên cơ bản chỉ là ăn cắp đường và thời gian của những người đi đúng luật mà thôi. Ôtô hay xe máy cũng vậy, ai đến trước đi trước, ngăn nắp trật tự, xếp hàng quy củ. Tiếc rằng, văn hóa xếp hàng này ở Việt Nam vẫn còn lạ lẫm với số đông”, bạn đọc Đi Ngang Qua nói thêm.

Độc giả Nghinguyen kết lại: “Nhiều người đi xe máy cứ đổ lỗi cho ôtô giành đường, mà quên mất một điều là nếu ôtô đi sai làn họ cũng sẽ bị phạt, và thậm chí mức phạt còn nặng hơn xe máy nhiều lần. Các bạn không thể biện minh rằng ‘tôi vi phạm vì người khác vi phạm được’. Làm vậy sẽ không có luật nào