Từ 1/7/2025 người dân dùng điện thoại khi vào cây xăng sẽ bị phạt 5 triệu đồng phải không? Ai cũng cần phải biết

Trong đề xuất mới đây của Bộ Công an thì những hành vi vi phạm phòng cháy chữa cháy sẽ bị tăng mức xử phạt hành chính so với trước đây.

Phòng cháy chữa cháy là việc làm cần thiết và cần ý thức toàn dân bởi cháy từ một điểm có thể bùng phát ảnh hưởng diện rộng. Từ ngày 1/7/2025 Luật phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó Bộ Công an đề xuất dự thảo Nghị định xử phạt để có biện pháp xử lý áp dụng đi cùng với luật.

Mang điện thoại, dùng điện thoại ở cây xăng bị phạt nặng

Cây xăng cũng là một vị trí thường có biển cảnh báo phòng cháy chữa cháy và không dùng điện thoại. Nhưng trên thực tế thì nhiều người vẫn dùng mà không chú ý biển cảnh báo.

Tại dự thảo lần 2 của Bộ Công an, đề xuất phạt 3 – 5 triệu đồng với hành vi mang bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào nơi có quy định cấm liên quan phòng cháy.

Dùng điện thoại ở cây xăng hiện nay bị phạt tiền 100-300 nghìn,dự kiến sẽ tăng lên 3-5 triệu

Dùng điện thoại ở cây xăng hiện nay bị phạt tiền 100-300 nghìn,dự kiến sẽ tăng lên 3-5 triệu

Hiện nay, hành vi này the quy định ở Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 – 300.000 đồng.

Dự thảo cũng đề xuất mức phạt 5 – 7 triệu đồng với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy theo quy định. Hiện nay, mức phạt với hành vi này là 300.000 – 500.000 đồng.

Theo quy định này thì khi vào cây xăng cũng là nơi có quy định cấm đến phòng cháy chữa cháy. Do đó khi áp dụng quy định này thì người dân mang điện thoại dùng ở cây xăng có thể bị xử phạt nặng hơn nhiều lần so với mức phạt trong Nghị định 144.

Mức phạt mang sử dụng điện thoại ở cây xăng là 3-5 triệu hiện đang nằm trong dự thảo đề xuất, chưa chính thức ban hành. Nhưng trong xu hướng cần đẩy mạnh ý thức phòng cháy chữa cháy thì có thể đề xuất này sẽ được thông qua trong thời gian tới.

Dù không tăng mức xử phạt người dân cũng cần chú ý với các hành vi dùng điện thoại tại cây xăng bởi chúng gây nguy hiểm cho người dùng và nhiều người khác.

Điện thoại có thể trở thành nguyên nhân gây ra hỏa hoạn cháy nổ ở cây xăng và lúc đó hậu quả khó tưởng tượng được.

Cây xăng là nơi dễ cháy nổ nên người dân cần nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy

Cây xăng là nơi dễ cháy nổ nên người dân cần nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy

Đặc biệt chú ý dùng điện thoại, đèn bật ở những nơi dễ cháy

Điện thoại, bật lửa là những thiết bị cá nhân nhỏ gọn nhiều người thường mang theo mình. Điện thoại đặc biệt bật lửa thường được nam giới đút túi quần túi áo mang theo người. Nhưng khi tới những nơi dễ cháy nhiều thùng xốp, giấy tờ, nơi có nhiệt độ cao thì nên tránh dùng những thiết bị này.

Đặc biệt người dân cũng cần chú ý khi đi xe máy tránh để những vật này trong cốp xe bởi cốp xe nắng lại có bình xăng nên có thể làm tăng nguy cơ cháy nổ…